Vĩnh Phúc: Khai giảng không quá 60 phút, có thể tổ chức trực tuyến

Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc vừa có văn bản gửi các phòng GD&ĐT, đơn vị trực thuộc, đơn vị có học sinh học chương trình GDTX cấp THPT về việc triển khai một số hoạt động đầu năm học 2021-2022.

Theo văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, toàn tỉnh tổ chức lễ khai giảng trang trọng, ngắn gọn trong 60 phút, từ 7h30 ngày 5/9. Các nghi thức trong lễ khai giảng gồm: Chào cờ - hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch nước, diễn văn khai giảng; đại diện lãnh đạo cấp trên (nếu có) tặng hoa chúc mừng, đánh trống khai trường. Đáng chú ý, lễ khai giảng không tổ chức văn nghệ chào mừng như các năm trước.

Đối với trường có lãnh đạo tỉnh đến dự lễ khai giảng, Sở GD&ĐT sẽ có hướng dẫn riêng. Các trường phổ thông còn lại tổ chức lễ khai giảng trang trọng, ngắn gọn theo một trong hai hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến.

Với lễ khai giảng tổ chức trực tiếp, học sinh ngồi tại lớp. Lễ khai giảng bằng hình thức trực tuyến, học sinh ở nhà theo dõi các nội dung khai giảng chung tại phòng họp của nhà trường được truyền qua mạng hoặc hệ thống dạy học trực tuyến...

Đối với cơ sở giáo dục mầm non, không tổ chức khai giảng vào ngày 5/9, mà tổ chức hoạt động chào đón năm học mới vào đầu giờ sáng ngày 6/9 tại lớp học.

Sau khi kết thúc khai giảng, các trường phổ biến nội quy, quy định của nhà trường, giới thiệu hoạt động giáo dục, phương pháp học tập, rèn luyện ở trường lớp.

Học sinh toàn tỉnh Vĩnh Phúc bắt đầu chương trình học kỳ I từ ngày 6/9. Riêng lớp 1, thời gian bắt đầu học kỳ I tính từ ngày tựu trường 23/8.

Ngoài ra, văn bản của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc còn hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho trưởng các phòng GD&ĐT, thủ trưởng đơn vị trực thuộc Sở, đơn vị giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT, thực hiện các nội dung liên quan đến rà soát sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, đảm bảo cân đối về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, ưu tiên bố trí đủ giáo viên lớp 1, lớp 2, lớp 6.

Đối với các trường thiếu giáo viên, xây dựng phương án dạy tăng giờ phù hợp, hợp đồng thêm giáo viên trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp cung ứng, hướng dẫn học sinh mua đủ hoặc tận dụng sách giáo khoa, sách tham khảo và đồ dùng học tập, tránh lãng phí. 

Các đơn vị cần đảm bảo cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,  duy trì nền nếp học tập ngay từ đầu năm học; Quản lý các khoản thu và chi tài chính theo Nghị quyết số 11 của Hội đồng nhân dân tỉnh, công khai thu chi đầu năm học, nghiêm cấm tình trạng lạm thu trong nhà trường; Xây dựng kịch bản cho cả năm học, chuẩn bị sẵn sàng phương án chuyển đổi hình thực dạy học phù hợp với tình huống bệnh dịch phức tạp, đảm bảo khung thời gian kế hoạch năm học; Đảm bảo an toàn trường lớp, an toàn, vệ sinh phòng chống dịch bệnh trong Lễ khai giảng và suốt năm học;

Ngoài áp dụng đầy đủ biện pháp, khuyến cáo của các cấp, ngành trung ương và địa phương về phòng chống dịch bệnh, Hiệu trưởng nhà trường cần chỉ đạo học sinh, phụ huynh tuyệt đối không tụ tập bên ngoài lớp học. Giáo viên giám sát đảm bảo học sinh giải lao tại lớp với phương châm lớp giãn cách lớp và lớp tự bảo vệ lớp để phòng chống dịch.

Theo giaoducthoidai.vn

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Thủ khoa Kinh tế quốc dân và lần 'vỡ mộng' thực tập ở công ty kiểm toán lớn nhất thế giới

Trở thành thủ khoa đầu ra, Nguyên Khôi phải trải qua chặng đường không hề dễ dàng. Giai đoạn căng thẳng nhất với Khôi là cuối năm 4, khi giành được suất thực tập tại Deloitte - một trong 4 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới.

Chưa tốt nghiệp ĐH, nữ sinh 21 tuổi giành học bổng thạc sĩ ngành Vũ trụ tại Pháp

Từ Quy Nhơn, Trịnh Hoàng Diệu Ngân ra Hà Nội để theo học ngành Khoa học Vũ trụ và Công nghệ Vệ tinh. Sau 3 năm, Ngân giành học bổng toàn phần chương trình thạc sĩ tại ngôi trường danh giá bậc nhất nước Pháp, dù chưa tốt nghiệp đại học.

Đang cập nhật dữ liệu !