Xúc động lý do khiến nữ sinh Đại học Y trở về quê nghèo làm việc sau lễ tốt nghiệp
Nhiều người khâm phục lý do khiến nữ sinh Đại học Y quyết định trở về quê nghèo làm việc sau lễ tốt nghiệp.
Từ chối những lời mời đầy triển vọng, cô gái trẻ khiến nhiều người bất ngờ khi quyết định trở về vùng quê nghèo khó để làm việc sau khi tốt nghiệp Đại học Y.
Trước đây, cô gái từng là nhân vật truyền cảm hứng cho nhiều người dân ở đất nước tỷ dân khi truyền thông đăng tải câu chuyện ngày ngày một cô bé ít tuổi bất chấp nguy hiểm đu dây cáp qua sông để đi học.
Nhân vật chính là Yu Yanqia còn được gọi với biệt danh “cô bé đu cáp” là người dân tộc thiểu số Lisu sinh sống trên vùng núi cao ở châu Nộ Giang thuộc tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc.
Yu là người đầu tiên sinh sống trong làng học tới bậc Đại học. Giờ đây, cô gái quyết định trở về quê nhà để làm nhân viên y tế sau khi tốt nghiệp vào đầu năm nay, theo People’s Daily.
Yu quyết định trở về vùng quê nghèo làm việc sau khi tốt nghiệp Đại học Y Côn Minh. (Ảnh: Yu Yanqia) |
Vào năm 2007 khi mới 8 tuổi, Yu bất ngờ trở nên nổi tiếng sau khi một nhà báo quay lại hình ảnh bé gái dùng hệ thống dây cáp bằng thép gắn vào các mỏm đá hai bên bờ để băng qua con sông Nộ Giang nằm gần ngôi làng nghèo khó mà em đang sống để tới trường và về nhà.
“Tiếng gió rít bên tai, dưới sông những cơn sóng nổi cuồn cuộn, tim cháu đập rất nhanh”, cô bé Yu chia sẻ về trải nghiệm mỗi lần đu dây cáp trượt qua sông.
Ngay sau khi hình ảnh cô bé Yu dũng cảm đu cáp qua sông để đi học được truyền thông Trung Quốc đưa tin, một quỹ quyên góp trên phạm vi cả nước đã được thành lập.
Chính nhờ số tiền quyên góp này mà một cây cầy đã được xây dựng bắc qua sông Nộ Ginag chỉ một năm sau đó. Cây cầu giúp Yu và các em học sinh trong làng không còn phải mạo hiểm tính mạng để được đến trường học.
Cũng nhờ khoản tiền quyên góp của các nhà hảo tâm, Yu đã được tới Bắc Kinh và Côn Minh. Nhắc tới sự giúp đỡ của mọi người trong suốt những năm qua mà bản thân nhận được, Yu ví đó như là “những ánh sáng trong bóng tối”.
Do đó, Yu cho hay cô cũng muốn được giúp đỡ những người khác sau khi tốt nghiệp Đại học Y Côn Minh vào tháng trước.
Bức ảnh nổi tiếng khi mới 8 tuổi dùng cáp trượt qua sông để đi học của Yu. (Ảnh: Yu Yanqia) |
Yu đã từ chối nhiều lời mời gọi về làm việc để nhận lời Bệnh viện Nhân dân Nộ Giang, cơ sở y tế gần nhà ở quê. Bắt đầu từ tháng Chín tới, Yu sẽ làm việc tại đây.
“Tôi chỉ đưa ra quyết định mà nhiều người cũng sẽ làm như vậy, bởi suốt chặng đường qua, tôi đã luôn nhận được sự hỗ trợ giúp đỡ của nhiều người”, cô Yu nói.
“Tôi hy vọng khi được làm việc cùng các nhân viên y tế ở Nộ Giang, tôi có thể đóng góp vào sự phát triển của ngành y tế tại quê hương mình”, cô Yu nói thêm.
Vào cuối những năm 2000, Yu là một trong số nhiều người thuộc nhóm dân tộc tiểu số Lisu phải sử dụng hệ thống cáp trượt làm phương tiên chính để di chuyển ra thế giới bên ngoài.
Dù sau này nhiều cây cầu đã được xây dựng bắc qua sông Nộ Giang, nhưng do người dân địa phương sinh sống rải rác trên các vùng núi nên họ thường phải đi bộ rất xa mới tới được các cây cầu. Điều này dẫn tới không ít người vẫn chọn cách trượt cáp qua sông cho nhanh.
Hiện có hơn 40 cáp treo đã được gỡ bỏ để thay vào đó là 36 cây cầu bắc qua sông Nộ Giang và 2 con sông lớn khác nằm ở châu Nộ Giang kể từ khi dự án “thay cáp bằng cầu” được chính quyền địa phương triển khai từ năm 2011.
Bùng nổ livestream tuyển dụng ở Trung Quốc
Giữa lúc các quy định hạn chế để phòng chống dịch Covid-19 vẫn được thi hành, dịch vụ livestream tuyển dụng đang bùng nổ ở Trung Quốc.
Nạn phân biệt đối xử với người từng mắc Covid-19 vẫn diễn ra ở Trung Quốc
Người mắc Covid-19 nhưng đã hồi phục ở Trung Quốc vẫn bị phân biệt đối xử dẫn tới không được vào rạp chiếu phim, hoặc khó có thể tìm được việc làm.
Minh Thu (lược dịch)