Vì sao Việt Nam chưa triển khai 'hộ chiếu vắc xin'?
Từ tháng 2/2021, 'hộ chiếu vắc xin' đã được đề cập tới. Đến nay Việt Nam có khoảng hơn 1 triệu liều vắc xin Covid-10 đã được tiêm. Nhưng hiện tại 'hộ chiếu vắc xin' vẫn chưa được công nhận, người có 'hộ chiếu vắc xin' vẫn cần cách ly.
Tôi đi tiêm vắc xin Covid-19 dù cơ địa dị ứng
Tôi nằm trong nhóm 11 đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 theo Nghị định 21 của Chính phủ. Ngay từ khi bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19 cho các nhân viên y tế tôi đã hồi hộp theo dõi thông tin của họ.
Đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa có dự kiến về thời điểm có thể triển khai 'hộ chiều vắc xin'. Hiện tại, hai hãng hàng không ở Việt Nam là Vietnam Arilines và Vietjet cũng triển khai thử nghiệm 'hộ chiếu vắc xin'. Đây được coi là 'cuộc cạnh tranh' với các nước trong khu vực để đảm bảo mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế.
PGS Nguyễn Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết “hộ chiếu vắc xin” đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Theo đó, người tiêm chủng vắc xin được cấp hộ chiếu. Hiện nay một số nước như Anh đã cho công dân của họ được phép đi lại. Tuy nhiên, “hộ chiếu vắc xin” không phải tấm bùa hộ mệnh mà vẫn cần phải thực hiện phòng chống bệnh theo quy tắc 5K. Đến nay, người đã có “hộ chiếu vắc xin” sang Việt Nam vẫn phải cách ly khi nhập cảnh.
PGS Cường cho biết vì virus vẫn có biến chủng khác nhau nên người đã tiêm vắc xin vẫn có nguy cơ bị nhiễm. Một số quốc gia yêu cầu tiêm đủ vắc xin mới được làm việc nhưng đó là các quốc gia có tiềm lực mạnh.
GS Nguyễn Gia Bình – Bệnh Viện Bạch Mai cũng cho rằng “hộ chiếu vắc xin” đã được đề cập nhiều nhưng hiện tại Tổ chức Y tế thế giới - WHO cũng không đồng ý với “hộ chiếu vắc xin” vì vấn đề này không bình đẳng. Đến nay, tại Việt Nam thảo luận và đề xuất quy định mới, các trường hợp chuyên gia vào làm việc có chính sách riêng. Ví dụ chuyên gia có 'hộ chiếu vắc xin' thì được xét nghiệm ngay khi nhập cảnh nếu kết quả âm tính thì cách ly tập trung chỉ 7 ngày thay vì 21 ngày như bình thường.
Hộ chiếu vắc xin. Ảnh minh họa |
PGS Trần Đắc Phu – Cố vấn cao cấp của Trung tâm đáp ứng các sự kiện y tế khẩn cấp, Bộ Y tế cho biết hiện nay Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống Covid-19 vẫn đang họp bàn về vấn đề có triển khai “hộ chiếu vắc xin” hay không, đến nay vẫn chưa có quyết định chính thức.
Cộng đồng đều kỳ vọng "hộ chiếu vắc xin" là một giải pháp để thế giới sống chung với đại dịch, để mở cửa lại nền kinh tế, du lịch....
Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 biến đổi liên tục nên vắc xin có thể không hiệu quả hoặc ít hiệu quả với các biến chủng mới nên hiện vẫn còn chờ đợi thêm. Ngoài ra, PGS Phu cho rằng chúng ta cũng không loại trừ trường hợp có “hộ chiếu vắc xin” giả.
Vì thế, mỗi quốc gia căn cứ vào đánh giá rủi ro, lợi ích, hợp tác giữa các bên… để có thể có hình thức áp dụng phù hợp. Có thể kết hợp "hộ chiếu vắc xin" với xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính để giảm thời gian cách ly…
Trước đây, Việt Nam quy định tất cả người nhập cảnh và người tiếp xúc gần với ca nhiễm phải cách ly tập trung 14 ngày. Sau ba lần xét nghiệm âm tính, những người này được giám sát sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú thêm 14 ngày nữa.
Từ ngày 05/5, Bộ Y tế quyết định kéo dài thời gian cách ly tập trung người tiếp xúc gần với ca dương tính và người nhập cảnh Việt Nam lên 21 ngày. Sau ba lần xét nghiệm âm tính, họ tiếp tục được theo dõi sức khỏe tại nhà 07 ngày.
Giữa tháng 5, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết đã đề xuất Ban chỉ đạo chủ trương cách ly tập trung 07 ngày người nhập cảnh có 'hộ chiếu vắc xin'; xét nghiệm hai lần, nếu âm tính sẽ cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú thêm 07 ngày.
Cụ thể người nhập cảnh có 'hộ chiếu vắc xin' sẽ được xét nghiệm lần đầu vào ngày đầu tiên sau khi nhập cảnh; lần thứ hai vào ngày cách ly thứ sáu. Lần xét nghiệm thứ ba được thực hiện vào ngày cuối trong chuỗi cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú. Nếu cả ba lần xét nghiệm âm tính, người nhập cảnh được kết thúc cách ly.
Tuy nhiên, đến nay Ban chỉ đạo vẫn chưa có quyết định thực hiện điều này nên các đối tượng dù có “hộ chiếu vắc xin” hay không vẫn đang phải cách ly 21 ngày – PGS Phu cho biết.
K.Chi
Sau tiêm vắc xin Covid-19 nên làm gì để giảm tác dụng phụ?
Sau khi tiêm vắc xin Covid-19, người thường mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau vì vậy cần lưu ý một số vấn đề để chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu tác dụng phụ sau tiêm