Xem xét đưa thuốc Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19

Theo PGS Nguyễn Trường Sơn, Bộ Y tế đang nghiên cứu để đưa thuốc Remdesivir vào phác đồ điều trị Covid-19 và sẽ cấp phép sử dụng loại thuốc này.

Xem xét đưa vào sử dụng
 
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt Remdesivir điều trị cho bệnh nhân Covid-19 và cho thấy hiệu quả giảm lượng virus nhanh.
 
Nhiều nước trên thế giới cũng cấp phép sử dụng thuốc này. Mặt khác, thời gian qua, thông qua nguồn tặng, viện trợ, Việt Nam cũng sử dụng Remdesivir cho bệnh nhân Covid-19 ở một số cơ sở y tế. Vì vậy, Bộ Y tế sẽ xem xét để sớm cấp phép Remdesivir điều trị bệnh nhân Covid-19.

Tuy nhiên, ông Sơn khuyến cáo, việc sử dụng Remdesivir phải do bác sĩ quyết định và chỉ định cho từng bệnh nhân. Người dân không nên tự ý sử dụng. 

Theo BS BS Wynn Tran (Los Angeles, Hoa Kỳ), Remdesivir là một trong các thuốc được IDSA  khuyến cáo sử dụng trong bệnh viện như  Dexamethasone, Remdesivir, Tocilizumab. Nhưng, FDA đã phê chuẩn thuốc Remdesivir.

Remdesivir là thuốc kháng virus, dùng để ức chế khả năng nhân đôi của virus. Kết quả cho thấy Remdesivir giảm thời gian nằm viện từ 15 ngày xuống còn 11 ngày. Nhóm dùng Remdesivir có thể giảm nguy cơ tử vong khoảng 27%.  

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

Remdisivir có tác dụng gì?

Ngày 1/5/2020, FDA (Mỹ) cho phép sử dụng Remdisivir trong điều trị những trường hợp nhiễm Covid-19 nặng (ca xác định hoặc nghi ngờ) ở người lớn và trẻ em, thuốc chỉ được sử dụng trong điều trị nội trú. 
 
Trước đó, Remdesivir đã được nghiên cứu trong các thử nghiệm lâm sàng đối với bệnh nhiễm vi rút Ebola nhưng cho hiệu quả lâm sàng còn hạn chế, và tiếp tục được nghiên cứu trong các mô hình động vật đối với SARS-CoV và MERS-CoV. 
 
Remdesivir là thuốc kháng virus phổ rộng, là một tiền chất tương tự nucleotide, được sản xuất bởi Gilead Science Inc., sử dụng dưới dạng truyền tĩnh mạch, thời gian sử dụng thuốc cho một đợt điều trị là 10 ngày. 
 
Remdisivir được đánh giá dựa trên một phân tích dữ liệu từ một công trình nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát với 1063 bệnh nhân, bắt đầu vào ngày 21/2. Nghiên cứu này còn được gọi là Thử nghiệm điều trị Covid-19 thích nghi (Adaptive COVID-19 Treatment Trial - ACTT) được tài trợ bởi Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) – Mỹ.

Đây là thử nghiệm lâm sàng đầu tiên tại Mỹ nhằm đánh giá một phương pháp điều trị thử nghiệm cho Covid-19.

Người đầu tiên tham gia thử nghiệm này là một người Mỹ vừa được trở về nước sau khi bị cách ly trên tàu du lịch Diamond Princess cập cảng ở Yokohama, Nhật Bản và đã tình nguyện tham gia nghiên cứu tại địa điểm nghiên cứu đầu tiên - Trung tâm Y tế Đại học Nebraska / Nebraska Medicine vào tháng 2/2020. Tổng cộng có 68 địa điểm cuối cùng đã tham gia vào nghiên cứu của 47 tại Mỹ và 21 tại các quốc gia ở Châu Âu và Châu Á.
 
Ban giám sát an toàn và dữ liệu độc lập (Data and Safety Monitoring Board - DSMB) đã họp vào ngày 27/4 để xem xét dữ liệu và chia sẻ phân tích tạm thời của họ với nhóm nghiên cứu.

Dựa trên đánh giá dữ liệu, họ lưu ý rằng Remdesivir tốt hơn giả dược về  thời gian phục hồi, một dữ liệu đánh giá thường được sử dụng trong các thử nghiệm cúm.

Tình trạng phục hồi trong nghiên cứu này được thiết kế phù hợp, khi đó bệnh nhân có thể xuất viện hoặc trở lại mức hoạt động bình thường.

Kết quả sơ bộ của công trình nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân sử dụng Remdesivir có thời gian phục hồi nhanh hơn 31% so với những người dùng giả dược (p <0,001).

Cụ thể, thời gian trung bình để phục hồi là 11 ngày đối với bệnh nhân được điều trị bằng Remdesivir so với 15 ngày đối với những người dùng giả dược. Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ tử vong là 8,0% đối với nhóm nhận Remdesivir so với 11,6% đối với nhóm giả dược (p = 0,059).
 

Khánh Chi

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Hàng chục học sinh ở một trường tại TP.HCM đồng loạt nghỉ ốm

Khoảng 20 học sinh của trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận 10, TP.HCM) đồng loạt xuất hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi.

Một cơ sở khám chữa bệnh không phép ở Đồng Nai bị xử phạt lần 2

Một cơ sở khám chữa bệnh ở Đồng Nai bị phạt 100 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Đang cập nhật dữ liệu !