Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới

Phóng viên ảnh của Reuters đã chụp chân dung các sĩ quan cảnh sát và tìm hiểu các tình huống cho phép họ được sử dụng vũ lực để kiểm soát đám đông và đoàn biểu tình.

Việc một cảnh sát da trắng ở Ferguson, bang Missouri (Mỹ) giết hại một thiếu niên da đen hồi tháng 8 đã gây nên nhiều cuộc biểu tình bạo lực.

Để đối phó tình hình, cảnh sát đã nấp sau các lốp xe và phương tiện bọc thép, sử dụng lựu đạn gây choáng và súng trường tự động.

Việc này trông giống một cuộc chiến ngoài mặt trận hơn so với biện pháp duy trì trật tự công cộng. Gần đây, một vài sở cảnh sát Mỹ đã mua lại vũ khí dư thừa của quân đội trong các cuộc chiến ở nước ngoài.

Nhiều lực lượng thực thi pháp luật của các quốc gia có quy định cho phép sử dụng vũ khí sát thương và tương đối ít hạn chế. Nhưng vẫn còn các điều luật khác để giới hạn việc sử dụng vũ khí của họ bên cạnh các quy định cho phép.

Sĩ quan hiến binh Serbia

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 1

Ở Serbia, cảnh sát có thể sử dụng từ dùi cui cho đến các phương tiện chuyên dụng, vòi rồng, hơi cay để đối phó với đám đông tụ tập trái phép có hành vi bạo lực hoặc có thể gây ra bạo lực. Nhưng họ chỉ được phép sử dụng súng khi tính mạng của mình bị đe dọa.

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 2

Cảnh sát Thủ đô London, Anh

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 3

Tại Anh, vũ lực sát thương hay có khả năng sát thương chỉ được áp dụng trong trường hợp thực sự cần thiết để tự vệ hay để bảo vệ cho người khác trước đe dọa ảnh hưởng đến tính mạng hay bị thương nghiêm trọng”.

Cảnh sát Mumbai, Ấn Độ

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 4

Ở Ấn Độ, Lực lượng phản ứng nhanh (RAF) được huy động trong trường hợp gây mất trật tự bạo lực mà cảnh sát không thể kiểm soát. Họ cần có sự cho phép của tòa án ngay lập tức và phải cảnh báo trước mỗi bước hành động. Các cảnh báo được thể hiện qua lời nói cho đến phun vòi rồng và hơi cay, sau đó là đạn cao su và tiếp đến là súng trường.

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 5

Cảnh sát ở thủ đô Vienna, Áo

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 6

Cảnh sát Áo được phép sử dụng vũ lực sát thương để dẹp bạo loạn hay khi bắt giữ đối tượng tình nghi nguy hiểm. Nhưng các biện pháp này chỉ được áp dụng khi các cách thức ít nguy hiểm hơn không thích hợp hay không hiệu quả và để tránh bị trấn thương nghiêm trọng. Việc áp dụng vũ lực phải tương xứng và phải có cảnh báo trước.

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 7

Cảnh sát quốc gia Venezuela

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 8

Ở Venezuela, cảnh sát không được phép mang theo hay sử dụng súng để kiểm soát các cuộc biểu tình hòa bình. Khi có đe dọa và các biện pháp giải quyết xung đột khác thất bại, cảnh sát sẽ cảnh báo đám đông hay đoàn biểu tình về việc sẽ sử dụng vũ lực. Các biện pháp được đưa ra để tránh làm hại trẻ con, người già và không được phép sử dụng vũ lực với những người tránh sử dụng bạo lực hay đang rút khỏi hiện trường.

Lực lượng cảnh sát Hoàng gia Malaysia

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 9

Ở Malaysia, Lực lượng cảnh sát Hoàng gia chỉ được phép sử dụng súng trong trường hợp người biểu tình cũng sử dụng. Vì quy định này nên loại vũ khí này đã không được động đến trong vòng 59 năm kể từ khi Lực lượng cảnh sát Hoàng gia được thành lập.

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 10

Cảnh sát quốc gia Philippine

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 11
Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 12

Ở Philippine, việc sử dụng vũ lực đặc biệt nhằm đối phó với đối tượng tình nghi chỉ được phép khi tính mạng cảnh sát hay tính mạng nạn nhân trong tay kẻ tình nghi có dấu hiệu gặp nguy hiểm.

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 13

Lực lượng đặc nhiệm của Bỉ

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 14

Những người giám sát nhân quyền cho biết cảnh sát Bỉ được phép sử dụng vũ lực tương xứng sau khi đã đưa ra cảnh báo. Cảnh sát có thể sử dụng súng để tự vệ, đối phó với tội phạm có trang bị vũ trang hay để bảo vệ cho những nhân vật hay thiết bị quan trọng, nhưng không được phép sử dụng để kiểm soát đám đông.

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 15

Lực lượng an ninh Liên Hợp Quốc

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 16

Lực lượng an ninh Liên Hợp Quốc ở Geneva (Thụy SĨ) tuân thủ theo các điều luật đối với cảnh sát địa phương. Luật quy định họ chỉ được dùng vũ khí tương xứng trong các trường hợp được cho là không còn biện pháp nào khác, nhưng cần tránh chấn thương nghiêm trọng bất cứ khi nào có thể và phải đưa ra cảnh báo trước về việc sử dụng súng nếu tình hình cho phép.

Lực lượng đặc nhiệm ở Mexico

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 17
Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 18

Tại Mexico, khi không thể ngăn chặn hành vi bạo lực của đám đông, đội đặc nhiệm sẽ thực hiện theo các cấp độ tăng dần: 1. thuyết phục bằng lời nói và răn đe; 2. giảm chuyển động cơ thể; 3. dùng vũ khí phi sát thương; 4. dùng súng hoặc vũ khí sát thương.

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 19

Lực lượng Carabinieri của Ý

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 20

Tại Ý, cảnh sát và lực lượng bán quân đội Carabinieri phải tuân theo các điều luật quy định chỉ được sử dụng vũ khí trong khi làm nhiệm vụ, khi việc này là thực sự cần thiết để kháng cự, chấm dứt bạo lực hay ngăn chặn tội ác nghiêm trọng và phải phù hợp với tình hình.

Cảnh sát Afghanistan

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 21

Ở Afghanistan, cảnh sát có thể sử dụng vũ khí hay thuốc nổ để chống lại những nhóm người gây mất trật tự an ninh bằng vũ khí và khi các biện pháp khác không hiệu quả. Cảnh sát Afghanistan phải đưa ra tối thiểu 6 cảnh báo trước khi áp dụng vũ lực (3 cảnh báo bằng lời và 3 cảnh báo bằng súng).

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 22

Lực lượng cảnh sát hỗ trợ đặc nhiệm ở Bosnia

Xem mặt lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới - ảnh 23

Ở Bosnia, cảnh sát được phép sử dụng các loại vũ khí từ dùi cui cho đến các loại hóa chất kích thích, vòi rồng, súng đặc biệt và các thiết bị nổ sau khi đưa ra cảnh báo, nhưng chỉ khi các biện pháp kiểm soát khác không hiệu quả. Họ cũng không được phép tấn công người già, trẻ nhỏ hay người khuyết tật nếu những người này không sử dụng vũ khí. Các biện pháp trấn áp phải tương xứng với sự kháng cự hay bạo lực đối với người thi hành.

Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin Reuters (Anh), một trong những hãng tin lớn nhất thế giới. Reuters cung cấp bài viết, hình ảnh, đồ họa và video cho rất nhiều tờ báo, đài phát thanh, đài truyền hình, Internet và các phương tiện truyền thông khác trên toàn thế giới.

Huỳnh Linh

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !