XK nông sản sang Trung Quốc: Không nên bỏ trứng vào 1 giỏ!

Hiện nay Trung Quốc đang tái cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng tăng cường tự cung tự cấp, giảm nhập khẩu, trong đó mở rộng sản xuất gạo, thanh long, dưa hấu, cá tra… Đây vốn là các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

Hiện nay Trung Quốc không chỉ tăng cường kiểm soát, thắt chặt hàng nhập khẩu mà còn đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp, mở rộng sản xuất, chủ động nguồn cung. Trong đó, có một số mặt hàng trùng với hàng nông sản của Việt Nam như gạo, thanh long, dưa hấu… đây là một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này giảm sút. Liệu hàng nông thủy sản Việt Nam còn có cơ hội để xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỷ dân này hay không?

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, đúng là hiện nay Trung Quốc đang tập trung tái cơ cấu kinh tế nói chung, trong đó có tái cơ cấu nông nghiệp, theo hướng tăng cường tự cung tự cấp, giảm nhập khẩu. Không chỉ có mặt hàng thanh long, dưa hấu, rất nhiều nhóm sản phẩm khác như lúa gạo, cá tra… cũng được Trung Quốc mở rộng sản xuất.

Thanh Long là 1 trong những mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh nhất của Việt Nam thì hiện cũng đã được Trung Quốc trồng... (Ảnh minh họa)

“Tuy nhiên phải khẳng định, Trung Quốc phát triển cũng không ảnh hưởng đến mức mà chúng ta không làm được. Vấn đề quan trọng là thường xuyên theo dõi chặt chẽ để tổ chức sản xuất cho thị trường không bị thừa, giữa người sản xuất, người tiêu thụ phải cân bằng”, Bộ trưởng Cường nói.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đưa ra 4 giải pháp cho vấn đề này. Thứ nhất là chúng ta sẽ tổ chức sản xuất lệch thời vụ của phía Trung Quốc. Đối với các nhóm nông sản có sự trùng lắp, chúng ta sẽ sản xuất trái vụ với Trung Quốc để đảm bảo đầu ra và giá thành. Chẳng hạn quả thanh long, dưa hấu ở Trung Quốc chỉ phát triển được trước tháng 11.

Hướng thứ hai là tăng cường chế biến để kéo dài thời gian phân phối trên thị trường.

Thứ ba là áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là bảo quản theo công nghệ mới để kéo dài thời gian và giữ giá trị của hàng nông sản Việt Nam.

Và cuối cùng là tập trung nhiều thị trường, không “bỏ trứng vào một giỏ”, Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp cùng Bộ Công Thương đàm phán phát triển nhiều thị trường xuất khẩu cho nông sản Việt Nam chứ không chỉ trông mong vào thị trường Trung Quốc.

“Khi làm đồng bộ các giải pháp này, tôi tin tưởng vẫn có rất nhiều cơ hội cho hàng nông sản Việt Nam”, Bộ trưởng Cường cho hay.

Nói thêm về việc này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, năm 2018 Trung Quốc nhập siêu nông thủy sản hơn 50 tỷ USD. Như vậy, con số xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chưa đáng kể, các sản phẩm của chúng ta như thanh long, hay các mặt hàng rau quả khác mới chỉ tiếp cận được một số thị trường hạn chế của Trung Quốc, chưa vào sâu trong nội địa và chưa tiếp cận được quy mô lớn của nền kinh tế này. Dung lượng thị trường còn rất lớn, điều quan trọng là chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu của thị trường này.

Còn việc Trung Quốc chuyển sang thương mại chính ngạch, tăng cường kiểm soát, truy xuất nguồn gốc, theo Bộ trưởng Cường, chúng ta phải coi đây là những quy định hợp lý, buộc nền sản xuất văn minh phải thực hiện được điều đó.

Trung Quốc vẫn là thị trường đầy tiềm năng. Chúng ta vẫn đủ sức làm điều đó. Dẫn chứng, 7 tháng đầu năm 2019, 8 nhóm sản phẩm rau quả chính ngạch xuất sang Trung Quốc vẫn tăng. Thậm chí có sản phẩm tăng gấp đôi. Điều đó cho thấy nếu làm tốt, làm đồng bộ từ khâu tổ chức nguyên liệu, chế biến, đóng gói, truy xuất nguồn gốc… vẫn vào thị trường này rất tốt.

“Việc nước bạn tăng cường kiểm soát nhập khẩu chính ngạch là cơ hội tốt cho tái cơ cấu nền nông nghiệp nước nhà, và chúng ta phải thực hiện”, Bộ trưởng Cường nhấn mạnh.

Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong thời gian tới, nhóm rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng, năm nay dự kiến xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc sẽ tăng đạt khoảng từ 3 đến 4 triệu tấn.

Thứ hai là nhóm hàng thủy sản. Bộ NN&PTNT đang yêu cầu phía Trung Quốc mở thêm cho Việt Nam một số mặt hàng thủy sản mới. Đối với mặt hàng đã được cấp phép xuất khẩu chính ngạch thì mở rộng số lượng các doanh nghiệp, từ 680 doanh nghiệp lên 840 doanh nghiệp để tăng nguồn cung xuất sang Trung Quốc.

Nhóm thứ ba có cơ hội là cây công nghiệp như cao su, hạt điều...

"Tuy nhiên, năm nay xuất khẩu gạo sang Trung Quốc không mấy khả quan do nhu cầu của Trung Quốc có giới hạn, tồn kho rất lớn và họ cũng được mùa nên dung lượng thị trường thương mại về gạo rất hạn chế. Chúng ta sẽ phát triển những thị trường mới, không thể căn cứ vào một thị trường đã đầy ắp", Bộ trưởng Cường cho hay. 

Diệu Thùy

Tận dụng ưu đãi khi chi tiêu thẻ tín dụng VPBank, lợi ích nhiều chiều

Từ nay đến hết 31/12, VPBank triển khai chương trình ưu đãi lên tới 40% khi chi tiêu thẻ tín dụng ở nhiều lĩnh vực: mua sắm, ẩm thực, du lịch… Khách hàng có thể tìm kiếm những ưu đãi dành riêng cho mình mình tại tính năng Card Zone trên VPBank NEO.

Agribank ưu đãi doanh nghiệp vay đầu tư dự án

Mong muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, Agribank dành 10.000 tỷ đồng tài trợ các dự án đầu tư 5 ngành trọng điểm với lãi suất ưu đãi dành cho các khoản vay trung và dài hạn.

Vinamilk hợp tác hai nhà nhập khẩu, phân phối lớn đưa sữa chua vào Trung Quốc

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp chuyên nhập khẩu phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc để đưa sữa chua vào thị trường tỷ dân này.

SHB tham gia chương trình Tài trợ Thương mại toàn cầu

Ngày 29/9/2023, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đã ký thỏa thuận tham gia chương trình Tài trợ Thương mại Toàn cầu (GTFP) của IFC.

Nhiều ngân hàng giảm lãi suất kích cầu tín dụng

Sau một loạt các động thái giảm lãi suất huy động, các ngân hàng đã bắt đầu tung ra nhiều gói vay ưu đãi với lãi suất hấp dẫn nhằm kích cầu tín dụng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm.

Vinamilk vững vị thế trong các BXH doanh nghiệp niêm yết hàng đầu

Năm 2023 đánh dấu cột mốc 20 năm Vinamilk cổ phần hóa. Qua 2 thập niên, “ông lớn” ngành sữa đã chứng minh được tính hiệu quả của mô hình sản xuất, kinh doanh cũng như năng lực quản trị ổn định trước những biến chuyển của thị trường.

VietinBank đón tân sinh viên với chiến dịch Pack2School

Từ ngày 25/8/2023, chiến dịch “Pack2School: Chọn hành trang, sẵn sàng tựu trường” của VietinBank đã lan tỏa khắp các trường học, mang tới nhiều ưu đãi hấp dẫn cho các bạn HSSV.

Những giải pháp quản trị tài chính dễ dàng cho doanh nghiệp

Kể từ ngày 1/9/2023, VietinBank triển khai Chương trình “Trải nghiệm tiện ích - Yêu thích dài lâu” cùng các ưu đãi hỗ trợ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cách doanh nghiệp sữa tiếp cận bài toán xuất khẩu ‘xanh’

Để không bị loại khỏi “cuộc chơi” bởi các tiêu chuẩn ngày càng cao do các thị trường nhập khẩu đặt ra, các doanh nghiệp Việt cần thay đổi tư duy, cách làm, quan tâm hơn tới “tính xanh” của chuỗi cung ứng để đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường

Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 thương hiệu sữa bền vững nhất toàn cầu

Brand Finance vừa công bố Vinamilk đứng thứ 5 trong Top 10 “Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu 2023”. Đặc biệt, điểm nhận thức về tính bền vững của Vinamilk đạt cao nhất trong bảng xếp hạng.