10 tháng đầu năm 2022, Nghệ An xảy ra 132 vụ TNGT, gần 180 thương vong

10 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra 132 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm chết 85 người, 92 người bị thương, hàng trăm phương tiện bị hư hỏng.

Báo động TNGT đường bộ

Theo báo cáo của UBND tỉnh Nghệ An, trong 10 tháng đầu năm 2022 (từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/10/2022), trên địa bàn xảy ra 132 vụ tai nạn giao thông, làm chết 85 người, bị thương 92 người, hư hỏng 100 xe ô tô, 109 xe mô tô, 06 xe máy điện, 12 phương tiện khác. So với 10 tháng đầu năm 2021, giảm 2 vụ (=1,5%), giảm 8 người chết (=8,6%), giảm 4 người bị thương (=4,2%) So với 10 tháng đầu năm 2019 (thời điểm trước dịch bệnh Covid-19) giảm 77 vụ, giảm 46 người chết, giảm 54 người bị thương.

10 tháng đầu năm 2022, Nghệ An xảy ra 132 vụ TNGT, làm chết 85 người, 92 người bị thương. 

Trong đó tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 126 vụ làm 82 người chết, 88 người bị thương; 222 xe ô tô, mô tô, xe máy điện và các phương tiện khác bị hư hỏng. Tai nạn giao thông đường sắt xảy ra 6 vụ, làm chết 3 người, bị thương 4 người, 5 xe ô tô, mô tô và phương tiện khác bị hư hỏng…

Thị xã Hoàng Mai, huyện Quế Phong là 2 địa phương tai nạn giao thông tăng cả 3 tiêu chí (số vụ, số người chết, số người bị thương) so với cùng kỳ năm 2021. Các huyện Nghi Lộc, Đô Lương, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Hưng Nguyên tăng 2/3 tiêu chí (số vụ, số người chết hoặc bị thương) so với cùng kỳ năm 2021.

Công an tỉnh Nghệ An đã tổ chức 23.729 ca tuần tra kiểm soát (TTKS) giao thông với 112.233 lượt cán bộ chiến sỹ tham gia; phát hiện, lập biên bản hành chính về TTATGT 61.664 trường hợp, ra quyết định xử phạt 54.922 trường hợp, chuyển Kho bạc Nhà nước thu gần 80 tỷ đồng.

Thanh tra Sở GTVT Nghệ An đã xử lý gần 1.900 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải.

Các lỗi vi phạm chủ yếu như: Người ngồi trên xe mô tô, xe máy khi tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, không có giấy phép lái xe, sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, xe chở quá tải, quá khổ, tự ý thay đổi kích thước thành thùng xe, sử dụng ma túy…

Ngoài ra, thanh tra Sở GTVT Nghệ An đã phối hợp với Công an các huyện, thành phố, thị xã đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT), tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, tập trung xử lý vi phạm trọng lĩnh vực vận tải, kết cấu hạ tầng giao thông, hành lang ATGT. Qua kiểm tra, đã xử lý gần 1.900 tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực vận tải, xử phạt nộp Kho bạc Nhà nước số tiền 6,5 tỷ đồng. Tước quyền sử dụng có thời hạn Giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghê, giấy tờ phương tiện đối với 569 tổ chức, cá nhân có liên quan.

Mặc dù đã có quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo địa bàn, lĩnh vực cụ thể nhưng một số ngành, thành viên chưa chú trọng, chưa làm hết trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc nhiệm vụ bảo đảm TTATGT.

Ý thức tự giác chấp hành pháp luật về ATGT của người tham gia giao thông còn hạn chế, nhất là thanh, thiếu niên. Việc xử lý vi phạm về TTATGT của các lực lượng chức năng chưa đủ mạnh, một số hành vi vi phạm TTATGT còn diễn ra phổ biến…

Tăng cường đổi mới tuyên truyền

Trong thời gian qua, các cơ quan chức năng ở Nghệ An đã đổi mới các hình thức tuyên truyền, chú trọng tuyên truyền trực quan hiệu quả; lắp đặt biển Led tuyên truyền ATGT tại ga Vinh; cấp phát 1.000 sách Nghị định 08/2021/NĐ-CP ngày 28/01/2021 của Chính phủ về quản lý hoạt động đường thủy nội địa; 5.000 bút gắn tờ rơi về tiêu chí “Văn hóa giao thông”; gần 4.000 bút gắn tờ rơi tuyên truyền các quy định pháp luật về TTATGT khi đi xe máy, xe đạp điện cho học sinh; 1.500 móc khóa gắn nội dung tuyên truyền về “Văn hóa giao thông”…; Tổ chức các chương trình tuyên truyền sâu rộng, phù hợp với các đối tượng, cụ thể: “Sinh viên với văn hóa giao thông”, “An toàn giao thông cho học sinh đến trường”, “Thanh niên với văn hóa giao thông”…

Tổ chức tuyên truyền về TTATGT cho học sinh trên địa bàn.

Để đảm bảo TTATGT trong thời gian tới, đặc biệt đợt cao điểm Tết dương lịch, Tết Nguyên đán 2023; tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo tăng cường đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT qua các chương trình tuyên truyền, các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội phù hợp với từng đối tượng.

Hoàn thành bàn giao cho địa phương pano tuyên truyền về quản lý hành lang ATGT để gắn trong Nhà văn hóa cấp xóm. Kết hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên tuyền pháp luật về TTATGT và công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, Công an tỉnh Nghệ An chỉ đạo lực lượng CSGT trong toàn tỉnh tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Mở các đợt cao điểm ra quân tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về TTATGT, tập trung xử lý các vi phạm là nguyên nhân chính gây ra TNGT như: Vi phạm tốc độ, phóng nhanh vượt ẩu, vi phạm của xe buýt, xe khách, vi phạm về tải trọng phương tiện, xe cơi nới kích thước thành thùng…

Đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông trọng điểm, các tuyến giao thông huyết mạch; tổ chức lực lượng tập trung giải tỏa hành lang ATGT, vỉa hè đô thị; tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động vận tải… để đảm bảo ATGT trên địa bàn.

Tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường trên địa bàn; các điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT được quan tâm, xử lý để phục vụ đi lại thuận lợi và an toàn cho người dân.

Việt Hòa

Tai nạn trên cao tốc: Giữ nguyên hiện trường đâu phải đứng giữa đường cãi vã

Vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bột phát từ va chạm nhỏ giữa xe bán tải và ô tô khách, sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không có chuyện để cả xe và hành khách ở làn đường 120km/h rồi tranh cãi phải trái.

Đi trên cao tốc như 'đường làng': Vô tư đỗ xe ở làn 120km/h để cãi vã

Theo đại diện Cục CSGT (Bộ Công an), từ các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường cao tốc thời gian gần đây cho thấy, một bộ phận tài xế đang thiếu kỹ năng khi điều khiển phương tiện.

Loạt dự án giao thông trọng điểm 'treo' hàng thập kỷ ở TP.HCM sẽ sớm hồi sinh?

Loạt dự án khơi thông các cửa ngõ ở TP.HCM bị treo hàng thập kỷ sẽ sớm triển khai nhờ cơ chế đầu tư theo hình thức BOT, thông qua 'đòn bẩy' Nghị quyết 98.

Nhiều ĐBQH vẫn băn khoăn với đề xuất nồng độ cồn bằng 0

Các đại biểu Quốc hội tiếp tục băn khoăn về quy định cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn. Một số đại biểu còn chỉ ra không uống rượu có người vẫn có nồng độ cồn.

Hà Nội đề xuất thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, có khả thi?

Sở GTVT Hà Nội đề xuất triển khai thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2027, nhưng một số ý kiến cho rằng khi hệ thống giao thông công cộng không đủ mạnh, người dân ít có lựa chọn.

Lạnh gáy với ‘quái xế thông chốt' Cảnh sát 141

Tại các điểm Cảnh sát 141 (Công an Hà Nội) làm nhiệm vụ gần đây có tình trạng nhiều "quái xế" rất liều lĩnh, tụ tập, lạng lách, chạy xe tốc độ cao, tìm cách thông chốt.

Cấm tuyệt đối hay đặt ngưỡng để xử lý vi phạm nồng độ cồn?

Liên quan đến quy định cấm tuyệt đối người “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” tại dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, hiện vẫn còn 2 quan điểm khác nhau.

Cấm người có nồng độ cồn lái xe, tài xế lo uống rượu sau 1 đêm vẫn 'dính phạt'

Theo PGS. TS. Phạm Việt Cường, về nguyên tắc lượng cồn trong cơ thể sẽ phân hủy hết sau khoảng 6 - 8 giờ. Vậy nên người uống rượu, bia từ tối hôm trước mà sáng hôm sau vẫn có thể bị phạt vi phạm nồng độ cồn thì chứng tỏ người đó uống rất nhiều.

Thay đổi tốc độ tối đa trên nhiều tuyến cao tốc ngay trong quý 1/2024

Các tuyến cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Mai Sơn - QL45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, QL45 - Nghi Sơn… đủ điều kiện nâng tốc độ lên 90km/h.

Cảnh sát 141 hóa trang bắt giữ nhóm thanh niên mang gậy 3 khúc đi 'diễu phố'

Quá trình tuần tra kiểm soát tại đường Trần Phú (quận Hà Đông, Hà Nội), Tổ Cảnh sát hóa trang Y9/141 đã bắt giữ nhóm thanh niên đi xe không biển số, lạng lách đánh võng và tàng trữ gậy 3 khúc.

Đang cập nhật dữ liệu !