5 món ngon đậm đà trôi cơm cho cuối tuần mát mẻ
Chắc chắn độ thơm ngon và hấp dẫn của những món ăn này sẽ khiến cả nhà thích thú.
SƯỜN KHO DƯA
Nguyên liệu:
- 1 bát dưa cải muối chua.
- 500-600gr sườn heo.
- 1 củ tỏi - 2 củ hành khô - 1-2 thìa đường - 2 thìa nước mắm - 1 chút bột nêm.
- Ớt sừng, nếu thích ăn cay.
- Muối, tiêu, bột ngọt.
- Dầu ăn.
Cách làm:
Sườn mua về rửa sạch rồi thấm khô, chặt sườn thành các miếng vừa ăn. Bạn có thể chần sườn sơ qua để loại bỏ chất bẩn có trong xương nhé.
Hành khô, tỏi đem bóc vỏ rồi băm nhỏ, ớt sừng thái lát vừa mỏng. Nếu dưa muối chua quá thì bạn nên rửa sơ qua cho dưa bớt chua.
Cho sườn vào âu cùng với muối, bột nêm, bột ngọt, tiêu và đảo đều, ướp 30 phút cho sườn ngấm gia vị.
Bạn đặt chảo hoặc nồi lên bếp rồi cho đường, 1 chút dầu ăn và bật bếp nấu cho nước đường chuyển màu cánh gián thì cho sườn vào xào sơ qua, miếng sườn săn lại mới cho hành tỏi băm vào cùng.
Tiếp theo bạn cho dưa chua, ớt sừng, nước mắm rồi đổ nước xâm xấp mặt sườn. Đậy vung đun cho sườn sôi lên thì hạ lửa liu riu, kho cho sườn rút cạn bớt nước, bạn nếm lại cho vừa khẩu vị gia đình.
Sườn đã mềm là có thể tắt bếp, bạn không nên kho cạn nước mà để lại 1 chút nước sền sệt ăn với cơm thì ngon tuyệt vời. Từng miếng sườn kho dưa đậm đà, nóng hổi lại thơm phức chắc chắn sẽ tốn cơm lắm đây!
MÓNG GIÒ GIẢ CẦY
Nguyên liệu:
- Móng giò, riềng, mẻ, sả, mắm tôm, bột nghệ, gia vị.
Cách làm
- Muốn làm món này ngon, trước tiên khâu chọn móng giò rất quan trọng. Nên chọn móng của con lợn vừa phải. Móng của lợn to quá sẽ bị cứng. Ngoài ra, nên chọn móng của chân giò trước của con lợn do chân trước hoạt động nhiều hơn chân sau vì thế có nhiều gân hơn. Điều đó đồng nghĩa thịt nó mỏng và ít hơn chân sau nhưng hương vị lại có chút tinh thế hơn, thanh hơn, ngọt và hơi giòn nên phù hợp làm món giả cầy.
- Bên cạnh đó, chân giò mua về nên đem đốt cho sém vàng chứ không nên rửa sạch rồi nấu ngay. Việc đốt cho sém như vậy vừa làm chân giò sạch lông hơn, thơm hơn và da cũng giòn hơn. Bạn có thể dùng đèn khò, đốt trên bếp ga, hay bọc giấy vào đốt. Nếu có rơm đốt thì tốt nhất.
- Sau khi đốt xong thì đem móng cạo, rửa lại cho sạch rồi chặt miếng bằng bao diêm.
- Riềng, sả băm nhỏ. Cho vào âu móng giò cùng với thịt cùng mắm tôm, mẻ, chút bột nghệ, chút muối trộn đều. Ướp trong vòng 30 đến 45 phút cho thịt ngấm gia vị. (Lưu ý, tùy khẩu vị mà điều chỉnh gia vị, có người thích cho mật mía, có nơi thì cho thêm tiết, có nơi không cho mẻ...).
- Sau khi ướp xong, cho móng giò vào nồi, bật bếp, đảo cho săn lại. Sau đó cho nước ngập 2/3 mặt móng giò, ninh đến khi chín mềm là xong.
Như vậy đã có nồi giả cầy vừa mềm lại có chút dai dai thơm thơm để thưởng thức cùng cơm hoặc bún rồi!
ĐẬU RIM MẶN NGỌT
Chuẩn bị:
- 4 thanh đậu phụ trứng non hoặc đậu phụ non.
- 1 muỗng canh tinh bột ngô.
- 1 muỗng canh nước tương nhạt 1/2 muỗng nước tương đậm đặc.
- 1 muỗng cà phê dầu hào.
- 1 chút muối, 1 muỗng cà phê đường, 2 tép tỏi băm, hành lá xắt nhỏ, 1 quả ớt thái nhỏ (nếu không ăn cay có thể bỏ ớt).
Cách làm:
Hòa đều các nguyên liệu nước tương nhạt, nước tương đậm đặc, dầu hào, đường, tinh bột, muối, nửa bát con nước trong một bát.
Lưu ý: Bạn có thể điều chỉnh tỉ lệ các nguyên liệu sao cho phù hợp với khẩu vị của gia đình nhé!
Đậu phụ cắt thành các khoanh.
Lăn đậu phụ qua tinh bột để tinh bột bám đều các bề mặt của đậu.
Cho đậu vào chảo có sẵn chút dầu ăn đã đun nóng, chiên vàng hai mặt đậu rồi cho ra đĩa.
Cho ít dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi thêm tỏi, hành lá, ớt vào phi thơm. Sau đó đổ nước sốt đã pha vào, đun sôi.
Sau đó cho đậu đã chiên vào, rim ở lửa nhỏ cho đến khi đậu ngấm đều gia vị.
Rắc hành lá lên rồi cho đậu ra đĩa và thưởng thức với cơm trắng.
Đậu phụ mềm thơm, đậm vị cay mặn ngọt đảm bảo đánh bay cả nồi cơm nhà bạn!
CÁ HẤP
Nguyên liệu:
- 1 con cá rô phi hoặc trắm, vược...
- Ớt e quả.
- 1 nhánh hành lá.
- Nước tương vừa đủ, muối vừa đủ, 1 mẩu cà rốt, 1 mẩu gừng, 1 ít xì dầu, 1 ít giấm thơm, một ít dầu mè.
Cách làm:
Cá mua về mổ và làm sạch nội tạng cá, bỏ màng đen, cắt bỏ đầu cá, không dùng đuôi, vỗ nhẹ vào thân cá, rút gân hai bên. Việc bỏ gân và màng đen sẽ giúp cá đỡ tanh.
Cắt cá thành các lát như trong hình, mỗi lát dày khoảng 7-8 mm, tuy nhiên không làm cho các miếng cá đứt rời. Cắt cà rốt thành những lát hình thoi, cắt ớt thành những khoanh tròn nhỏ, cắt hành lá và gừng thành sợi, một ít hành lá và gừng cắt thành từng lát mỏng.
Cho lượng muối thích hợp và một nước tương vào thân cá và đầu cá đã cắt, thêm nước hành lá và gừng thái sợi (gừng và hành giã nhỏ, thêm ít nước rồi trộn lên vắt lấy nước) vào trộn đều, ướp trong vòng 10 phút.
Sau đó xếp cá lên đĩa sâu lòng. Đun sôi nồi nước, đặt đĩa cá lên xửng, đậy vung lại, hấp cá khoảng 15 phút ở lửa lớn hoặc cho đến khi cá chín. Nói chung tùy vào kích cỡ của mỗi con cá mà thời gian hấp khác nhau.
Làm nước sốt: Đổ nước đã hấp chảy ra từ cá hấp trong đĩa vào nồi, thêm một ít nước tương nhạt, giấm balsamic, dầu mè, đun sôi lên để làm sốt rưới lên cá.
Cho các khoanh ớt, hành lá cắt khúc, hành lá và gừng băm nhỏ vào nấu cùng với nước sốt, nấu thêm 30 giây đến 1 phút. Sau khi nước sốt sôi, rưới lên cá, trang trí các lát ớt và hành lá lên cá rồi thưởng thức! Món cá hấp phải ăn nóng mới ngon.
Cá hấp xì dầu vừa đơn giản, dễ làm, hương vị đậm đà, cách trình bày cá đẹp mắt khiến người khó tính cũng không thể rời mắt.
VỊT KHO GỪNG
Nguyên liệu:
- Lượng thịt vịt vừa đủ (1 nửa con), gừng vừa đủ, 1 bát (bát ăn cơm) cơm rượu, 3 cục nhỏ đường phèn, 3 nước tương, 1 thìa hắc xì dầu, 1 thìa cơm rượu, một ít muối.
Cách làm:
Vịt làm sạch và chặt miếng vừa ăn. Cho vịt, rượu nấu ăn và 2 lát gừng vào nồi nước lạnh, đun cho đến khi nước nổi hết bọt từ máu thừa. Vớt vịt ra, rửa lại với nước ấm.
Gừng rửa sạch, thái lát mỏng càng tốt, lượng gừng tùy theo sở thích.
Đun nóng dầu trong chảo, nếu có dầu mè thì cho dầu mè, khi dầu nóng thì cho gừng thái lát vào xào đến khi hơi vàng và có mùi thơm.
Cho thịt vịt đã chần qua vào, đảo đều trên lửa nhỏ, đảo đến khi thịt vịt hơi sém vàng, để khi kho thịt vịt sẽ thơm và giòn hơn.
Sau khi da vịt săn lại, bắt đầu nêm gia vị. Thêm nước của cơm rượu vào trước, nước tương, hắc xì dầu và đường phèn vào để tạo màu cho vịt.
Không cần thêm nước, cho nốt phần cơm rượu vào, lượng cơm rượu sao cho ngập hết thịt vịt, đậy vung đun nhỏ lửa trong 45 phút. Nói chung thời gian nấu tùy thuộc vào độ dai của vịt, vịt già thì dai hơn nên cần nhiều thời gian hơn. Nếu bạn không thích cho cơm rượu thì chỉ cần cho nước của cơm rượu vào cũng được.
Nấu vịt cho đến khi có độ mềm như ý, nếu còn nhiều nước thì đun trên lửa lớn cho nước sệt lại. Nêm nếm lại gia vị, có thể thêm chút muối cho vừa miệng.
Món vịt kho gừng lại cho thêm cơm rượu vô cùng thơm ngon bổ dưỡng. Thịt mềm, đậm vị, không hề có mùi hôi, ai ăn cũng thích.
Lưu ý:
- Dầu mè rất quan trọng trong món ăn này, tốt nhất là nên có. Gừng thì chia gừng già và gừng non, tốt nhất nên dùng gừng già sẽ giúp vịt có hương vị đậm đà hơn.
- Nếu thích vị đậm hơn của gừng, bạn có thể dùng nhiều hơn, còn nếu không thích thì dùng ít hơn.
- Không lo bị say sau khi ăn món này, vì cơm rượu sẽ bay hơi trong quá trình nấu, chỉ còn lại hương thơm.
Chúc các bạn thành công!
Cà tím xào kiểu này vừa trôi cơm lại thanh nhiệt trong ngày hè
Chỉ vài bước đơn giản, bạn đã có ngay món ăn ngon từ cà tím, vừa đậm đà lại trôi cơm.
Theo phunuvietnam.vn