Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia yêu cầu Bộ Y tế xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi.

Thông báo 205 ngày 15/7 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia khuyến cáo dịch đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia, kể cả các quốc gia có hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, với sự xuất hiện của biến thể mới của Omicron (chủng BA.4 và BA.5).

Tại Việt Nam đã ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng BA.5 trong cộng đồng, trong khi tiêm vắc xin chưa đảm bảo tiến độ, nguyên nhân chủ yếu do điều hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện tiêm chủng chưa thực sự quyết liệt, khoa học, một bộ phận người dân còn lơ là, chủ quan.

{keywords}
Ảnh minh hoạ 

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch yêu cầu Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể tiêm vắc xin mũi 3, 4 cho từng nhóm đối tượng, lưu ý các nhóm nguy cơ cao như bệnh nền, lực lượng tuyến đầu, công nhân, người cao tuổi…

Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu Bộ Y tế rà soát kế hoạch tiêm vắc xin 6 tháng cuối năm 2022, xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin năm 2023 và kế hoạch tiêm cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi.

Đồng thời Bộ Y tế chỉ đạo các tỉnh thành, địa phương đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vắc xin mũi 3, 4 cho cán bộ, chiến sĩ, quân nhân, công chức, viên chức, người lao động, học sinh, sinh viên trong toàn ngành.

Theo thống kê từ Bộ Y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.759.145 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.557 ca nhiễm).

Tính đến ngày 15/7, hiện có 37 trường hợp mắc Covid-19 đang thở oxy, trong đó thở ô xy qua mặt nạ: 30 ca, thở ô xy dòng cao HFNC: 5 ca; thở máy không xâm lấn: 0 ca; thở máy xâm lấn: 2 ca

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.090 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Tính đến ngày 14/7, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 237.673.427 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 208.748.151 liều: Mũi 1 là 71.292.429 liều; Mũi 2 là 68.817.648 liều; Mũi 3 (vắc xin Abdala) là 1.511.912 liều; Mũi bổ sung là 14.146.507 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 46.723.624 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 6.256.031 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 19.158.154 liều: Mũi 1 là 9.012.764 liều; Mũi 2 là 8.669.779 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 1.475.611 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 9.767.122 liều: Mũi 1 là 6.785.267 liều; Mũi 2 là 2.981.855 liều.

N. Huyền 

Hai người bất ngờ hôn mê sâu sau bữa ăn trưa

Hai bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng suy hô hấp, hôn mê sâu.

Cuộc gọi lúc nửa đêm cứu 2 trẻ nhỏ nguy kịch vì tay chân miệng

Trẻ bị tay chân miệng quá nặng, bác sĩ ở tỉnh gọi điện giữa đêm cho chuyên gia tại TP.HCM xin chuyển lên tuyến trên. Tuy nhiên, trẻ có nguy cơ tử vong rất cao trên đường cấp cứu.

Cách phân biệt huyết áp thấp và hạ đường huyết

Người bị huyết áp thấp cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, thiếu tập trung; trong khi nếu hạ đường huyết, bệnh nhân lại có cảm giác đói, run rẩy, đổ mồ hôi.

Trẻ 17 tháng tuổi phải lọc máu khi mắc tay chân miệng

Chỉ trong 4 giờ chuyển viện lên TP.HCM, trẻ chuyển nặng từ bệnh tay chân miệng độ 3 sang độ 4, suy hô hấp.

Cho điều hòa, quạt điện phả thẳng vào mặt: Thói quen cần bỏ ngay

Thói quen đang ở ngoài nóng về bật quạt mạnh, điều hòa lạnh sâu thậm chí thổi thẳng gió vào người gây ra rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe.

Nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM ra văn bản khẩn

UBND TP.HCM yêu cầu ngành y tế thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt ở các điểm trông giữ trẻ, trường mầm non, tiểu học.

Bộ Y tế: Sắp nhập thuốc điều trị các ca mắc tay chân miệng nặng

Dự kiến, tháng 7 và 8 tới, các loại thuốc điều trị bệnh tay chân miệng nặng sẽ được nhập về Việt Nam.

Mùa vải đã đến, ăn thế nào để không gây hại sức khỏe?

Quả vải có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng lại không nên ăn quá nhiều. Một số trường hợp có thể bị đau bụng, nổi mề đay, nôn nao sau khi ăn loại quả này.

Không muốn rước bệnh, tuyệt đối không ăn dưa muối xổi

Dưa muối xổi là món được nhiều người yêu thích nhưng ăn nhiều không tốt, có thể gây ung thư dạ dày.

Nhiều bệnh viện miền Tây thiếu máu vì khó khăn đấu thầu, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Khó khăn trong đấu thầu, mua sắm vật tư, sinh phẩm xét nghiệm, thiếu từ túi lấy máu, hóa chất sàng lọc máu, kit thu nhận tiểu cầu, Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ không thể cung cấp máu cho nhiều bệnh viện tại miền Tây.

Đang cập nhật dữ liệu !