Virus cổ đại gây bệnh chết người sẽ quay trở lại tấn công con người hiện tại?
Vào năm 2015, nhóm các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc đã đến Tây Tạng để thu thập các mẫu băng hà lâu đời nhất của Trái đất.
Đầu tháng này, họ đã xuất bản một bài báo khoa học mô tả chi tiết về việc phát hiện ra 28 nhóm virus mới trong băng 15.000 năm tuổi. Đáng sợ hơn, họ cảnh báo rằng biến đổi khí hậu có thể giải phóng virus cổ xưa vào khí quyển, ảnh hưởng trực tiếp đến con người ở thế giới hiện đại.
Nhóm nghiên cứu đã khoan tới 50 mét bên dưới bề mặt sông băng để lấy hai lõi băng phục vụ cho việc nghiên cứu.
Sau đó, họ đã sử dụng các kỹ thuật vi sinh để xác định vi khuẩn trong các mẫu.
Những kỹ thuật này tiết lộ 33 nhóm virus, trong đó đáng chú ý là 28 loại virus cổ đại mà các nhà khoa học chưa từng thấy trước đây.
Nhóm nghiên cứu viết rằng: "Nghiên cứu này thiết lập các quy trình lấy mẫu vi khuẩn và virus siêu sạch trong lớp băng hà, bổ sung trước các phương pháp khử nhiễm silico và lần đầu tiên, các quy trình sạch đối với virus".
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng biến đổi khí hậu hiện đang đe dọa chúng ta. Họ viết rằng: "Ở mức tối thiểu, băng tan cung cấp thông tin về khí hậu Trái đất trong quá khứ. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất, băng tan này có thể giải phóng mầm bệnh vào môi trường hiện đại".
Trong quá khứ, một loại vi khuẩn không hoạt động trong thời gian dài đã giải phóng khỏi lớp băng vĩnh cửu năm 2016 làm bùng phát dịch bệnh than ở Serbia.
Bệnh nguy hiểm đã gây tử vong ở người và động vật. Hơn 2.300 con tuần lộc chết trong dịch, tại khu vực Yamalo-Nenets ở Siberia.