5 bà mẹ gây ức chế nhất phim truyền hình Việt: Chuyện mẹ chồng nàng dâu xưa rồi

Dù là phụ hay chính, nhân vật người mẹ lúc nào cũng đóng một vai trò quan trọng trong phim, có thể tạo ra kịch tính và kết thúc kịch tính. Cùng điểm danh 5 gương mặt "mẹ mìn" đã bao phen dân tình phẫn nộ.

Phim truyền hình Việt Nam trong thời gian gần đây thu hút được rất nhiều sự quan tâm của người xem. Nội dung chủ yếu xoay quanh về cuộc sống của các gia đình Việt Nam, cụ thể hơn là mối quan hệ giữa vợ và chồng, giữa mẹ chồng và nàng dâu hay thậm chí là giữa mẹ ruột và con ruột…

Chưa nói đến con dâu hay con ruột, các bà mẹ trong phim Việt thường đóng vai trò tạo ra mâu thuẫn, làm tăng tính hấp dẫn của bộ phim khi khiến người xem hết từ ức chế này đến tức tưởi khác. Và sau đây, chúng ta hãy cùng điểm danh tất cả những bà mẹ đã tạo nên “sóng gió” trong các bộ phim Việt.

1. Bà Lâm trong “Ngược chiều nước mắt"

“Ngược chiều nước mắt” là bộ phim truyền hình có nội dung xoay quanh cuộc sống gia đình của vợ chồng bà Lâm với 3 người con tuy thành đạt trong công việc nhưng lại có cuộc sống hôn nhân trắc trở, gặp nhiều sóng gió.

Hình ảnh bà Lâm (NSND Lan Hương) hiện lên trong phim là một bà mẹ chồng khó tính, lúc nào cũng tìm cách đay nghiến cô con dâu tên Mai (diễn viên Phương Oanh). Đối với bà Lâm, con gái có bầu trước hôn nhân là không chấp nhận được, là hư hỏng. Do đó, ngay từ “thuở bơ vơ với về”, Mai đã không được lòng bà Lâm.

Nếu phim chỉ có như vậy thì không đáng nói, bà Lâm còn luôn nghi ngờ Mai đã mưu mô gài bẫy con trai mình. Không những đối xử lạnh nhạt, bà lúc nào cũng chì chiết nàng dâu tội nghiệp. Vì Mai không kiếm được nhiều tiền, bản thân là người cư xử cảm tính và thiên vị những đứa con có năng lực kinh tế nên bà Lâm ngày một đối xử gay gắt với con dâu hơn, mâu thuẫn trong gia đình không bao giờ chấm dứt. Với vẻ mặt “lạnh như tiền”, bà Lâm xứng đáng là bà mẹ khó ưa nhất màn ảnh Việt mà không con dâu nào muốn chạm mặt.

2. Bà Phương trong “Sống chung với mẹ chồng”

Đúng như cái tên của bộ phim, nội dung của phim truyền hình “Sống chung với mẹ chồng” chủ yếu xoay quanh mâu thuẫn giữa mẹ chồng và nàng dâu. Người Việt Nam ta có câu: “Mẹ chồng nàng dâu/Chủ nhà, người ở yêu nhau bao giờ”, quả thật không sai. Có thể nói, cuộc hôn nhân của Vân (diễn viên Bảo Thanh) và Thanh (diễn viên Anh Dũng) xảy ra mâu thuẫn phần lớn là do bà Phương (NSND Lan Hương) gây ra.

Bà Phương hiện lên là một người mẹ có lối suy nghĩ phong kiến, cổ hủ; lúc nào cũng tỏ ra không hài lòng, khó chịu với cô con dâu Vân vì quan điểm sống khác biệt nhưng lại không thể thông cảm cho nhau.\

Từ những chuyện nhỏ nhặt đến lớn lao, năm lần bảy lượt, bà “làm phiền” đến cuộc sống riêng tư của của vợ chồng con trai của mình; kiểm soát con trai mình mọi thứ mặc dù anh ta đã có vợ, gia đình riêng. Làm cho gia đình con trai mình lục đục thì không nói, bà ta còn khuyên nhủ con trai mình li dị vì “Vợ chỉ là một đứa xa lạ, ở đẩu ở đâu về đây. Không lấy đứa này thì đứa khác nhưng mà mẹ, mẹ chỉ có một thôi”.

Quan niệm “khác máu, tanh lòng” là khi cả hai đều không thực sự xem nhau là người thân, khó hài lòng và bao dung khi đối phương mắc sai lầm. Cũng chính lý do đó, sau bao ngày bị mẹ nhồi nhét tư tưởng tiêu cực vào đầu, Thanh không còn trân trọng vợ nữa, dù không biết đúng sai hay lý do tại sao vợ lại làm như vậy. Có thể nói, nhân vật bà Phương đã để lại ấn tượng mạnh trong lòng người xem với hình ảnh một bà mẹ chồng cổ hủ, khó tính, lúc nào cũng muốn kiểm soát tất cả mọi thứ. Nhiều tình huống của bà mẹ chồng này trong phim đã gây bão mạng xã hội, khiến người xem “tức đến chết”.

3. Bà Mai trong “Gạo nếp gạo tẻ”

Là bản remake từ bộ phim nổi tiếng Wang’s family của Hàn Quốc, Gạo nếp gạo tẻ từng là bộ phim gây bão một thời khi tập phim nào phát sóng trên kênh Youtube cũng đạt triệu lượt xem trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Tuy là một bản remake nhưng nội dung phim rất Việt Nam là xoay quanh những mâu thuẫn, sóng gió trong một đại gia đình nhiều thế hệ. Có thể nói, nhân vật gây cho khán giả “lộn ruột” nhất đó chính là bà Mai (NSND Hồng Vân).

Trong phim, bà Mai hiện lên là một người lúc nào cũng quan tâm đến những điều tủn mủn trong cuộc sống gia đình, là một con người ích kỉ, có những suy nghĩ thực dụng đến đáng sợ. Trong cuộc sống tình cảm gia đình, bà Mai thể hiện trọn vẹn “bên trọng, bên khinh” khi chỉ dành tình cảm cho đứa con gái thứ hai - Hân; còn lại, từ con gái cả cho đến con út, thậm chí là con rể, bà lại thay đổi thái độ một cách chóng mặt, tỏ ra lạnh lùng và đối xử hà khắc.

Chưa nói đến những thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật bà Mai của về sau bộ phim, nhưng NSND Hồng Vân đã thực sự xuất sắc khi thực sự truyền tải đến khán giả một hình ảnh bà Mai toan tính, lúc nào cũng đay nghiến cô con trưởng phúc hậu, mù quáng mà cưng chiều cô con gái thứ hai hư hỏng, ích kỉ với những lỏn tỏn, chì chiết, nanh độc với những điều đáng lẽ ra một nhà giáo về hưu như bà Mai phải thực sự là người thấu tường nhất.

4. Bà Kim trong “Hoa hồng trên ngực trái”

“Hoa hồng trên ngực trái” đang là bộ phim ăn khách của nhà VTV. Ngoài câu chuyện về cuộc sống gia đình Thái - Khuê khiến khán giả “lộn ruột”, người xem còn đặc biệt ấn tượng đến vai diễn bà Kim - mẹ chồng của San.

Tuy chỉ là nhân vật phụ nhưng bà mẹ chồng Kim (NSUT Thanh Quý) cũng đã khiến người xem bao phen “tức đến ói máu” trước những mưu mô, xảo quyệt của một bà mẹ chồng độc ác có phần cực đoan, lúc nào cũng tìm cách hãm hại con dâu San (Diệu Hương).

Từ việc gửi những món quà nặc danh cho con dâu để con trai hiểu lầm vợ mình cho đến việc âm thầm bỏ thuốc tránh thai vào nước ly cam hằng ngày con dâu vẫn uống để cô vô sinh; hay thậm chí là giả bệnh đãng trí để vợ chồng con trai không thể chuyển ra ngoài sống riêng, lấy cơ ăn hiếp con dâu…, bà Kim lúc nào cũng nung nấu ý định muốn đuổi con dâu ra khỏi nhà, muốn con trai mình bỏ vợ một cách “đường đường chính chính”. Chính vì thế, bà Kim xứng đáng góp mặt trong dàn nhân vật mẹ chồng mưu mô nhất màn ảnh Việt.

5. Bà Đại trong “Hoa hồng trên ngực trái”

Trong tất cả những nhân vật hiện hữu trong bộ phim “Hoa hồng trên ngực trái”, có lẽ người khiến khán giả “lộn ruột” đứng ngay sau tên Thái đó chính là bà Đại (NSUT Bích Thủy) - mẹ ruột của Khuê. Những tưởng chỉ có “Mấy đời bánh đúc có xương/ Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”, nhưng không! Qua bộ phim, chúng ta có thể đúc kết thêm một câu nữa: “Mấy đời mẹ ruột mà thương con mình”.

Cuộc sống của Khuê đã qua đủ chán chường và mệt mỏi, bất công và khinh khi. Khi dành hết thanh xuân cho gia đình nhà chồng mà đến cuối cùng, cô chỉ nhận lại sự vô ơn và phản bội.

Chưa đấu trí nổi với con tiểu tam mưu mô, xảo quyệt Trà đã phải trằn trọc suy nghĩ đến việc vá lấp những lỗi lầm của bà mẹ ruột và em trai. Quay lại với bà Đại, chính những việc làm của bà đối với Khuê, người xem tỏ ra bất bình trước những suy nghĩ thiển cận và thực dụng của bà ta.

Tất cả những cuộc gọi đến cho con gái mình, bà ta đều chỉ nhắc đến tiền, tiền và tiền. Chưa bao giờ bà cảm thông và suy nghĩ cho cô con gái lúc nào cũng sống trong “trăm bề khổ” mà chỉ quan tâm đến cậu con trai hư hỏng, chơi bời, lúc nào cũng gây họa cho gia đình.

Thậm chí đến lúc Khuê chấp nhận ly hôn để cứu em trai, dùng hôn nhân của mình để kiếm tiền vá lỗi cho thằng em trai, có dư ra một số tiền, bà ta cũng định cưỡm nốt. Là mẹ ruột, ai đời lại chửi bới con mình về nhà khi bị nhà chồng ngược đãi; là mẹ ruột, ai đời lại đuổi con mình ra khỏi nhà khi nó chẳng còn nơi nào để về ngoài gia đình mình?

Người xem trên mạng xã hội còn viết thêm kịch bản cho bộ phim đang gây sốt này để hả hê cơn tức: Khuê không những chỉ trúng số mà cô còn có mẹ ruột siêu giàu ở nước ngoài và bà Đại chỉ là mẹ nuôi.

Holly
Từ khóa: Chuyện mẹ chồng nàng dâu mẹ đẻ con đẻ

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

"Phố Sách cuối tuần" góp phần nâng cao văn hóa đọc

“Phố Sách cuối tuần” là một sáng kiến, chương trình mới nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố sách, góp phần nâng cao văn hóa đọc của Hà Nội.

Giới trẻ nên đọc sách như thế nào?

Nhiều gợi ý hay về việc đọc sách, văn hóa đọc của giới trẻ đã được chia sẻ tại chương trình giao lưu trong khuôn khổ “Phiên chợ Khuyến đọc” tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh.

Cuốn sách làm rõ vai trò của Thái sư Lưu Cơ trong lịch sử

Cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật biên soạn và phát hành giúp công chúng hiểu rõ hơn vai trò lịch sử của Thái sư Lưu Cơ, những đóng góp của ông với các triều đại Đinh, Tiền Lê và giai đoạn đầu thời Lý.

Thị trường sách nói còn nhiều khó khăn

Thị trường sách nói ở Việt Nam đã từng bước phát triển, song vẫn còn không ít khó khăn, cần sớm được khắc phục để có thêm kênh lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.

Trưng bày sách góp phần phát triển văn hóa đọc và tình đoàn kết Việt - Lào

Chương trình Trưng bày, giới thiệu sách nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào (1962 - 2022) được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức ngày 24/12 tại TP.HCM.

Xây dựng nhiều đầu sách khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường

Định hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng nhiều đầu sách, bộ sách giá trị khơi dậy khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, góp phần tạo ra sức mạnh tinh thần cho Việt Nam bứt phá, vươn lên trở thành nước phát triển.

Đưa thư viện 1.000 cuốn sách và không gian sách 4.0 đến điểm trường vùng cao

Công trình “Thư viện 1000 cuốn sách và không gian sách 4.0” là dự án được xây dựng để duy trì, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, thúc đẩy việc tiếp cận tri thức cho trẻ em vùng sâu, vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn.

Những cuốn sách truyền cảm hứng sống tích cực cho giới trẻ

Bộ ấn phẩm Chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII gồm những cuốn sách lan tỏa và truyền cảm hứng sống tích cực cho cộng đồng, đặc biệt là cho các Đoàn viên, thanh niên, học sinh.

“Cẩm nang” về công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân

Lễ giới thiệu cuốn sách “Tăng cường công tác xây dựng Đảng trong Công an nhân dân theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng” vừa diễn ra sáng 8/12 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !