10 năm thi hành Luật Phòng chống BLGĐ: Giảm về số vụ, tăng mức độ nghiêm trọng

Sau 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ), nhìn chung tình hình BLGĐ có xu hướng giảm về số vụ, năm sau thấp hơn năm trước, tuy nhiên trên thực tế, BLGĐ vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp và mức độ ngày càng nghiêm trọng.

Ảnh minh họa

Gần 80% số vụ ly hôn có nguyên nhân từ BLGĐ

Theo báo cáo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), trong giai đoạn từ 2008 đến 2011, cả nước đã xảy ra 152.873 vụ BLGĐ. Giai đoạn từ 2012 đến hết 2017 xảy ra 139.395 vụ bạo lực gia đình. Tổng hợp số liệu các vụ BLGĐ từ năm 2008-2017 có khoảng 292.268 vụ BLGĐ, tính trung bình mỗi năm có 36.534 vụ BLGĐ.

Còn thống kê từ TAND các cấp cho thấy, trong 10 năm qua (2008-2018) có 1.384.660 vụ án ly hôn được tòa án giải quyết, trong đó có 1.066.767 vụ xuất phát từ nguyên nhân BLGĐ như bị đánh đập, ngược đãi; vợ hoặc chồng nghiện ma túy, rượu chè, cờ bạc; ngoại tình (chiếm 76,6% các vụ án ly hôn).

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Nguyễn Ngọc Thiện, bạo lực gia đình (BLGĐ) đã làm tổn hại tinh thần, ảnh hưởng tới kinh tế và năng suất lao động.  Thống kê và các nghiên cứu về BLGĐ đối với phụ nữ ở Việt Nam cho thấy, có tới 58% phụ nữ đã kết hôn cho biết họ từng phải trải qua ít nhất một trong 3 hình thức BLGĐ; gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ BLGĐ.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, 10 năm qua, công tác phòng, chống BLGĐ đã nhận được sự ủng hộ, hợp tác, hỗ trợ và phối hợp tích cực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân từ trung ương tới cơ sở nên đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Hiểu biết và nhận thức của người dân và toàn xã hội đã được nâng lên, hành vi BLGĐ được nhận diện và từng bước giải quyết theo quy định của pháp luật.

Theo đó, kết quả nổi bật sau 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống BLGĐ, đó là nhìn chung tình hình BLGĐ có xu hướng giảm về số vụ, năm sau thấp hơn năm trước. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện, trên thực tế, BLGĐ vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp và mức độ ngày càng nghiêm trọng, cho thấy vẫn còn những hạn chế, bất cập và khó khăn trong quá trình triển khai, thi hành pháp luật.

Theo kết quả 10 năm triển khai thi hành Luật Phòng, chống BLGĐ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cho thấy, mặc dù tình trạng BLGĐ ở tỉnh có xu hướng giảm nhưng vẫn còn tiền ẩn nhiều nguy cơ, mức độ và hậu quả của các vụ việc BLGĐ có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, số nạn nhân là phụ nữ và trẻ em chiếm tỷ lệ cao. Theo thống kê của tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2008 - 2018, toàn tỉnh đã xảy 9.449 vụ việc bạo lực gia đình trong đó có hơn 70% nạn nhân là phụ nữ. 

Đặc biệt ở TP.HCM, theo báo cáo Sở Văn hóa và Thể thao TP, 10 năm qua, mặc dù số vụ BLGĐ trên địa bàn TP giảm nhưng lại xảy ra những vụ có tính chất rất nghiêm trọng, trong đó phải kể đến, nhiều nạn nhân bị BLGĐ dẫn đến tàn tật vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Số liệu tổng kết trong 10 năm cho thấy, từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2018, toàn TP.HCM xảy ra gần 1.877 vụ BLGĐ. Trong gần 2.000 vụ BLGĐ đó thì có hơn 61% bạo lực thể chất, gần 31% về tinh thần, gần 7% về kinh tế và hơn 1% về tình dục. Đặc biệt, nạn nhân nữ trong các vụ BLGĐ chiếm 86%.

Tuy nhiên, đại diện của Bộ VHTTDL cũng cho rằng, con số tổng hợp chưa thể nói được đầy đủ về thực trạng BLGĐ hiện nay. So sánh số liệu báo cáo từ các ngành cho thấy, vẫn còn một khoảng cách rất lớn giữa các ngành khi tổng hợp thông tin về BLGĐ.

Phòng chống BLGĐ là hành động cần thiết để bảo vệ quyền con người

Tại hội thảo khoa học 10 năm thi hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình do Bộ VHTTDL vừa tổ chức mới đây, TS. Trần Tuyết Anh – Vụ trưởng Vụ Gia đình (Bộ VHTTDL) cho biết, tổng hợp số liệu về các vụ BLGĐ cho thấy, BLGĐ thường bị che giấu đằng sau "cánh cửa mỗi gia đình”. Và nạn nhân của BLGĐ chủ yếu vẫn là phụ nữ và trẻ em ở cả nông thôn và thành thị. Một trong những nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên là do các quy định của pháp luật về phòng, chống BLGĐ còn nhiều bất cập, cụ thể như quy định về hành vi bạo lực gia đình...

“Một số quy định còn quá chung chung và không đầy đủ; nhất là quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong phòng, chống BLGĐ còn chung chung và không đề ra cơ chế cho việc thực thi trên thực tế; thiếu quy định về biện pháp xử lý cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống BLGĐ…”, TS. Trần Thị Tuyết nói.

Tại hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng, chống BLGĐ (2008 - 2018) do Bộ VHTTDL tổ chức ngày 12/12, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, phát triển văn hóa con người là lĩnh vực rất rộng và cũng rất khó. Hầu hết các hoạt động đều liên quan đến hai lĩnh vực, một là tuyên truyền vận động người dân tự giác, thứ hai là luật pháp hóa điều chỉnh hành vi của con người.

“Việc phòng chống BLGĐ rất quan trọng, nằm trong tổng thể xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng con người, và đây là hành động cần thiết để bảo vệ quyền con người, bảo vệ trẻ em. Vấn đề bạo lực gia đình không mới nhưng lần đầu tiên chúng ta thấy những hành vi từ trước đến nay coi là thói quen sinh hoạt, là riêng tư, đạo đức được luật hóa. Luật hóa nghe qua có vẻ đơn giản nhưng thực chất là đưa những hành vi ấy vào quy định, là hành vi vi phạm pháp luật." - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định.

Luật PCBLGĐ được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2008 nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất để bảo vệ quyền và lợi ích của các thành viên trong gia đình, góp phần củng cố và xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Luật quy định về phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong PCBLGĐ và xử lý vi phạm pháp luật về PCBLGĐ. Sau 10 năm triển khai, thi hành Luật, việc rà soát đánh giá kết quả nhằm làm rõ những thuận lợi và khó khăn là hết sức cần thiết.

Hải Yến

Nhiều tư liệu quý hiếm khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bộ sách gồm 6 cuốn với nhiều tư liệu quý khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam vừa được Nhà xuất bản TT&TT giới thiệu nhân dịp kỷ niệm 35 năm sự kiện Gạc Ma (14/3/1988-14/3/2023).

Điều khoản 'cấm' tiết lộ với người đòi tiền 'gửi tiết kiệm thành mua bảo hiểm'

Trong khi nhiều khách hàng gửi tiết kiệm ngân hàng bị biến thành hợp đồng mua bảo hiểm nhân thọ Manulife vẫn chật vật đi đòi tiền, có một số người đã được trả lại tiền nhưng buộc phải ký cam kết không được tiết lộ với bên thứ ba.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO

Ngày 8/1, Học viện Nông nghiệp Việt Nam ra mắt 6 phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO 17025:2017 với hàng trăm chỉ tiêu phân tích đạt chứng nhận Vilas.

Chạy bộ tiếp sức xuyên Việt gây quỹ phẫu thuật nụ cười trẻ em

Một nhóm các VĐV chạy bộ phong trào gồm 10 người đang thực hiện chạy bộ xuyên Việt từ cột cờ Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau với mục đích gây quỹ phẫu thuật nụ cười, đồng hành cùng Tổ chức Phẫu thuật nụ cười (Operation Smile).

Ba bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành năm 2022 của NHNN

Tại Hội nghị Chính phủ với địa phương diễn ra hôm 03/01/2023, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra trong thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ năm 2022.

Chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô

Tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương năm 2022, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng khẳng định quan điểm điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.

Hỗ trợ 28 địa phương khắc phục hậu quả thiên tai

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 1661/QĐ-TTg ngày 31/12/2022 hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

Cậu sinh viên có duyên với những tủ sách thiện nguyện

Những ngày đầu một mình đạp xe đi gom sách ủng hộ, Thái Hải Đăng, cậu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chẳng dám nghĩ hành trình “Sách đến tay em” lại có thể kéo dài và được nhiều người ủng hộ như bây giờ.

Năm 2022, đội tàu cá ở Đà Nẵng khai thác đạt trên 33.000 tấn tổng sản lượng

Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết trên biển phức tạp, chi phí chuyến biển tăng cao…nhưng sản lượng khai thác thuỷ sản của Đà Nẵng vẫn đạt trên 33.000 tấn.

Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu từ ngày 1/1/2023

Từ 1/1/2023, thuế bảo vệ môi trường với xăng là 2.000 đồng một lít, các mặt hàng dầu (trừ dầu hoả) và mỡ nhờn là 1.000 đồng, theo Nghị quyết vừa được thông qua.

Đang cập nhật dữ liệu !