5 cách đối phó tình trạng 'não cá vàng'

Học ngoại ngữ, nhạc cụ, rèn thói quen ngăn nắp, lối sống lành mạnh giúp bạn đối phó tình trạng trí nhớ già hoá nhanh.

BS. CKII. Phạm Thị Ngọc Quyên – Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, thống kê cho thấy, tỉ lệ hiện mắc của Suy giảm nhận thức nhẹ (Mild Cognitive Impairment (MCI)) khoảng 6% dân số toàn cầu trong độ tuổi từ 60 trở lên và khoảng 37% dân số toàn cầu trong độ tuổi từ 85 trở lên.

Bác sĩ Quyên cho biết hàng ngày có nhiều yếu tố khiến trí nhớ của bạn suy giảm đặc biệt là liên quan lối sống- thể trạng: trình độ giáo dục, thói quen hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng, suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, thói quen ít vận động.

Một số người do mắc các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, đột quỵ, bệnh mạch vành, bệnh lý chuyển hoá (gan, thận, tuyến giáp,..), ngộ độc, bệnh lý viêm nhiễm cũng gây nên tình trạng này.

Khi gặp các dấu hiệu sau, bạn cần tìm tới bác sĩ: Hỏi đi hỏi lại cùng một câu nhiều lần, đi lạc tại một địa điểm bản thân người bệnh biết rõ. Bạn gặp trục trặc khi hiểu một công thức nấu ăn, thường xuyên lẫn lộn về thời gian, tên người, và nơi chốn, bỏ bê chăm sóc bản thân, ăn kém, hành xử không an toàn.

Khi nhận biết các dấu hiệu báo động bất thường về trí nhớ hoặc các lĩnh vực nhận thức khác, hãy nhanh chóng tìm đến các chuyên viên y tế để được tầm soát và đánh giá và có hướng điều trị, theo dõi tích cực.

Bạn nên để ví tiền vào vị trí dễ nhớ.

Để “đối đầu” với tình trạng “não cá vàng”, bác sĩ Quyên khuyến cáo bạn nên thực hiện các cách sau:

Thứ nhất học thêm kĩ năng mới (học ngoại ngữ, chơi một loại nhạc cụ,..).

Thứ hai, lập lịch trình thói quen hàng ngày và áp dụng.

Thứ ba, lập kế hoạch, ghi bảng danh sách, và sử dụng các công cụ nhắc nhở như lịch và sổ ghi chép.

Thứ tư, để ví tiền, chìa khoá, điện thoại, và mắt kính tại cùng một vị trí mỗi ngày.

Thứ năm, giữ cho cơ thể luôn năng động, tham gia các hoạt động cộng đồng, tại các trường học, hoặc nơi tại công sở. Bạn nên dành thời gian trò chuyện cùng bạn bè và gia đình.

Để giảm nguy cơ mắc chứng “não cá vàng”, bác sĩ Quyên khuyến cáo loại bỏ các yếu tố nguy cơ. Khám sức khoẻ định kì giúp phát hiện bệnh lý các hệ cơ quan. Khi phát hiện bị tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn Lipid máu, các bệnh lý nội khoa khác... bệnh nhân nên tuân thủ chế độ điều trị và theo dõi tái khám theo lịch trình để kiểm soát bệnh tốt nhất có thể. 

Người hút thuốc lá cần bỏ thuốc lá, không uống quá nhiều rượu bia, ngủ đủ giấc. Đặc biệt, bác sĩ Quyên cho biết chế độ ăn Địa Trung Hải được ghi nhận có hiệu quả làm giảm nguy cơ suy giảm nhận thức và sa sút trí tuệ, giữ cân nặng ở mức cân đối (chỉ số BMI duy trì trong khoảng 18.5-24.9). Bạn nên thường xuyên tập thể dục thường xuyên (đi bộ nhanh khoảng 40 phút/ ngày, 3 lần mỗi tuần)

Theo bác sĩ Quyên tình trạng “não cá vàng” hay còn gọi là suy giảm nhận thức nhẹ không phải là sa sút trí tuệ, mặc dù suy giảm nhận thức nhẹ có thể là giai đoạn ban đầu của sa sút trí tuệ trong một số trường hợp.

Suy giảm nhận thức nhẹ là tình trạng thay đổi các chức năng nhận thức khi so sánh với nhóm dân số cùng độ tuổi và cùng trình độ văn hoá, nhưng chưa ảnh hưởng đến các hoạt động sống thường nhật.

Suy giảm nhận thức nhẹ được phân thành hai nhóm chính: suy giảm nhận thức nhẹ liên quan trí nhớ (Amnestic MCI) và suy giảm nhận thức nhẹ liên quan các lĩnh vực nhận thức khác (Nonamnestic MCI). Khoảng 20% người bệnh suy giảm nhận thức nhẹ có thể phục hồi tình trạng nhận thức và 45% vẫn duy trì tình trạng suy giảm nhận thức nhẹ mà không tiến triển thêm.

Tiến triển của suy giảm nhận thức nhẹ thay đổi tuỳ theo căn nguyên sinh bệnh và cơ địa người bệnh.

Khánh Chi 

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Nhiều quý ông đi 'tút tát' nhan sắc, nâng ngực, độn mông

Dù không phải người nổi tiếng, nhiều quý ông cũng có nhu cầu "nâng cấp" nhan sắc gương mặt, nâng ngực, độn mông hay hút mỡ bụng, thậm chí một lần làm nhiều dịch vụ.

Ngày càng nhiều người bị đột quỵ, bác sĩ chỉ cách ăn để phòng ngừa

Ngoài một số yếu tố di truyền không thể thay đổi, đột quỵ còn do nhiều tác nhân khác như thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, hút thuốc.

Hai bà cháu tử vong không rõ nguyên nhân, 4 người cùng nhà có triệu chứng lạ

Sau 4 ngày người cháu 2 tuổi bất ngờ tử vong, bà nội cũng có dấu hiệu lạ rồi qua đời. Sở Y tế Bắc Kạn đã vào cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Hé lộ lý do bé trai giống bố nhưng xét nghiệm ADN không phải con ruột

Nghi vợ có tình nhân, người chồng âm thầm xét nghiệm ADN cho 3 con và nhận kết quả bất ngờ về đứa con đầu lòng giống với mình nhất.

Vụ bé 5 tuổi tử vong do ngộ độc: Kế hoạch dang dở của bố mẹ dành cho con

Không khí tang thương bao trùm ngôi nhà cũ ở phường Xuân Hòa, TP Long Khánh (Đồng Nai) sau khi bé T.G.H. qua đời do ngộ độc bánh mì. Bố mẹ bé nước mắt tuôn rơi mỗi khi nhắc đến dự định mà giờ đây không thể thực hiện cho con được nữa.

Đang cập nhật dữ liệu !