'Yêu' đường miệng với bạn trai, nữ sinh hoảng khi họng sưng tấy
Bệnh lậu ở miệng dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm họng, viêm amidan khác nếu không có cách điều trị triệt để bệnh có thể chuyển sang mãn tính.
Nguyễn M.C. 16 tuổi đến khám viện vì thấy đau họng, nuốt nước bọt cũng khó. M. C. lên mạng tìm hiểu các triệu chứng của bệnh đau họng. Cô sợ mình mắc bệnh lậu ở miệng vì thấy triệu chứng giống.
Cách đó vài ngày, M. C đã quan hệ tình dục đường miệng với bạn trai. M.C đi khám. Khi bác sĩ hỏi cô thành thật cho biết sợ mang bầu nên bạn trai đòi quan hệ đường miệng cô gái cũng đồng ý. Cô cũng không biết bạn trai có mắc bệnh tình dục nào không. Nhưng khi yêu được 4,5 hôm về bắt đầu xuất hiện triệu chứng ở họng.
Tuy nhiên, khi xét nghiệm và khám lâm sàng bác sĩ cho biết cô chỉ bị viêm amidan mủ.
PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhân |
Hay trường hợp của bệnh nhân khác, cô gái là sinh viên năm thứ 2 ở Hà Nội cùng bạn trai đến khám vì bị viêm amidan cấp. Khi nội soi bác sĩ thấy vùng họng bám nhiều mảng trắng nên cho làm xét nghiệm. Kết quả, nữ sinh viên này dương tính với vi khuẩn lậu cầu.
Khi bác sĩ cho biết bị lậu miệng, cô gái còn ngơ ngác cho rằng mỗi lần âu yếm với bạn trai xong cô đều xúc miệng rất sạch nên không nghĩ vẫn bị bệnh tình dục tấn công.
Bác sĩ cũng khuyên bạn trai làm xét nghiệm luôn. Người bạn trai này ban đầu còn ngại sau đó làm xét nghiệm cũng dương tính với vi khuẩn lậu và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Trong quá trình sinh hoạt tình dục họ có yêu đường miệng và dẫn tới viêm amidan do vi khuẩn lậu tấn công.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện An Việt Hà Nội song cầu khuẩn lậu Neisseria gonorrhoeae thủ phạm gây lậu. Vi khuẩn này tấn công và gây nhiễm trùng nhiều bộ phận như bộ phận sinh dục, hậu môn. Những vị trí niêm mạc ẩm ướt như miệng, họng cũng là nơi bị lậu cầu khuẩn xâm nhập nhiều.
PGS An cho biết qua thăm khám bà nhận thấy lậu miệng ở nam giới đang có xu hướng gia tăng do nhiều người thích hoạt động tình dục bằng miệng và thiếu biện pháp phòng tránh thích hợp. Ngoài ra, nếu vô tình tay chạm vào những vùng bị nhiễm bệnh rồi cho lên miệng cũng là nguyên nhân gây lậu ở miệng. Dùng chung các vật dụng cá nhân với người bị nhiễm lậu ở miệng: bàn chải đánh răng, cốc uống nước, bát, đũa… cũng dễ lây nhiễm.
Khi bị lậu ở miệng, khoang miệng có thể xuất hiện mụn mủ, bị lở loét và có mùi hôi khó chịu. Người bệnh bị sưng hạch vùng cổ, đôi khi bệnh nhân bị sốt và cảm thấy mệt mỏi trong người. Khi khuẩn lậu di chuyển từ khoang miệng ra phía ngoài, vùng môi và vùng da quanh miệng sẽ mọc mụn mủ hoại tử, vỡ ra và lây lan rộng hơn
Các triệu chứng ở giai đoạn mãn tính nếu vẫn không được điều trị sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
Theo PGS An do các biểu hiện của lậu miệng khá giống với bệnh viêm họng, viêm amidan nên nhiều người chủ quan không điều trị dứt điểm. Điều trị bệnh lậu bằng thuốc kháng sinh là phương pháp truyền thống, được sử dụng từ lâu. Phương pháp này có ưu điểm tiện lợi đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh.
Khánh Chi