Vú nhiễm trùng, chảy mủ chỉ vì đắp lá chữa tắc sữa

Nghe lời người thân, đang trong thời kỳ cho con bú và bị tắc tuyến sữa, sản phụ lấy lá đắp chữa bệnh tắc tuyến sữa, chỉ đến khi ổ nhiễm trùng chảy mủ mới đến BV Sản nhi Quảng Ninh.

{keywords}
Sản phụ đang được điều trị tại BV Sản nhi Quảng Ninh

Kết quả khám lâm sàng cho thấy phần ngực có một ổ nhiễm khuẩn, chảy mủ... Qua hội chẩn chuyên khoa bác sĩ chẩn đoán sản phụ bị áp xe vú, ngực chảy mủ do tắc tuyến sữa và chỉ định chích áp xe và làm vật lý trị liệu cho bệnh nhân.

Sữa mẹ được sản xuất ra từ các nang sữa, theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa nằm ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, lòng ống dẫn bị hẹp bít lại làm sữa không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng tròn bệnh lý, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

{keywords}
Vú nhiễm trùng, chảy mủ chỉ vì đắp lá chữa tắc sữa

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Huê, chuyên khoa II sản phụ khoa, cho biết: “Hiện tượng này thường xảy ra ở các sản phụ trong những ngày đầu sau sinh và trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bị tắc tia sữa không điều trị kịp thời và đúng phương pháp, người mẹ có thể bị viêm tuyến vú, áp-xe tuyến vú, lâu dần trở thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú. Ngoài ra, tắc tia sữa còn làm cho quá trình tạo sữa bị ảnh hưởng, lâu dần người mẹ ít sữa hoặc sẽ mất sữa”.

Đáng lưu ý, các bác sĩ cũng nhấn mạnh áp - xe vú là một bệnh thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là trong thời kỳ sinh đẻ, nuôi con. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh gây nên những biến chứng nặng nề và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm tắc tia sữa có rất nhiều nguyên nhân như người mẹ không cho trẻ bú sớm và thường xuyên, cho con bú khi đầu vú và bàn tay không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập từ ngoài vào ống dẫn sữa thông qua đầu vú. Hệ thống ống dẫn sữa nhiễm khuẩn sẽ bị nhỏ hẹp gây cản trở sữa thoát ra ngoài.

Nguyên nhân của tình trạng này là do sản phụ có  đầu ti bị kéo vào trong hoặc bằng phẳng, quá to, biến dạng khiến bé bú khó khăn…Sản phụ bị căng thẳng tinh thần trong thời kỳ cho con bú hoặc chế độ dinh dưỡng cho người mẹ chưa hợp lý cũng làm tăng nguy cơ tắc tia sữa.

Dấu hiệu đầu tiên của hiện tượng tắc sữa là bầu vú căng to hơn so với bình thường và càng lúc càng tăng dần, đau nhức và không tiết sữa hoặc ra ít. Có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, sốt, đau vú tăng lên nếu sữa đã ứ đọng nhiều ở bên trong. Khi sờ sẽ thấy có những khối tròn bề mặt gồ ghề, mật độ cứng với nhiều kích thước khác nhau, khi chạm vào rất đau.

Khi có các dấu hiệu trên, các sản phụ cần được thăm khám sớm bởi các bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác và tiến hành phương pháp điều trị cho phù hợp. Các sản phụ cũng được khuyên tránh tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng hoặc trì hoãn việc điều trị, tránh trường hợp đáng tiếc như ví dụ trên.

Các bác sĩ tại bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cũng đưa ra cảnh báo, việc đắp lá tạo ra sự kích ứng da gây nên mẩn đỏ da tại vị trí bầu ngực. Bởi vì bản thân các loại lá cây chứa nhiều lông tơ nhỏ rất dễ gây kích ứng cho da, chưa kể nếu các lá cây chưa vệ sinh kỹ nhiễm bẩn hoặc chứa hóa chất thì còn nguy hiểm hơn.

Khi tạo áp xe, người nhà của bệnh nhân lại nặn bóp quá sớm làm ổ nhiễm trùng lan rộng gây tổn thương tổ chức mềm lành xung quanh, khiến bệnh lý nặng hơn.

Khi ngực căng, có dấu hiệu tắc sữa, sản phụ có thể chườm mát hoặc massager ngực sẽ có hiệu quả trước khi trở thành ổ áp xe. Có thể phối hợp sử dụng thông tắc sữa bằng máy hút sữa hoặc làm mềm ngực bằng máy vật lý trị liệu như đèn hồng ngoại, sóng siêu âm. Đồng thời đến cơ sở chuyên khoa uy tín để bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị áp xe vú kịp thời, phòng tránh nguy cơ ung thư vú. 

Để phòng ngừa viêm tắc tia sữa sau sinh, quan trọng nhất là phòng nứt đầu vú. Trong thời kỳ đầu mang thai, nếu núm vú thụt vào hoặc bằng phẳng, chị em cần phải vê kéo dần ra ngoài hàng ngày.
Người mẹ cần cho con bú đúng giờ, mỗi lần bú không quá dài, khoảng 10-15 phút là đủ, bú hết một bên, không để trẻ ngậm đầu ti ngủ. Nếu con bú không hết, mẹ cần vắt sữa ra ngoài.
Mỗi lần cho bú, sản phụ cần giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ của núm vú. Trước khi cho con bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi, khi bú xong lại phải lau sạch, khô. Khi các phương pháp dự phòng thất bại, sản phụ cần được điều trị kịp thời.

H. Anh 

 

Hơn 1.400 nhân viên y tế thôn bản được nâng cao kiến thức ứng phó đại dịch

1.011 cán bộ của 27 trạm y tế và 1.412 nhân viên y tế thôn bản và cộng tác viên y tế tại các huyện dự án đã được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản để ứng phó với đại dịch.

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Đang cập nhật dữ liệu !