4 cách đơn giản giúp trẻ thoát khỏi nỗi ám ảnh về thất bại
Trẻ càng lớn, người lớn càng phản ứng gay gắt hơn với những sai lầm của chúng. Kết quả là, một đứa trẻ lớn lên trong nỗi sợ hãi không đạt được kết quả lý tưởng trong bất kỳ hoạt động nào, không muốn chấp nhận rủi ro và cực kỳ sợ mắc sai lầm. Do đó, chúng ta cần biết làm thế nào để giúp một đứa trẻ tránh được số phận như vậy.
Nỗi sợ bị coi là ngu ngốc và thất bại thường không chỉ trói buộc người lớn mà cả trẻ em. Trẻ liên tục được nghe câu chuyện về những điều tốt nhất, thông minh nhất và đúng đắn. Trẻ được bảo rằng cần cố gắng để trở nên giống nhau nhưng chúng chưa hẳn đã được trao đổi về những con đường đầy sai lầm đằng sau những chiến thắng và thành tích.
Sợ sai là điều mà rất nhiều người cầu toàn mắc phải. Một mặt, nỗi sợ mắc lỗi giúp thực hiện cách tiếp cận công việc có trách nhiệm, kiểm tra đi kiểm tra lại mọi thứ nhiều lần. Mặt khác, nó chống lại sự sáng tạo khiến trẻ luôn hồi hộp.
Nếu một đứa trẻ đang tập đi có nỗi sợ hãi này, nó sẽ không bao giờ đi được. Chúng đã thử và lần nào cũng ngã. Nếu một đứa trẻ mắc lỗi trong một tập thể, điều đó gây ra một loạt những điều phiền toái: giáo viên sẽ cho điểm thấp, bạn cùng lớp cười cợt, cha mẹ sẽ bực bội hoặc bị trừng phạt…
Để dẹp bỏ nỗi sợ hãi thất bại, vấn đề quan trọng là cần phải giúp trẻ nắm vững phương châm “học hỏi từ những sai lầm”. Điều đó giúp chúng có thể tìm thấy điều tích cực đã xảy ra do sai lầm, khiến một sai lầm là một trải nghiệm mới, một bước để phát triển. Sau đây là một số phương pháp có thể ngăn chặn nỗi sợ mắc lỗi ở trẻ:
Thể hiện sự ủng hộ
Khi chúng ta sai, điều đó đã không dễ dàng đối với chúng ta và sự chỉ trích thêm là vô ích. Việc cần là ủng hộ và cảm thông với đứa trẻ. Hãy sử dụng kỹ thuật lắng nghe tích cực - phản ánh, đặt tên cho cảm xúc của chúng bằng lời. Tốt hơn là không nên đặt câu hỏi trong khi đứa trẻ đang rất lo lắng. Sau đó, bạn có thể hỏi xem bạn có thể giúp chúng điều gì không.
Giúp đỡ giải quyết tình huống
Mọi thứ không thể tệ được. Trong hầu hết các tình huống, có những mặt tích cực được tìm thấy.
Hãy tìm những điều tốt, hỏi điều gì đã giúp trẻ làm tốt điều đó và đề xuất các tùy chọn về cách sửa lỗi này.
Cho trẻ một cơ hội để sửa chữa
Bạn có thích nhận được một cơ hội thứ hai? Đây là điều rất quan trọng. Giống như khi một đứa trẻ tập viết, trước tiên chúng ta dạy trẻ em viết phấn lên bảng đen, bởi vì một lỗi sai luôn có thể được sửa chữa đơn giản bằng cách xóa phấn khỏi bảng đen.
Không sợ mắc lỗi
Đứa trẻ không cần cha mẹ và giáo viên quá “hoàn hảo”. Chúng cần những người sống thực sự xung quanh với những ưu điểm và nhược điểm. Trẻ em không chỉ học hỏi từ kinh nghiệm của chúng, mà còn sao chép hành vi của người lớn.
Phân tích, thảo luận với trẻ về những gì sai lầm đã dạy cho bạn và làm thế nào để đảm bảo rằng nó không xảy ra lần nữa. Kể cả một người trưởng thành sợ phạm sai lầm rất có thể sẽ quyết định rằng mình sẽ không bao giờ có thể làm lại điều đó một lần nữa.
Hạ Thảo (theo Gazeta)