YouTube “tố” các nhà sáng tạo nội dung Việt Nam làm ra nhiều clip xấu, độc

YouTube đã báo cáo Bộ TT&TT về tình trạng có rất nhiều nội dung vi phạm trên YouTube đến từ Việt Nam, chủ yếu do các nhà sáng tạo nội dung của Việt Nam làm ra.

Như ICTnews đã đưa tin, chiều ngày 7/6/2019, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT) đã công bố một loạt các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của Google và YouTube.

Theo Cục PTTH&TTĐT, tình trạng các clip xấu, độc được đăng tải trên nền tảng YouTube vẫn còn rất nhiều và có chiều hướng gia tăng. Nguyên nhân của chiều hướng gia tăng này là do cả 5 chủ thể tham gia vào hoạt động trên Google và YouTube đều có các sai phạm.

Cụ thể, qua quá trình theo dõi, rà soát Cục PTTH&TTĐT nhận thấy các sai phạm này đến từ nhiều chủ thể tham gia hoạt động trên Youtube gồm: YouTube, Google; các đại lý quảng cáo của Google tại Việt Nam; Những nhãn hàng, thương hiệu mua quảng cáo trên nền tảng YouTube, Google; Những nhà sáng tạo nội dung trên YouTube (content creator) và các công ty đối tác quản lý đa kênh của Google tại Việt Nam (MCN).

Nói cụ thể về những sai phạm của các nhà sáng tạo nội dung trên YouTube, đại diện Cục Phát thanh truyền hình và Phát thanh truyền hình cho biết, theo báo cáo của YouTube gửi Bộ TT&TT, hiện nay có rất nhiều nội dung vi phạm đến từ Việt Nam, chủ yếu do các nhà sáng tạo nội dung của Việt Nam làm ra.

YouTube “tố” các nhà sáng tạo nội dung Việt Nam làm ra nhiều clip xấu, độc - ảnh 1

Elsa nội dung dành cho trẻ em nhưng lại có nội dung gợi tình.

Trong đó, sai phạm chủ yếu là: Nội dung gợi dục, kích động bạo lực, giang hồ mạng, thậm chí cả các nghệ sỹ có tiếng cũng làm nội dung theo hướng này. Nội dung cổ vũ cờ bạc, chơi ma túy. Nội dung gây hại cho trẻ em... làm clip cho trẻ em nhưng lồng ghép nội dung hở hang, nhảm nhí. Nội dung sử dụng nhạc, hình ảnh vi phạm bản quyền, loại nội dung này trên YouTube rất nhiều, mục đích chính làm sao câu được nhiều view và câu được tiền quảng cáo trở lại.

Từ 2016 có trào lưu làm nội dung trên YouTube để được chia sẻ tiền quảng cáo, trong hai năm trở lại đây trào lưu này nở rộ. Nhiều nhà sáng tạo nhận được nút vàng, nút bạc và được chia sẻ tiền hàng chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu đồng quảng cáo mỗi tháng.

YouTube “tố” các nhà sáng tạo nội dung Việt Nam làm ra nhiều clip xấu, độc - ảnh 2

Hình ảnh gợi tình trong một phim hoạt hình cho trẻ em.

“Ban đầu, khi xây dựng kênh các nhà sáng tạo thường làm các nội dung tốt, nhưng sau đó dần dần họ chuyển hướng sang làm các nội dung sai phạm để câu view, câu like nhiều hơn, mục đích là để kiếm được nhiều quảng cáo. Nhưng dần dần nhiều người có xu hướng đi theo con đường “tà đạo”, làm các nội dung sai phạm, vô bổ để câu view, chủ yếu mấy nội dung chính là gợi dục, hở hang, khiêu dâm, bạo lực”, đại diện Cục PTTH&TTĐT cho biết.

Các kênh YouTube tiếng Việt để phát triển nội dung, kiếm tiền quảng cáo thì họ có thể tham gia vào mạng quản lý đa kênh (MCN) là các công ty được YouTube ủy quyền quản lý các nhà sản xuất nội dung ở Việt Nam. Tính đến tháng 5/2019, theo thông báo chính thức của Google cho Bộ TT&TT thì YouTube có 5 MCN tại Việt Nam (Yeah1, POPS, METUB, Điền Quân, BHMedia) quản lý khoảng 6.000 kênh YouTube tiếng Việt. Mới đây, Yeah1 đã bị rút giấy phép do những vi phạm chính sách của YouTube.

Ngoài 6.000 kênh YouTube do các MCN quản lý, qua rà soát của Cục PTTH&TTĐT, hiện YouTube đang trực tiếp quản lý 130.000 kênh tiếng Việt. Cục PTTH&TTĐT cho rằng, sai phạm trên YouTube chủ yếu đến từ 130.000 kênh tiếng Việt do YouTube trực tiếp quản lý. Ví dụ, các kênh có sai phạm đã bị xử lý như Khá Bảnh, Bà Yến Ba Vàng đều là các kênh đăng ký trực tiếp với YouTube.

YouTube đang gặp khủng hoảng trên toàn cầu về quản lý nội dung lỏng lẻo, YouTube có động thái đổ lỗi cho MCN, rút giấy phép một số MCN như trường hợp của Yeah1. Nhưng dù vậy không thay đổi được nhiều trong quản lý nội dung, thực tế YouTube đang dung túng, mắt nhắm mắt mở cho 130.000 kênh YouTube tiếng Việt có nhiều nội dung vi phạm.

Theo quan sát của ICTnews, trên YouTube còn tồn tại rất nhiều các kênh có nội dung rác, nội dung chất lượng kém, và vi phạm bản quyền của báo chí. Nhiều kênh không sản xuất các video mà chủ yếu cóp nhặt nội dung mới, nóng từ các báo, rồi lấy hình ảnh trên báo và chạy chữ kèm đọc tiếng rồi đăng lên YouTube. Những video loại này vi phạm bản quyền của các báo và chất lượng hình ảnh và âm thanh rất kém, nhưng trên YouTube tràn lan những kênh loại này.

Nội dung vi phạm bản quyền trên YouTube tràn lan, các đài truyền hình, các hãng phim đều là nạn nhân của các kênh vi phạm bản quyền. Nhất là những giải đấu thể thao hấp dẫn, hoặc các bộ phim ăn khách thường bị các kênh YouTube livestream trái phép để câu view.

Khôi Nguyên
Từ khóa: youtube nội dung trên youtube nội dung xấu độc các nhà sáng tạo nội dung quản lý nội dung trên YouTube

Sinh viên giỏi của Trung Quốc phải lao động chân tay

Trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, đất nước tỷ dân lại có thêm 11,58 triệu cử nhân vào mùa hè này.

3 cô gái trẻ yêu chung một người, lên kế hoạch trả thù bạn trai và cái kết

TRUNG QUỐC - Ba cô gái lên kế hoạch "tống bạn trai chung" vào tù vì anh ta lừa đảo, lấy của họ 15.000 USD. Rồi sau đó, họ rồi trở thành bạn, cùng nhau đi du lịch.

Lỗ hổng lớn trong hướng nghiệp: 'Có người 40 tuổi vẫn loay hoay chọn lại nghề'

Các giáo viên cho biết không ít học sinh lớp 12, sắp tốt nghiệp vẫn chưa biết bản thân muốn theo đuổi ngành nghề gì. Thậm chí, có những người đến 30 – 40 tuổi liên tục phải chọn lại ngành nghề.

Chiến lược giúp chàng trai miền núi giành học bổng vào ĐH top đầu thế giới

Gia đình chỉ có thể chi trả khoản tài chính khiêm tốn, Hoàng Nguyên lo lắng đây sẽ là bất lợi cho em khi ứng tuyển vào các trường đại học Mỹ.

Bi kịch thủ khoa đại học: 9 năm thất nghiệp, bị chẩn đoán mắc bệnh tâm thần

Trung Quốc - Sau những vấp ngã, Lưu Kỳ ngày càng trở nên khép kín và không chịu giao tiếp xã hội, kể cả cha mẹ trong 9 năm. Cậu được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt mức độ nhẹ.

Tranh cãi trường học yêu cầu phụ huynh không cho con làm thêm kiếm tiền dịp hè

Trường THPT Quốc Tuấn (An Lão, TP Hải Phòng) đã yêu cầu phụ huynh không để con đi làm thêm vào dịp hè.

Bí quyết chinh phục IELTS 6.5 của học sinh lớp 5

Trần Nguyễn Minh Thư, học sinh lớp 5 ở TP Hà Tĩnh xuất sắc đạt 6.5 trong kỳ thi IELTS (trong đó, Listening 7.5, Reading 7.0, Writing 6.0, Speaking 5.5). Minh Thư là học sinh tiểu học đầu tiên ở tỉnh đạt được điểm số này.

Điều tra vụ bé 2 tuổi tử vong sau khi gửi ở điểm giữ trẻ không phép

Bé trai 20 tháng tuổi ở An Giang có biểu hiện sốt sau khi được gửi đến điểm giữ trẻ không phép. Sau hơn 1 giờ cấp cứu ở bệnh viện huyện, trẻ đã không qua khỏi.

Bám hàng rào thấp thỏm chờ con thi vào trường công 'hot' nhất Hà Tĩnh

Sáng 27/5, 1.200 học sinh tham gia thi vào trường THCS Lê Văn Thiêm, tương đương 1 chọi 5,7. Nhiều phụ huynh chờ con thi với tâm trạng hồi hộp, lo âu không kém gì các sĩ tử.

'Giới trẻ ngày nay gặp áp lực hơn nhiều so với các thế hệ trước'

Chuyên gia cho rằng so với thế hệ của ông bà, cha mẹ ngày trước, sinh ra và lớn lên trong thời kỳ công nghệ, giới trẻ hiện nay tiếp xúc với các yếu tố căng thẳng bên ngoài nhiều hơn ngay từ khi còn nhỏ.

Đang cập nhật dữ liệu !