Vì sao vũ khí hiện đại của Trung Quốc chưa thể “hớp hồn” thế giới?

Theo tạp chí National Interest, mặc dù Trung Quốc vừa cho ra mắt máy bay chiến đấu tàng hình J-20 ở triển lãm hàng không Chu Hải, song ngành công nghiệp quốc phòng vẫn đang gặp nhiều vấn đề.

Vào tháng 11/2016, Trung Quốc tổ chức triển lãm hàng không thường niên tại thành phố Chu Hải. Sự kiện này có sự góp mặt của 700 hãng quốc phòng và nhiều khách hàng tiềm năng từ Châu Á và Châu Phi đã có mặt để xem xét các loại vũ khí mới.

Vì sao vũ khí hiện đại của Trung Quốc chưa thể “hớp hồn” thế giới? - ảnh 1

Máy bay tiêm kích J-20 của Trung Quốc.

Tâm điểm của cuộc triển lãm năm nay chính là máy bay chiến đấu tàng hình J-20 mới của Trung Quốc, khi lần đầu tiên loại phi cơ này xuất hiện trước công chúng.

Thế nhưng theo tạp chí O.E. Watch của Văn phòng Nghiên cứu Quân sự nước ngoài của Quân đội Mỹ, nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đang đối mặt với nhiều vấn đề.

“Cộng đồng quốc tế hiện đang có cái nhìn không tích cực đối với các loại vũ khí của Trung Quốc, một phần là bởi chúng vẫn có nhiều lỗi kỹ thuật và khuyết điểm trong thiết kế. Thêm vào đó Trung Quốc không có dịch vụ đi kèm như huấn luyện và bảo dưỡng các loại vũ khí của mình. Ngoài ra một số quốc gia cũng không tin tưởng Trung Quốc”, tạp chí này viết.

Trung Quốc đã có nhiều động thái nhằm thúc đẩy việc xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài. Hiện 2/3 số nước ở Châu Phi đang sử dụng vũ khí của Trung Quốc, và trong nhiều năm qua kim ngạch xuất khẩu quốc phòng của Trung Quốc đã đạt mức kỷ lục. Thế nhưng, Mỹ và Nga vẫn chiếm lĩnh thị trường khí tài quân sự, trong khi đó thị phần của Trung Quốc vẫn phát triển chậm chạp.

Vào tháng 9, các hãng quốc phòng của Trung Quốc đã gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng tại một hội chợ ở Nam Phi, mặc dù các quan chức Bắc Kinh đã cố gắng để quảng bá phi cơ chiến đấu JF-17, một sản phẩm do Trung Quốc và Pakistan liên kết chế tạo. Hiện chỉ có Nigeria là quốc gia duy nhất đã đặt mua JF-17, trong khi các nước Châu Phi khác vẫn còn do dự.

Trước đây, khi Cameroon mua về 4 chiếc trực thăng chiến đấu mới của Trung Quốc, một trong số này đã bị rơi khiến các thỏa thuận giữa hai nước đã bị đóng băng. Một số quốc gia khác cũng bày tỏ sự nghi ngại đối với chất lượng của vũ khí Trung Quốc. Thực tế, so với các loại khí tài quân sự đã được kiểm nghiệm trên chiến trường của Mỹ và Nga, nhiều vũ khí của Trung Quốc vẫn chưa chứng tỏ khả năng của mình trong mắt các khách hàng nước ngoài.

Trong một cuộc diễn tập của Hải quân Trung Quốc vào ngày 14/09/2016, hai tên lửa C-705 do Trung Quốc sản xuất đã không bắn trúng mục tiêu đã định sau khi được phóng đi. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi cuộc diễn tập diễn ra dưới sự chứng kiến của Tổng thống Indonesia Joko Widodo.

Vì sao vũ khí hiện đại của Trung Quốc chưa thể “hớp hồn” thế giới? - ảnh 2

Tên lửa C-705 do Trung Quốc sản xuất.

Ông Zhou Chenming, một chuyên gia quốc phòng Trung Quốc từng làm việc cho một công ty thuộc Tập đoàn Công nghệ Khoa học Hàng không Trung Quốc đã lên tiếng bảo vệ loại tên lửa này, nói rằng nhiều khả năng đã có lỗi lầm từ phía người vận hành.

“Khi một quả tên lửa được phóng đi, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định độ chính xác của tên lửa, cụ thể là xác định độ cao cần thiết của tên lửa cũng như thời điểm để đổi hướng nó”, ông nói.

Ông Zhou nói thêm rằng tên lửa C-705 đã chứng tỏ khả năng của nó khi được quân nổi dây Houthi sử dụng để chống lại các tàu chiến của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.

Mặc dù nhiều nước vẫn chưa đánh giá cao các loại khí tài của Trung Quốc, song có rất nhiều nhóm vũ trang trên thế giới đang sử dụng các loại vũ khí này. Cụ thể, chính quyền Sudan là một trong những bạn hàng chính của Trung Quốc và đã phân phối chúng ra khắp lục địa đen. Tên lửa phòng không của Trung Quốc đang được quân đội Nam Sudan sử dụng, trong khi đó quân nổi dậy tại đây cũng có những loại vũ khí mới của Trung Quốc.

Việc Trung Quốc xuất khẩu vũ khí sang Châu Phi cũng diễn ra cùng thời điểm các công ty nước này đang đầu tư mạnh mẽ vào lục địa đen nhằm kiếm lời từ nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào nơi đây.

“Thương mại là một trong những yếu tố chính làm nên sự phát triển kinh tế của Trung Quốc”, O.E. Watch cho biết. “Nếu Trung Quốc có thể nâng cao chất lượng của các loại khí tài quân sự của mình, uy tín của họ trên thị trường quốc phòng sẽ được nâng cao”.

Như vậy, mặc dù gặp khó khăn, chừng nào các cuộc xung đột trên thế giới tiếp tục diễn ra, nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc sẽ có nhiều cơ hội phát triển. 

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !