"Xé" sương mù, xuyên màn đêm đi tìm sự sống cho bé sơ sinh 800 gram

Ca cấp cứu đặc biệt cuối năm của các nhân viên y tế, Trung tâm cấp cứu 115, Bệnh viện Hùng Vương, Phú Thọ đã khiến nhiều người xúc động. Hành trình đưa cháu bé chỉ có 800 gram đi tìm sự sống từ Hà Giang đến Hà Nội đã được các bác sĩ ghi lại.

Các bác sĩ xé màn đêm đưa bé đi cấp cứu.

Ca sơ sinh đáng nhớ

10 giờ sáng ngày 18/1/2020, Trung tâm cấp cứu 115 Bệnh viện Hùng Vương, Phú Thọ nhận được yêu cầu hỗ trợ vận chuyển bệnh nhân từ một đồng nghiệp đang làm việc tại Bệnh viện huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang, nơi chỉ còn cách cột cờ Lũng Cú vài chục cây số và cách Hà Nội gần 600km. 

Bệnh nhân được yêu cầu vận chuyển là một bệnh nhân đặc biệt, một em bé vừa mới sinh ở tuần 28 và chỉ nặng… 800 gr. Mặc dù các bác sĩ của trung tâm 115 Bệnh viện Hùng Vương - những người đã đối mặt nhiều lần với những người bệnh rất đặc biệt, rất nguy kịch nhưng chưa lần nào ca vận chuyển khiến các bác sĩ căng thẳng, lo lắng như lần vận chuyển này.

Cháu bé sơ sinh đã được cấp cứu an toàn.

Bác sĩ nhi khoa Đặng Kim Thu – Bệnh viện Hùng Vương kể, khi đó bác sĩ Thu đang điều trị cho nhiều bệnh nhi khác thấy thông báo có ca bệnh cần hỗ trợ, chị bàn giao công việc và lên đường ngay cùng xe cấp cứu.

10 giờ 15 phút, xe xuất phát mang theo một kíp cấp cứu dày dặn kinh nghiệm nhất, bác sĩ hồi sức sơ sinh, điều dưỡng hồi sức cấp cứu, kỹ thuật viên vận hành máy thở, monitoring, bơm tiêm điện… Ngoài các loại thuốc thiết yếu đều phải mang theo cả sữa, bình làm ấm dinh dưỡng, máy sưởi, nhiệt kế…

Đường từ Bệnh viện Hùng Vương đến trung tâm thành phố Hà Giang không xa, chỉ chưa đến 200km nhưng xe di chuyển chậm vì là ngày Tết, hai bên đường nhiều đoạn người dân đã biến thành chợ, cam, quýt, lá dong, gạo nếp… bầy la liệt. Trên đường đi, bác sĩ Thu liên tục gọi điện để hỏi về tình hình cháu bé và gia đình. Chị Thu kể, “tôi chỉ biết đó là cháu bé sinh non, nhà ở Mèo Vạc, Hà Giang. Cháu bé là con thứ ba, mẹ bị vỡ ối nên đưa xuống Hà Giang nhưng không kịp và vào phẫu thuật ở Bệnh viện huyện Yên Minh”.

Ra khỏi thành phố Hà Giang, cung đường tiếp cận Trung tâm y tế huyện Yên Minh chưa đầy 100km nhưng đây thật sự là một thử thách vô cùng khốc liệt, trời mưa tầm tã, sương mù dày đặc, có đoạn tầm nhìn không quá 2m. Nếu ai đã đi một lần trên con đường như thế sẽ hiểu được sự nguy hiểm mà các bác sĩ phải đối mặt, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút, những ngày mùa hè dòng sông nho quế, những triền đá tai mèo, những vườn hoa tam giác mạch nên thơ bao nhiêu thì bây giờ nó trở nên nguy hiểm, đe dọa bấy nhiêu.

Đến 17 giờ, các bác sĩ mới tiếp cận được em bé. Khi tiếp cận em bé, các bác sĩ vừa ngỡ ngàng, vừa xúc động và cũng vừa  kính nể. Một bệnh viện nơi sơn cùng, thủy tận, một bệnh viện mà số lượng nhân viên y tế và bệnh nhân bằng nhau… nhưng các bác sĩ ở đây đã đón, duy trì sự sống suốt nhiều giờ cho một em bé sinh non ở tuần thai thứ 28 và chỉ nặng 800 gr trong điều kiện thiếu thốn đủ mọi thứ và dưới thời tiết 9 - 10 độ C… Một việc mà ngay cả ở nhiều bệnh viện dưới xuôi với những điều kiện thuận lợi cũng chưa chắc đã làm được.

Cháu bé đã về bệnh viện Nhi trung ương an toàn.

Chị Thu đã nhiều lần cấp cứu các ca sinh non nhưng đây là ca đặc biệt. Bác sĩ Thu kể, cháu bé sinh 28 tuần nhưng theo phản xạ chỉ khoảng 26 tuần. Các bác sĩ lại nhanh chóng lên đường đưa bé về Hà Nội.

Hành trình đáng nhớ

17 giờ 30 xe bắt đầu chuyển bánh để về Hà Nội, cũng bắt đầu từ đây một cuộc chiến vô cùng cam go, căng thẳng, quyết liệt chính thức bắt đầu. Dù mới 17 giờ 30 nhưng ở đây màn đêm đã buông xuống, những khó khăn, nguy hiểm gặp ở chiều đi lúc ban ngày thì bây giờ nó được nhân đôi, phía trước, phía sau, bên phải, bên trái hàng chục cây số không gặp một bóng người.

Thậm chí vì màn xương quá dày nên những người trong xe cũng không thể nhìn thấy một nhà dân ở ven đường.

Cảm giác lúc ấy như kiểu mình đang đi lạc ra bên ngoài vũ trụ, mọi thứ lạnh lẽo, xa lạ đến rợn người, bên trong xe tất cả ánh mắt, các giác quan của những người lớn, trừ lái xe đều đổ dồn vào em bé, một em bé chỉ to bằng chiếc … cốc uống nước. Cháu bé nhỏ tý lại nằm trong một lớp giữ ấm. Bác sĩ liên tục theo dõi phản xạ của bé qua monitỏr và liên tiếp bóp bóng cho bé. Bác sĩ Thu kể hành trình từ huyện Yên Minh xuống thành phố Hà Giang lúc nào cũng lo lắng đường xóc cháu bé có thể bị rơi ống nội khí quản ra ngoài.

Suốt chặng đường hàng trăm cây số, những người trong xe cấp cứu không ai nói với ai một câu gì ngoài những y lệnh khô khốc, ngắn gọn của bác sỹ. Trong xe, ngoài tiếng thở của nhân viên y tế là một thứ tạp âm của các loại máy móc, một thứ tạp âm như tăng thêm sự thách thức đối với con người, và cuộc chiến lạnh lùng ấy kéo dài trên suốt chặng đường hơn 500km, một chặng đường từ miền địa đầu Tổ quốc đến Thủ đô Hà Nội, kéo dài trong suốt thời gian gần 12 giờ liên tục, một chuyến xe xuyên thấu cả màn đêm dày đặc.

Hơn 12 tiếng đồng hồ xuyên đêm, nhân viên y tế, người thân của cháu bé và cả lái xe đã gần như đều kiệt sức nhưng ai cũng xúc động vì sự sống kỳ diệu của em bé. Đúng 1h55 Chủ nhật ngày 19/1/2020 cháu bé đã được đưa vào đơn vị sơ sinh Bệnh viện Nhi Trung ương và được các bác sĩ ở đây chăm sóc.

Khánh Chi

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !