Vì sao Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự?

Đến nay, Trung Quốc đã có hàng ngàn tên lửa đất đối đất cũng như hệ thống tên lửa chống tầu ngầm, hơn 60 tàu ngầm tàng hình, 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân, hàng ngàn tiêm kích chiến đấu tàng hình có người lái và không người lái...

Vì sao Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự?

BÀI 1: "CON RỒNG" TỈNH GIẤC?

Chi đậm tay

Hẳn nhiều nhà lãnh đạo của một số quốc gia vẫn chưa thể quên tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì trong một hội nghị thượng đỉnh quốc tế hồi năm 2010, khi phải đối mặt với những chất vẫn về cách hành xử “không đẹp” trong khu vực: “Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là nước nhỏ, đó là sự thật hiển nhiên”. Trên thực tế, Trung Quốc không chỉ là nước lớn so về diện tích và dân số mà lớn ngay cả trên cả tầm ảnh hưởng và sức mạnh quân sự.

Vì sao Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự?

Các binh lính của PLA được rèn luyện chịu đựng trong những điều khiện khí hậu khắc nghiệt như giá rét. (Ảnh: The Economist)

Điều này thể hiện rõ nét nhất ở mức tốc độ gia tăng chi tiêu cho quốc phòng của Trung Quốc luôn luôn giữ mức tăng ở hai con số trong suốt nhiều năm qua. Theo Viện nghiên cứu về vũ khí và quốc phòng Thụy Điển (SIPRI), khoản chi này đã tăng từ khoảng 30 tỷ USD vào năm 2000 lên 120 tỷ USD vào năm 2010 và theo những báo cáo gần đây nhất, con số của năm 2012 sẽ là 160 tỷ USD. Xưa nay, Mỹ vẫn luôn nổi tiếng với chính sách dành 1/4 dự chi ngân sách cho quốc phòng, nhưng cứ đà này ngưỡng chi của Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ vào năm 2035.

Vì sao Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự?

Chi tiêu cho quốc phòng của Trung Quốc so với mức chi tiêu của Mỹ. (đơn vị tính: Nghìn tỷ USD)

Tất cả số tiền đó đang làm thay đổi diện mạo Quân giải phóng Trung Quốc (PLA), nếu 20 năm trước PLA được ví von như những đội quân chỉ có khả năng dùng quân số để áp đảo thì nay PLA đang khiến thế giới phải dè chừng. PLA đang sở hữu 2,3 triệu quân nhân cùng nguồn trang bị, khí tài không hề đơn giản.

Lầu Năm Góc cho rằng PLA đang ngày càng phát triển hoàn thiện chiến thuật “chống tiếp cận” (A2/AD Anti Access and Area-Denial), đồng thời sử dụng các hình thức tấn công có độ chính xác cao cả trong tấn công mặt đất lẫn tấn công chống tàu, chiến hạm, tàu ngầm cũng như dùng các loại vũ khí chống định vị nhằm tiêu diệt và phá hủy khí tài của các quốc gia khác từ xa.

Trung Quốc đặc biệt chú trọng đến vùng biển phía Tây Thái Bình Dương, nơi có nhiều căn cứ quân sự của Mỹ như Okinawa, Hàn Quốc và đảo Guam. Hành động này không chỉ giúp cân bằng đối trọng với Mỹ, một mặt buộc nước này phải mệt mỏi vì những chi tiêu ngày càng tốn kém cho việc duy trì các căn cứ quân sự, một mặt vừa trực tiếp “răn đe” những nước dưới trướng đang được Mỹ che chở.

Điều này khiến Mỹ thực sự lo ngại, tuy đã có kế hoạch cắt giảm 500 tỷ USD trong dự chi ngân sách quân sự của 10 năm tới nhưng Mỹ vẫn khẳng định rõ ràng rằng họ “cần thiết phải lấy lại sự cân bằng ở khu vực Thái Bình Dương”. Suốt những năm qua, Mỹ đã quá bận rộn tại khu vực Trung Đông với Iraq và Afghanistan nên gần như bỏ rơi khu vực kinh tế năng động nhất thế giới – các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương - mãi cho tới gần đây, Mỹ mới giật mình vì sự lớn mạnh cũng ngày càng lộ rõ từ phía Trung Quốc.

Trong quyết sách sửa sai của mình, Mỹ đã quyết định đẩy nhanh việc xây dựng các căn cứ tại Úc, đồng thời triển khai việc đóng quân tại Phillipines từ tháng 2 -2012.

Bản chất khó thay đổi

Trung Quốc đang khiến cả thế giới lo ngại bất chấp họ luôn lặp đi lặp lại những tuyên bố cũ rằng họ đang “trỗi dậy hòa bình”. Rõ ràng Trung Quốc có tham vọng vươn lên thay thế tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Trong suốt 18 tháng qua, Trung Quốc liên tục có những cuộc đụng độ với các tàu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và tranh chấp nguồn tài nguyên biển với Phillipnes trong các vùng biển của khu vực.

Thậm chí, hồi tháng 10 năm ngoái, tờ Hoàn Cầu thời báo còn đưa ra những lời lẽ đầy tính hiếu chiến và đe dọa rằng các nước láng giềng nếu không chịu mềm mỏng trong quan hệ thì hãy “sẵn sàng nghe tiếng đại bác”. Tuy không phải là một tuyên bố chính thức từ phía chính phủ nhưng có vẻ như các nhà cầm quyền Trung Quốc đã hoàn toàn lờ đi cho phép báo này được “tự do ngôn luận” một cách rất khiêu khích.

Những lo ngại càng hằn sâu hơn do PLA là tổ chức quân sự duy nhất trên thế giới không phải là một bộ phận của chính phủ (PLA trực thuộc Đảng cộng sản Trung Quốc) và được điều hành bởi Ủy ban Quân sự Trung ương chứ không phải Bộ Quốc phòng. Cộng đồng quốc tế sẽ rất khó để có thể nhận biết được lập trường cũng như trọng tâm trách nhiệm của PLA trong cách hành xử các vấn đề khu vực và quốc tế.

Vì sao Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự?

Hải quân Trung Quốc luyện tập

Lịch sử phát triển

Công cuộc xây dựng nền quốc phòng của Trung Quốc bắt đầu vào khoảng những năm 1950 khi Trung Quốc vẫn còn là đồng minh thân cận và nhận được nhiều được sự trợ giúp từ Liên Xô. Nhưng việc này đã bị gián đoạn vào những năm 1960 khi Mao Trạch Đông phát động cuộc Đại cách mạng văn hóa, hai nước đã có những mâu thuẫn và thậm chí xô sát nghiêm trọng ở vùng biên và Trung Quốc tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình.

Giai đoạn thứ hai dưới thời Đặng Tiểu Bình vào những năm 1980, Đặng Tiểu Bình cố gắng xốc lại mọi thứ, không loại trừ quân đội. Tuy nhiên, ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc lúc này là kinh tế nên ông Đặng yêu cầu PLA phải hết sức kiên trì và bằng lòng với khoản ngân sách 1,5% GDP.

Giai đoạn thứ ba bắt đầu vào những năm 1990 khi Trung Quốc hoảng hồn nhận ra rằng kỹ thuật quân sự hiện đại của phương Tây mới thực sự có sức mạnh vô song chứ không phải lực lượng phòng vệ mặt đất khổng lồ của mình.

PLA quyết định thực hiện cuộc cách mạng trong quân sự (RMA) với trọng tâm là thay đổi chiến lược, trang bị khí tài hiện đại và áp dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và khoa học chính xác vào xây dựng và phát triển tiềm lực quân sự. Hình mẫu mà PLA theo đuổi lúc này chính là quân đội Mỹ và các nhà hoạch định chiến lược tài ba của Lầu Năm Góc.

Dưới thời ông Giang Trạch Dân, cuộc cách mạng cải tiến quân sự được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, PLA nhận được những khoản chi khổng lồ nhằm phát triển cơ sở quốc phòng công nghệ cao đồng thời không tiếc tiền đầu tư cho phát triển Không quân, Hải quân, vũ khí hạt nhân và các loại tên lửa đạn đạo.

Ở một nấc tiến cao hơn, năm 2003-2004, PLA nhận ra rằng cơ sở quốc phòng hiện đại cùng các loại vũ khí hạt nhân lợi hại không thể phát huy sức mạnh một cách toàn diện nếu không có được sự phối hợp nhịp nhàng trong chiến thuật. Trung Quốc bắt đầu quan tâm tới chiến thuật đồng bộ C4ISR của phương Tây được hiểu là sự kết hợp giữa mệnh lệnh (command), quyền chỉ huy (control), thông tin liên lạc (communication), và công nghệ thông tin (computer) cùng với hoạt động tình báo, giám sát và do thám.

Năm 2010 được coi là năm PLA hoàn thành quá trình đặt nền móng cho nền quốc phòng hiện đại, bước tiếp theo dự kiến kéo dài trong vòng 10 năm với mục tiêu triển khai và hoàn thành chiến thuật đồng bộ hóa các nền tảng quân sự.

Tuy nhiên, lãnh đạo PLA cũng phải thừa nhận nhiệm vụ này không hề đơn giản với Trung Quốc, sự đầu tư lớn nhưng danh mục đầu tư lại chồng chéo và tiến trình bị nhảy cóc khiến cho Trung Quốc rất khó để đạt được trình độ phát triển đồng nhất và ổn định như các nền quân sự Phương Tây.

CSBA cho thấy những lĩnh vực mà Trung Quốc đổ tiền vào đầu tư nhiều nhất là vệ tinh và máy bay trinh sát không người lái, hàng ngàn tên lửa đất đối đất cũng như hệ thống tên lửa chống tầu ngầm, hơn 60 tàu ngầm tàng hình thông thường và ít nhất 6 tàu ngầm tấn công hạt nhân, hàng ngàn tiêm kích chiến đấu tàng hình có người lái và không người lái cùng nhiều loại trang thiết bị phục vụ cho tấn công từ xa và chiến tranh không gian. Tàu sân bay cũng là một trong những giấc mơ của Trung Quốc khi nước này dự tính sở hữu 3 tàu sân bay trong khoảng từ 5 đến 10 năm tới nhưng họ sẽ còn phải đợi rất lâu sau để tận dụng hết nguồn sức mạnh từ những chiến hạm nổi này.

Hoàng Nguyễn

Theo The Economist

Bài 2: Gót chân Asin của con rồng Trung Quốc

Theo The Economist

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !