4 công thức 'chế biến' phim thảm họa của điện ảnh Việt
Không có một văn bản nào quy định phim hành động phải quay như thế nào, phim hài phải quay ra sao… nhưng ở mỗi thể loại phim, người ta có cách làm riêng, tạm gọi là "công thức". Và "
Bằng mọi giá phải làm khán giả cười
Phim hài dễ làm (nhưng khó hay!), dễ hút khán giả, không phải đầu tư lớn nên hầu hết những bộ phim bị báo chí gọi là "
Nội dung phim hài thường đơn giản, chủ yếu khai thác tiếng cười qua những tình huống, song đáng tiếc là các "thảm họa" lại thiên về hài hình thể, kiểu diễn của tấu hài nên hiệu quả kém, phản tác dụng. Vì muốn bằng mọi giá phải lấy được tiếng cười của khán giả nên phim "thảm họa" không tốn công o bế phần kịch bản, cứ có chuyện, có hài là làm tới. Khán giả cũng cười nhưng là cười cho sự ngô nghê, vô lý của những người làm phim.
Đinh Ngọc Diệp (phải) lần đầu tiên đóng hài trong phim Nàng men chàng bóng. |
Gom cả đống sao vào… nồi lẩu
Không khó nhận ra những "
Bộ phim Hello cô Ba gom cả dàn sao ở nhiều lĩnh vực từ ca nhạc đến hài kịch dương uy lực lượng. |
Đông thì vui nhưng khán giả xem phim lại không thấy vui mà cảm giác "ngộp" khi rơi vào một ma trận quá nhiều nhân vật, song nhân vật nào cũng mỏng và hời hợt. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sức hấp dẫn của "nồi lẩu" này vì chính những tên tuổi của làng hài, của sân khấu kịch, của ca sĩ là thỏi nam châm hút khán giả vào rạp.
Đánh nhanh rút gọn
Đặt mục tiêu "ăn khách" nên các "thảm họa" không quá quan tâm đến cái gọi là "chất lượng nghệ thuật" hay "thông điệp cuôc sống". Vì vậy mà đạo diễn chỉ cần làm sao cho phim có thật nhiều tiếng cười, có nhiều cảnh hấp dẫn là được nên ít đầu tư vào các yếu tố khác như âm nhạc, bối cảnh, diễn xuất… Thường thì một bộ phim điện ảnh mất khoảng 3 - 4 tháng quay, thậm chí có khi gần cả năm nhưng với "
Diễn viên Anh Thư từng rất "khổ" khi tham gia
Với thời gian như vậy, khó có thể đòi hỏi cho ra đời một sản phẩm đạt chất lượng cao.
Anh Thư đoán trước kết quả của bộ phim Em hiền như ma sơ vì cách làm phim chụp giật. |
"Nhờ vả" giới truyền thông
Truyền thông là vũ khí cực mạnh trong việc quảng bá một bộ phim trước khi ra mắt. Hầu hết những "
Đến khi phim ra mắt, cũng chính nhờ truyền thông mà các "thảm họa" trở nên "hot" hơn bao giờ hết vì bị… "đập" với hàng hà sa số những bài chê bai. Bởi tâm lý của khán giả vốn tò mò, phim càng bị chê thì càng phải đi xem để "kiểm chứng" tại sao bị chê, bị chê có đúng không. Vậy là nhà sản xuất cứ vô tư hốt bạc. Điển hình như hai phim Hello cô Ba và
Đối với các đạo diễn, diễn viên, chuyện bị báo chí "ném đá" là điều không hay nhưng với nhà sản xuất, đá càng nhiều thì tiền vào túi càng nặng.
Dù bị cho là "siêu thảm họa", bị đập tưng bừng nhưng khán giả vẫn rồng rắn mua vé vào rạp xem Nàng men chàng bóng. |
Tóm lại, muốn làm ra một bộ phim đàng hoàng thì khó, còn để trở thành "thảm họa phim Việt" dường như khá dễ, cứ áp dụng "công thức" trên là nổi tiếng (dù bị chửi), thoải mái hốt bạc. Chỉ đáng buồn là nền điện ảnh Việt Nam vốn đã ốm o gầy mòn, bây giờ có thêm những "thảm họa", không biết sẽ đi đâu về đâu.
ANH DƯƠNG - KHANH KHANH