Xung đột biên giới Trung - Ấn: Không bên nào chịu nhận sai

Sau nhiều tháng xảy ra xung đột ở vùng tranh chấp Ladakh, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn không ngừng đổ lỗi cho nhau và không bên nào chịu nhận sai.

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Minister S. Jaishankar một lần nữa lên tiếng cáo buộc Trung Quốc không tuân thủ các thỏa thuận hai bên từng ký kết trong quá khứ và những sự kiện trong năm nay là “sự xáo trộn và làm tăng những mối quan ngại cơ bản”.

Theo ông Jaishankar, những gì đã xảy ra ở bang Ladakh đều không có lợi cho Trung Quốc hay bất cứ ai.

“Phía Trung Quốc đã vi phạm các thỏa thuận trong quá khứ, điều này tạo ra tác động nghiêm trọng đối với dư luận Ấn Độ về Trung Quốc. Mối đe dọa thực sự là thiện chí giữa hai bên bị bào mòn. Nhưng tôi tin chúng ta sẽ cải thiện được điều này”, Bộ trưởng Jaishankar phát biểu trong một sự kiện trong tuần. 

{keywords}
Quân đội Ấn Độ điều động vũ khí tăng cường tới vùng biên giới tranh chấp hồi tháng Chín. (Ảnh: AP)

Hôm 11/12, Ấn Độ cũng ra tuyên bố tình hình 6 tháng cuối năm là hậu quả từ những hành động của Trung Quốc, quốc gia đang cố tình tìm cách đơn phương thay đổi hiện trạng ở khu vực Đường Kiểm soát thực (LAC) ở phía đông Ladakh.

Tuyên bố trên được đưa ra chỉ sau một ngày Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa cho rằng, chính Ấn Độ mới là bên phải chịu trách nhiệm để xảy ra tình trạng căng thẳng biên giới ở đông Ladakh.

Cụ thể, vào ngày 10/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Ấn Độ làm xảy ra xung đột ở biên giới. Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đáp trả trước những tuyên bố của Bộ trưởng Jaishankar về việc mối quan hệ song phương Trung - Ấn hiện “vô cùng xấu”. Theo đó, Trung Quốc đã gửi Ấn Độ “5 câu giải thích khác nhau” về hành động của quân đội Trung Quốc ở khu vực biên giới tranh chấp.

Trên thực tế, Trung - Ấn vẫn duy trì hoạt động liên lạc thông qua các đường dây quân sự và ngoại giao. Hai bên cũng hy vọng tăng cường trao đổi để tiến tới ký kết một thỏa thuận nhằm đảm bảo đôi bên cùng rút quân hoàn toàn khỏi tất cả vị trí nằm ở phía tây trên LAC càng sớm càng tốt.

Mối quan hệ giữa Trung - Ấn trở nên vô cùng căng thẳng, kể từ sau cuộc đụng độ đẫm máu hồi tháng Sáu với binh sĩ Trung Quốc khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn giấu thông tin về số binh sĩ thương vong sau vụ việc. Đây được xem là cuộc xung đột biên giới nghiêm trọng nhất kể từ sau vụ tranh chấp kéo dài 70 ngày tại cao nguyên Doklam hồi năm 2017.

Ngoài ra, binh sĩ hai nước đã ít nhất 2 lần va chạm và cáo buộc nhau là thủ phạm bắn chỉ thiên, phá vỡ thỏa thuận không sử dụng súng trong bán kính 2 km tại LAC, biên giới không chính thức của hai nước trên dãy Himalaya.

Hai bên cũng liên tiếp điều động hàng ngàn binh sĩ cùng vũ khí hạng nặng tới gần biên giới tranh chấp bất chấp nhiệt độ ở đây xuống dưới 0 độ C vào mùa đông. Điều này làm dấy lên mối quan ngại về khả năng xuất hiện xung đột lớn giữa quân đội Trung - Ấn bất cứ khi nào.

Vũ Hán ra sao sau một năm bắt đầu đại dịch?

Vũ Hán ra sao sau một năm bắt đầu đại dịch?

Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi đã trở thành điểm nóng lây lan của đại dịch Covid-19 cách đây một năm nay đã trở lại hoạt động bình thường.

Minh Thu (lược dịch)

Tục giết gà lấy gan xem ngày lành tháng tốt để tổ chức đám cưới

TRUNG QUỐC - Để chọn ngày đẹp tổ chức đám cưới, đôi trẻ người dân tộc Daur ở Trung Quốc sẽ cùng nhau giết một con gà con, và lấy lá gan ra xem.

Vì sao phụ nữ dưới 40 tuổi dễ bị sập bẫy lừa tình trên mạng?

HÀN QUỐC - Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng, phần lớn nạn nhân của trò lừa tình trên mạng ở Hàn Quốc là phụ nữ dưới 40 tuổi.

Nhiều người lao động Mỹ sợ bị AI thay thế

Khảo sát mới nhất cho thấy, trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nơi làm việc. Nhiều người sẵn sàng nhận lương thấp hơn nếu được phép dùng AI.

Foxconn tăng lương, thưởng cho công nhân sản xuất iPhone

Lao động mới ký hợp đồng tại nhà máy iPhone lớn nhất thế giới sẽ được nhận mức lương, thưởng hậu hĩnh.

Cận cảnh máy bay chở khách đầu tiên do Trung Quốc sản xuất

Hãng hàng không China Eastern mới đây đã đưa máy bay chở khách C919 do Trung Quốc sản xuất vào sử dụng và hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên.

31 tỷ phú nhiều tiền hơn cả Bộ Tài chính Mỹ

Tài sản mà 31 tỷ phú nắm giữ hiện nhiều hơn so với khoản tiền mặt 38,8 tỷ USD của Bộ Tài chính Mỹ tính tới cuối ngày 26/5.

Hàn Quốc bắt nữ nghi phạm giết người, phân xác ngay lần đầu gặp mặt

HÀN QUỐC- Cảnh sát đã bắt giữ nữ nghi phạm bị tình nghi giết, và phân xác một phụ nữ ngoài 20 tuổi ngay lần đầu tiên hai người gặp mặt.

Cặp vợ chồng nhẫn tâm để 7 đứa con sống chung với chuột

MỸ - Cảnh sát Mỹ phát hiện điều kiện sống vô cùng tồi tàn trong căn nhà mà một cặp vợ chồng để 7 đứa con ở chung với chuột, và rác thải.

Tỷ phú Mỹ bất ngờ tặng tiền cho 2.500 sinh viên tại lễ tốt nghiệp

Mỗi sinh viên được trao hai phong bì, mỗi cái chứa 500 USD. Trong đó, một phong bì tặng sinh viên, cái còn lại để họ quyên góp cho một tổ chức hoặc cá nhân gặp khó khăn.

Vì sao người giàu có và quyền lực thường mua siêu du thuyền?

Siêu du thuyền là biểu tượng của giàu có và địa vị. Một lý do quan trọng mà những người giàu có và quyền lực sẵn sàng chi tiền mua phương tiện này là nó mang đến không gian cực kỳ riêng tư.

Đang cập nhật dữ liệu !