1 ca tử vong do ngộ độc Methanol, cách nào phòng ngừa?

Uống rượu không rõ nguồn gốc với thịt chó cùng 3 người bạn khác trong phòng trọ, sau uống 1 ngày, người đàn ông mất ý thức, dù được cấp cứu tích cực nhưng đã không qua khỏi...

 

{keywords}
BS Nguyễn Trung Nguyên kiểm tra cho bệnh nhân ngộ độc rượu 

1 người tử vong, 3 người may mắn thoát cơn nguy hiểm

Ghi nhận tại Tung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, thời gian gần đây tình trạng ngộ độc cồn công nghiệp methanol lại có chiều hướng gia tăng. Riêng trong tháng 10/2020, đã có 18 trường hợp ngộ độc methanol được xác nhận tại Trung tâm này. Phần lớn các ca bệnh đều nặng và rất nhiều trường hợp đã tử vong.

Gần đây nhất là trường hợp nam bệnh nhân 32 tuổi nhập viện ngày 3/11 được chẩn đoán ngộ độc cồn công nghiệp methanol từ tuyến dưới chuyển lên.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, đồng tử giãn, glasgow 7 điểm, huyết áp tụt. Xét nghiệm cho thấy nồng độ methanol trong máu rất cao 141mg/dL, nhiễm toan chuyển hóa nặng. Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân hiện có tổn thương não rất nặng, mặc dù đã được giải độc và cấp cứu theo phác đồ nhưng bệnh nhân đến viện muộn nên tiên lượng dè dặt.

Trước tình trạng bệnh tình, gia đình đã xin về nhà tử vong. 

Theo lời kể của người nhà, 3 ngày trước đó bệnh nhân có mua rượu cùng thịt chó về ăn uống cùng 3 người bạn khác cùng phòng trọ, Rượu được mua ở một cửa hàng tạp hóa, không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ.

Sau uống 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau đầu, nhìn mờ, mất ý thức (nói nhảm, gọi hỏi không thưa).

Tin mới nhất chúng tôi nhận được, các cơ quan chức năng đã xác định được loại rượu bệnh nhân uống. Loại rượu bệnh nhân đã uống sau đó được y tế địa phương thông tin lại là: loại rượu đóng can nhựa 30 lít, tên là “RƯỢU NẾP”, “Hầm Rượu Việt”, địa chỉ cơ sở sản xuất ghi trên nhãn là “CƠ SỞ SX RƯỢU ĐẤT LÚA”, Trương Xá, Toàn Thắng, Kim Động, Hưng Yên. Đáng chú ý loại rượu này có hình thức giống hệt với loại rượu đã gây ra vụ ít nhất 4 người bị ngộ độc cồn công nghiệp methanol nhập viện vào ngày 12-14/10/2020 đang được các cơ quan chức năng kiểm tra.

Bệnh nhân được đưa vào tuyến tỉnh điều trị sau đó được chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Theo BS Nguyên, đây là trường hợp ngộ độc cồn công nghiệp methanol do uống phải loại rượu giả, không rõ nguồn gốc trôi nổi trên thị trường. Mẫu rượu bệnh nhân uống được người nhà mang đến đem đi xét nghiệm cho thấy hàm lượng methanol là 20,21%, trong khi đó hàm lượng ethanol chỉ có 11,42%.

“3 người còn lại cùng uống rượu với bệnh nhân cũng đã được nhập viện, được chẩn đoán ngộ độc methanol, may mắn qua điều trị tình trạng ngộ độc đã hồi phục tốt. Đáng chú ý có một bệnh nhân nam cũng 22 tuổi mặc dù có biểu hiện bình thường sau uống rượu 3 ngày, khi được kêu gọi đến Trung tâm chống độc kiểm tra thì trong máu nồng độ cồn công nghiệp cao ở mức nguy hiểm, rất may mắn được nhập viện điều trị giải độc khi chưa quá muộn”, BS Trung Nguyên thông tin.

Cách nào ngăn ngừa?

Lý giải thêm về nguyên nhân khiến bệnh nhân ngộ độc cồn công nghiệp methanol đang tăng lên, BS Trung Nguyên cho rằng có thể người dân uống phải các loại rượu trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đó là rượu giả, được pha trộn cồn công nghiệp methanol.

Nguyên nhân thứ hai là có một số bệnh nhân uống cồn y tế do nghĩ cồn y tế là an toàn nhưng những loại cồn y tế này lại không đảm bảo, cũng được sản xuất, đóng chai từ cồn công nghiệp methanol và cũng là nguyên nhân gây ngộ độc.

BS Trung Nguyên cũng nhấn mạnh, việc phân biệt methanol và rượu hay cồn y tế (thành phần chính là Ethanol) bằng cảm quan bên ngoài là rất khó. Chỉ có 1 điểm là khi uống rượu có pha methanol sẽ có vị hơi ngọt chứ không đắng như rượu thông thường.

Chỉ đến khi xuất hiện các triệu chứng ngộ độc điển hình thì mới khẳng định được việc đã uống phải methanol. Tuy nhiên, các triệu chứng này thường xuất hiện rất muộn. Theo BS Nguyễn Trung Nguyên, đây cũng là lý do các trường hợp ngộ độc methanol ghi nhận ở nước ta thường để lại hậu quả rất đáng tiếc.

Cụ thể, sau khi cồn methanol thâm nhập vào cơ thể, phải mất ít nhất 8 tiếng và đa phần là 1-2 ngày sau thì cơ thể mới xuất hiện các triệu chứng rõ rệt của ngộ độc methanol như: mờ mắt, lơ mơ, lẫn lộn, thở nhanh và thở sâu như bị khó thở, co giật và dần hôn mê.

“Khi các triệu chứng đã biểu hiện rõ như vậy thì đã quá muộn. Bởi lúc này, bệnh nhân đã bị tổn thương mắt dẫn đến mờ mắt và thậm chí là mù mắt vĩnh viễn; não bị hoại tử” – BS Nguyên nhấn mạnh.

Chính vì không được điều trị kịp thời, nên tỷ lệ tử vong của các ca bệnh này là rất cao. Cụ thể, tại Trung tâm Chống độc, tỉ lệ tử vong của bệnh nhân ngộ độc methanol là xấp xỉ 30%. Ở các cơ sở y tế tuyến dưới, con số này thậm chí còn lên đến 50%. Trong trường hợp bệnh nhân được cứu sống thì cũng sẽ chịu những di chứng nặng nề đến hết đời.

Chia sẻ thêm với phóng viên, lương y Ngô Đức Phương cho rằng, rượu là một thức uống vừa có hại vừa có lợi cho sức khỏe, nếu uống lượng vừa đủ cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn, ngược lại nếu uống quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể.

Nhiều người chủ quan cho rằng rượu không nguy hiểm nhưng thực chất tình trạng say rượu cũng chính là ngộ độc rượu và tùy từng mức độ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí là tử vong. Vì vậy, để có một sức khỏe tốt, hãy sử dụng rượu bia thật hợp lý.

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra nguyên tắc khi uống rượu để tránh bị ngộ độc:
- Chỉ uống các loại rượu có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng, có tem chứng nhận của các cơ quan chức năng.
- Không uống rượu tự pha chế, rượu tự ngâm với lá, rễ cây, động vật… mà không rõ thành phần, xuất xứ, công dụng.
- Không uống rượu có hàm lượng Methanol >0,1%.
- Không nên uống quá nhiều rượu. Tốt nhất, mỗi người chỉ nên uống 1 đơn vị rượu/ngày. Cụ thể, chỉ nên uống 300-350ml bia (nồng độ 4%), 150-200ml rượu sâm banh (nồng độ 11%), 50ml rượu có màu (nồng độ 17-20%) và chỉ nên uống 25ml rượu trắng (nồng độ 35-40%).
- Không uống rượu khi đang đói.
- Không uống rượu kèm với các loại nước có gas.
- Tuyệt đối không uống rượu khi đang sử dụng các loại thuốc như: thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, thuốc có tác dụng phụ ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết, các nhóm kháng sinh Cephalosporin, nhóm Phenicol (Chloramphenicol), nhóm Azol (Metronidazol, Ketocanzol), thuốc kháng viêm không steroid thế hệ cũ (Diclofenac, Ibuprofen,...).

N. Huyền  

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Đang cập nhật dữ liệu !