2 năm thay đổi số phận cô gái Mông trong nhà 'người dưng' Hà Nội

Tưởng chừng phải bỏ dở ước mơ học hành, nhưng những người tốt đã giúp Sùng Thị Chấu viết tiếp ước mơ chinh phục tri thức, thay đổi cuộc đời. Tấm bằng đại học đang đến gần với Chấu hơn bao giờ hết.

Sùng Thị Chấu, sinh năm 1999 là cô bé người Mông, sinh ra và lớn lên ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Chấu là con thứ 5 trong gia đình có 10 anh chị em.

Cái nghèo bám riết lấy gia đình em năm này qua năm khác. ‘Quê em chỉ toàn đất đá, không trồng được lúa. Bố mẹ em chỉ trồng ngô, nuôi 1 con bò, vài con lợn, mấy con gà’ - Chấu kể.

4 anh chị trên Chấu đều đã lập gia đình, 5 đứa em bên dưới đều đang tuổi đi học. Chấu nói, 'mặc dù bây giờ nhà em vẫn thuộc diện hộ nghèo nhưng còn đỡ khổ hơn ngày xưa, khi mà bữa ăn chỉ toàn là mèn mén'.

Nhà Chấu nghèo đến mức tất cả các con đều được bố mẹ cho đi học để được nhà nước nuôi, còn nếu ở nhà thì không có cái gì mà ăn.

Thế nhưng, ở thôn bản em, trẻ con cứ học hết lớp 9 là về nhà lấy vợ, lấy chồng. Việc Chấu học lên đến cấp 3 là quá nhiều. Cả thôn chỉ có 1, 2 gia đình cho con học đến cấp 3. Vì thế mà việc đi học đại học trên Hà Nội là ước mơ quá xa vời với em. 

2 năm thay đổi số phận cô gái Mông trong nhà 'người dưng' Hà Nội
Chấu chụp cùng mẹ và các em trong dịp về quê ăn Tết năm nay. Ảnh: NVCC

Chấu kể, em rất may mắn khi đỗ vào được trường THCS & THPT nội trú Yên Minh - một ngôi trường giàu truyền thống học tập, có các thầy cô vô cùng tận tâm, nhiệt huyết.

‘Năm mới vào trường, em thấy các anh chị đi trước lên nhận bằng khen. Lúc ấy, em ngưỡng mộ các anh chị vô cùng, chỉ biết tự nhủ rằng sẽ cố gắng thật nhiều để cũng được như thế’.

Nhờ nỗ lực tự thân cộng với sự tận tình chỉ bảo của các thầy cô, năm lớp 12, Chấu đạt giải Ba kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý. Tương lai của em cũng từ đây được mở ra.

Trong dịp chào mừng trường đạt chuẩn quốc gia, Chấu được chọn là đại diện học sinh lên phát biểu. Hôm ấy, một phóng viên của báo Hà Giang đã đến hỏi chuyện và hiểu được hoàn cảnh của Chấu.

‘Anh Tuấn phóng viên đã hỏi em sau này có muốn học tiếp đại học không? Em nói, em muốn đi học nhưng hoàn cảnh gia đình khó khăn, chắc em phải bỏ dở ước mơ đó.

Thấy vậy, anh Tuấn đã liên hệ với đoàn thiện nguyện của cô Ánh Tuyết nhờ giúp đỡ. Sau đó, cả đoàn đã về trường em và về thăm gia đình em một lần nữa’.

Sau chuyến gặp gỡ đó, đoàn từ thiện của cô Ánh Tuyết hứa với Chấu rằng, nếu em đỗ điểm cao vào nguyện vọng 1, cả đoàn sẽ nhận nuôi em ăn học 4 năm ở Hà Nội.

Không bỏ lỡ cơ hội, Chấu nỗ lực học tập ngày đêm và nhận kết quả đỗ ĐH Luật Hà Nội với số điểm 28,5. 

2 năm thay đổi số phận cô gái Mông trong nhà 'người dưng' Hà Nội
Chấu (bên Phải) chụp cùng bố trong dịp Tết 2019. Ảnh: NVCC

Giữ đúng lời hứa, đoàn thiện nguyện của cô Ánh Tuyết đưa em lên Hà Nội, lo mọi thủ tục nhập học, ổn định chỗ ở cho Chấu.

‘Cô Tuyết là người đỡ đầu em nhưng nhà cô Tuyết ở xa, vì thế các cô chú chọn cho em ở nhà cô Nhàn và được cô Nhàn nuôi ăn học đến bây giờ’.

Nói về gia đình cô Nhàn, Chấu xúc động: ‘Em mang ơn gia đình cô nhiều lắm. Nhiều khi em cảm thấy áy náy vì không biết lấy gì đền đáp tấm lòng của cô chú, các anh chị đã coi em như người nhà. Không chỉ nuôi ăn học, cô còn là người chia sẻ và dạy bảo em nhiều điều. Em làm sai thì cô chỉ dạy, em làm đúng thì được cô khen. Em cảm thấy mình rất may mắn khi được sống cùng gia đình cô’.

Cuộc sống ở Hà Nội thực sự như một giấc mơ với Chấu. ‘Ở quê em, không khí rất yên bình, không có nhiều nhà, nhiều xe như Hà Nội. Nhưng khác biệt nhất với em vẫn là bữa cơm. Ngày lễ Tết ở quê em cũng không có bữa cơm đầy đủ như bữa cơm hằng ngày ở Hà Nội. Những bữa cơm ở gia đình cô rất quý với em’.

2 năm thay đổi số phận cô gái Mông trong nhà 'người dưng' Hà Nội
Chấu hiện tại đã mạnh dạn hơn nhiều sau 2 năm thích nghi với cuộc sống ở Hà Nội. Ảnh: NVCC

Hiện tại, hằng ngày Chấu đi xe buýt từ nhà cô Nhàn ở Thanh Trì đến trường. Những hôm phải học 2 buổi thì học xong tiết buổi sáng, em vào thư viện học bài đợi đến buổi chiều học tiếp.

Khi được hỏi về dự tính cho tương lai, Chấu nói em mới chỉ nghĩ đến tương lai gần. Em muốn sang năm thứ 3 sẽ đi thực tập và giao tiếp xã hội nhiều hơn để dạn dĩ và tự tin cho công việc sau này.

Chia sẻ với VietNamNet, cô Ngô Thị Nhàn - người đang nuôi Chấu ăn học - cho biết, việc chọn nuôi một bạn sinh viên nghèo học giỏi là ý tưởng của đoàn thiện nguyện do cô Ánh Tuyết đứng đầu và cô Nhàn là một thành viên trong đó.

‘Ban đầu, mọi người chỉ định đưa Chấu lên Hà Nội, tìm cho con chỗ ở và cho con tiền ăn học hàng tháng. Nhưng sau đó, chúng tôi thấy con bé lúc ấy vẫn còn rất ngờ nghệch, non nớt, nên tôi quyết định đưa về nhà tôi ăn ở’.

Các thành viên trong gia đình cô Nhàn vì đã rất quen với công việc thiện nguyện mà cô tham gia nên rất thoải mái và chào đón Chấu. 

Cô Nhàn chia sẻ, sau 2 năm sống ở Hà Nội, Chấu đã mạnh dạn hơn nhiều nhưng vẫn giữ được tính cách hiền lành, chăm chỉ.

‘Từ khi về đây ở với gia đình, Chấu chưa làm gì khiến tôi phải bận lòng. Tôi cũng có một đứa con gái bằng tuổi Chấu và tôi coi cháu như con của mình’.

2 năm thay đổi số phận cô gái Mông trong nhà 'người dưng' Hà Nội
Cô Ngô Thị Nhàn - người nhận nuôi Chấu ăn học. Ảnh: NVCC

Tết vừa rồi, khi Chấu về thăm nhà, gia đình cô Nhàn cũng chuẩn bị rất đầy đủ từ chai nước mắm, lọ dầu ăn, quà bánh cùng một chút tiền để Chấu mang về phụ giúp bố mẹ lo một cái Tết đầy đủ cho các em. 

Chấu nói, cuộc sống của em bây giờ khác ngày xưa nhiều lắm. Em chỉ muốn tập trung học tập và lo cho tương lai tươi sáng đang đợi mình.

Phương Thảo

Khán giả 'xoắn não' vì màn kết hợp mới của Hồng Diễm và Phương Oanh, Thu Quỳnh

Trong phim 'VFC ngoại truyện' sắp phát sóng, khán giả 'xoắn não' vì các nhân vật trong 'Quỳnh búp bê', 'Hương vị tình thân', 'Trạm cứu hộ trái tim' với Hồng Diễm, Phương Oanh, Thu Quỳnh cùng xuất hiện.

Nhận cuộc gọi từ quê, tôi bần thần nhớ ngoại, tiếc những ngày mải mê kiếm tiền

Mỗi lần về quê dịp 30/4, ngoại thường nấu cho mấy đứa cháu món canh cá lóc nấu chua chuẩn vị Nam bộ. Giờ hình ảnh ngoại lui cui trong chái bếp đã thành quá khứ.

Chuyện thoát 'cơn bĩ cực' nhờ được vay 100 triệu đồng của người bán rau

Chị bán rau ở chợ Văn Thánh (TP.HCM) chia sẻ, dù hợp đồng vay 100 triệu là 10 năm, nhưng sau 3-4 tháng đầu tư có thu nhập, chị sẽ cố gắng trả nợ trong 5 năm và xin ra khỏi hộ nghèo, nhường suất cho những người không may mắn khác.

3 con gái lấy chồng xa, mẹ nuôi đàn gà chỉ mong con cháu về nghỉ lễ

Mới sớm, mẹ đã gọi điện hỏi xem dịp lễ này con có về quê ngoại. Chưa kịp trả lời đã thấy mẹ sụt sùi, giọng nghẹn lại, con cũng cứ thế nước mắt tuôn rơi.

Nữ DJ miền Tây mặc áo dài chơi nhạc gây sốt, kể góc khuất "sống về đêm"

DJ Tina Thảo thường được chú ý bởi hình ảnh mặc áo dài, áo bà ba trong những buổi diễn sôi động. Cô gái gốc Cà Mau cho biết đây là cách cô tạo dấu ấn riêng, bất chấp những tranh cãi.

Câu nói xót xa của cô gái sau hành trình thoát khỏi kẻ buôn người

Hầu hết các nạn nhân của mua bán người, sau khi được giải cứu, đều khá ổn về mặt tâm lý trong vòng 1-3 tháng đầu. Nhưng sau khoảng thời gian này, một số vấn đề ở họ bắt đầu nảy sinh.

Nữ tiến sĩ kể chuyện bị quấy rối và cách vượt lên nỗi đau, giúp người cùng cảnh

Bà Hồng bị quấy rối từ rất sớm. Trong hầu hết những tình huống bị quấy rối, chỉ có một mình bà đối diện với kẻ thực hiện hành vi.

Cao Thái Hà tuổi 34 vui sống độc thân, yêu hết mình nhưng thích tự do

Đi qua nhiều thăng trầm, Cao Thái Hà tận hưởng cuộc sống tích cực, lạc quan. Nữ diễn viên thích yêu nhưng không đặt giới hạn tuổi tác cho việc kết hôn.

Cú liều lúc nửa đêm cứu chàng trai Sơn La khỏi 'sào huyệt' của kẻ buôn người

H. được rủ sang Campuchia làm công việc nhẹ nhàng, lương tháng 10-15 triệu đồng. Nhưng chỉ vài ngày sau khi nhận việc, H. nhận ra mình đang ở trong ''sào huyệt'' của những kẻ buôn người.

Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai ‘giống chân giò quá vậy’

Có những lần sếp nói những câu làm tôi chỉ muốn òa khóc. Sếp nhìn chòng chọc vào người tôi, rồi chê bai “sao giống chân giò quá vậy?”.

Đang cập nhật dữ liệu !