Tôi đi tiêm vắc xin Covid-19 dù cơ địa dị ứng

Tôi nằm trong nhóm 11 đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin Covid-19 theo Nghị định 21 của Chính phủ. Ngay từ khi bắt đầu tiêm vắc xin Covid-19 cho các nhân viên y tế tôi đã hồi hộp theo dõi thông tin của họ.

 

Chuyên gia truyền nhiễm nói gì về virus SARS-CoV-2 lây qua không khí?

Chuyên gia truyền nhiễm nói gì về virus SARS-CoV-2 lây qua không khí?

Virus SARS-CoV-2 có thể lây trong không khí qua các giọt bắn nhỏ lơ lửng và đặc biệt nhiệt độ thấp virus tồn tại càng lâu, có thể tồn tại lên tới 14 ngày.

Đến lượt tôi được gọi đăng ký tiêm, cảm giác đầu tiên hơi run. Tôi gọi hỏi các đồng nghiệp đã tiêm chưa, có tiêm không? Người thì bảo tiêm chứ, người lại băn khoăn “có nên tiêm không nhỉ?”. 

Bạn tôi là nữ điều dưỡng ở một bệnh viện tại Hà Nội cho biết tiêm xong cô ấy bị sốt 2 ngày, nôn ói, không ăn được gì. Rồi hàng xóm của tôi cũng có 1 vài người nằm trong diện được tiêm vắc xin Covid-19, ai cũng nói tiêm xong mệt mỏi, người đau nhức khắp người, cảm giác khó chịu.

Nhưng cũng có những người bảo tiêm xong chẳng có cảm giác gì khác lạ, cơ thể vẫn bình thường, đi lại ăn uống không hề ảnh hưởng gì.

Vậy nên tôi đăng ký, khi nào đến lịch đi tiêm thì đi.

Khi làn sóng dịch thứ tư xảy ra, có bác sĩ đã mắc Covid-19 dù được tiêm phòng 1 mũi vắc xin Covid-19. Tôi hỏi chuyên gia về vắc xin AstraZeneca có chống lại được biến chủng mới không, được trả lời, nếu tiêm rồi mà lỡ mắc Covid-19 cũng nhẹ hơn, và biến chứng sau tiêm vô cùng hãn hữu.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Đến gần ngày tiêm, có thông tin  nhân viên y tế ở An Giang tử vong do sốc phản vệ sau tiêm vắc xin Covid-19. Sau đó lại đến điều dưỡng ở Đà Nẵng cũng sốc phản vệ sau tiêm. Tôi hơi sợ.

Tôi gọi hỏi 1 chuyên gia, anh ấy trả lời “biến chứng có, tuy nhiên, tỷ lệ vô cùng thấp, không có thuốc nào là tuyệt đối an toàn 100% và vắc xin cũng thế”. 

Một chuyên gia khác khi thấy tôi hỏi về sốc phản vệ, ông chỉ cười nói “sang tuần anh cũng tiêm,". Tuy vậy nhưng tôi vẫn lo lắng, bởi vì tôi có cơ địa dị ứng. 

Tôi vào facebook đọc bài viết của GS Nguyễn Tuấn tại Úc. Ông nói về tỉ lệ tử vong cộng đồng (bệnh tật, tai nạn giao thông...) hàng ngày so với tiêm vắc xin Covid-19. Lợi ích của tiêm vắc xin Covid-19 phòng chống dịch bệnh là rất lớn.

Cuối cùng tôi quyết định sẽ đi tiêm.

Khi đến Bệnh viện Bạch Mai, cảm giác hơi ngỡ ngàng bởi bệnh viện vô cùng vắng vẻ. Tôi lên khu nhà K1 tìm danh sách có tên mình rồi vào xin hồ sơ,  chờ số thứ tự và nhận giấy khám sàng lọc.

Lên phòng khám, các bạn bác sĩ rất trẻ nhẹ nhàng mời tôi vào phòng khám, hỏi han rất cặn kẽ. Tôi cũng trình bày về vấn đề dị ứng của mình - dị ứng ngứa chứ không có mề đay. May lúc đó, tay tôi đỏ ửng nên bạn nhân viên y tế nói cái này không sao, chị tiêm được.

Đến màn đo huyết áp, hồi hộp quá huyết áp của tôi lên cao. Bạn ấy bảo tôi bình tĩnh chút rồi đo lại. Vài phút sau đo huyết áp 133/80 mmHg. Bình thường huyết áp của tôi chỉ 100/70 mmHg. Tỷ lệ tiêu chuẩn tiêm 98%. 

Nhân viên y tế dặn sau tiêm, người bình thường theo dõi 30 phút còn tôi phải chờ 1 tiếng và dặn tôi nhớ ngồi chỗ nào có nhiều nhân viên y tế để có vấn đề gì họ sẽ phản ứng ngay.

Cùng tiêm phòng hôm đó có rất nhiều bác sĩ của BV Bạch Mai tôi biết, họ đều là chuyên gia y tế kỳ cựu. Tôi tự tin hơn hẳn và được anh điều dưỡng dẫn vào phòng tiêm.

Tôi còn chưa kịp phản ứng gì đã được bạn nhân viên y tế bảo tiêm tay trái và mũi tiêm chỉ tầm 1 phút, không hề có cảm giác gì, không đau. Tiêm xong tôi ra ký giấy đã tiêm.

Ngồi chờ cả tiếng đồng hồ sau tiêm không thấy có hiện tượng gì. Những người cùng đến tiêm với tôi đã về hết chỉ còn vài người giống tôi phải chờ vì cơ địa dị ứng. Chờ đúng 1 tiếng sau ra đo huyết áp, tự nhiên huyết áp lại hơi thấp, nhân viên y tế đo huyết áp bảo tôi chờ 10 phút đo lại. Đến 10 phút sau đo lại huyết áp lên 105/70, tôi được về.

Về nhà, tôi chuẩn bị thuốc hạ sốt, túi nước dừa để đề phòng ban đêm cơn sốt ập đến. Có lẽ nhiều người cũng giống tôi sau tiêm đang hồi hộp 'chờ cơn sốt'. Chờ tới 23h đêm - gần 10 tiếng sau tiêm cũng không sốt. Tôi đi ngủ. Đến sáng dậy chỉ đau đầu, cảm giác người mệt mỏi như cảm cúm, miệng hơi khô và đau nhẹ vùng tiêm. Không có dấu hiệu sốt.

24h sau tiêm tôi thấy mình đã hoàn toàn ổn định, đi làm bình thường. Tiêm vắc xin Covid-19 đúng là trải nghiệm tuyệt vời hồi hộp như sắp gặp crush. Từ giờ tôi yên tâm hơn vì phần nào đã được vắc xin bảo vệ.

K.Chi 

 

Những thời điểm tắm 'chết người'

Những thời điểm tắm 'chết người'

Tắm đêm, tắm lúc vừa đi nắng về, vừa chơi thể thao xong là những thời điểm cực kỳ nguy hiểm và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng với sức khỏe.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Chuyên gia Nhật khuyên tránh xa 5 loại thực phẩm nếu muốn sống thọ

Theo quan điểm của nhà dinh dưỡng học Tomioka, một số món quen thuộc như xúc xích, nước ngọt, ngũ cốc có đường là lựa chọn không tốt.

Bé 8 tuổi phải mổ cấp cứu vì gia đình mải đi du lịch

Bé trai 8 tuổi đau bụng nhưng cả gia đình đi du lịch nên chưa cho đi khám. Sau ba ngày đau liên tục, trẻ mới được vào viện, chẩn đoán viêm phúc mạc do viêm ruột thừa vỡ, phải chuyển mổ cấp cứu.

Xét nghiệm máu có tầm soát được loại ung thư 23.000 người Việt mắc mỗi năm?

Một số người dân tin rằng có thể phát hiện ung thư phổi khi xét nghiệm máu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần thận trọng về điều này.

Căn bệnh có thể biến chứng vào tim, 50% người mắc không hay biết

Nếu không điều trị hiệu quả, bệnh có thể gây ra nhồi máu cơ tim, xuất huyết não và nhiều biến chứng lên tim, thận, mắt, mạch máu...

‘Ba trắng một vàng’ âm thầm gây hại thận

Sữa, muối, đường và nước cam là các thực phẩm mà những người có nguy cơ mắc bệnh thận nên hạn chế.

Đang cập nhật dữ liệu !