Vì sao tàu chiến Mỹ “rầm rập” đến Thái Bình Dương?

Không phải đến năm 2012, khi chính thức hiện thực hóa chiến lược đối ngoại mới của Nhà Trắng, các lực lượng quân đội Mỹ mới ồ ạt xuất hiện ở Thái Bình Dương. Thực tế, việc này đã diễn ra từ nhiều năm nay. Nhưng lý do thực sự của việc chuyển quân này là gì?

Vì sao tàu chiến Mỹ “rầm rập” đến Thái Bình Dương?

Trong chiến lược đối ngoại mới của Mỹ do Ngoại trưởng Mỹ Clinton công bố hồi tháng 11/2011, trọng tâm mới sẽ dồn về Châu Á và Mỹ có những động thái mạnh mẽ hơn tại khu vực, đặc biệt là các vấn đề liên quan tới biển đảo và tự do hàng hải trên Thái Bình Dương.

Từ trước đến nay, các lực lượng Hải quân, Thủy quân lục chiến và Cảnh sát biển Hoa Kỳ luôn duy trì sự có mặt tại Thái Bình Dương nhưng đến gần đây sự hiện diện của Mỹ tại khu vực này đã tăng lên đáng kể. Đồng thời Mỹ cũng không từ bỏ vị thế của mình tại khu vực vùng Vịnh – một khu vực năm trong Ấn Độ Dương – đã được phía Mỹ thiết lập và duy trì trong suốt hơn hai thập kỷ qua, tính từ Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.

Vì sao tàu chiến Mỹ “rầm rập” đến Thái Bình Dương?

Tàu chiến Mỹ chưa bao giờ văng mặt trên Thái Bình Dương.

Động thái di chuyển trọng tâm về Thái Bình Dương của Mỹ có thể được tính từ thời chính quyền của tổng thống G.Bush, điển hình là năm 2006, Mỹ quyết định tổ chức lại các lực lượng đồn trú ở nước ngoài, theo đó, thêm một lượng tàu ngầm của Mỹ được âm thầm điều đến “nằm vùng” tại Thái Bình Dương. Trải qua gần một thập kỷ, các lực lượng chiến đấu của Mỹ ở Châu Á đã tăng lên đáng kể.

Thật vậy, trục chiến đấu Hải quân, Thủy Quân lục chiến và Cảnh sát biển chính thức được thiết lập tại Châu Á từ năm 2007 khi Mỹ công bố chiến lược biển có tên “Chiến lược hợp tác dành cho các lực lượng hải quân trong thế kỷ 21” (A Cooperative Stratregy for 21st Century Seapower). Theo đó, chiến lược biển với trọng tâm xây dựng một liên minh sức mạnh để phục vụ cho nhiều mục đích, từ việc trấn áp cướp biển, đảm bảo an toàn hàng hải đến việc thành lập các lực lượng phản ứng nhanh nhằm… cứu trợ nhân đạo, giảm bớt những thiệt hại do thiên tai có thể xảy ra. Nếu chỉ có vậy, nước Mỹ quả thực đang thực sự làm những nhiệm vụ cao cả và xứng đáng của một “người hùng quốc tế”. Tuy nhiên, giới chức Hoa Kỳ đã giấu đi rất nhiều mục đích thực sự đằng sau những mỹ từ trên trang giấy.

Thứ nhất, chiến lược biển của Hoa Kỳ thực chất nhằm duy trì quyền năng “kiểm soát các vùng biển địa phương” tại bất cứ tuyến đường hàng hải quan trọng nào của thế giới. Hoa Kỳ chắc chắn sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được mục đích này, rõ ràng người Mỹ vốn khó có thể từ bỏ thói quen của mình: điều khiển những cơn sóng ở bất cứ nơi đâu chúng xuất hiện.

Thứ hai, nhứng tuyên bố gần đây cho thấy, trục chiến đấu Hải quân, Thủy quân lục chiến và Cảnh sát biển nhằm thể hiện sự kiên định trong chiến lược biển Châu Á của người Mỹ. Mỹ sẽ thiết lập một lực lượng có “sức mạnh chiến đấu đáng tin cậy” trong hai Đại dương: Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Điều đó đồng thời phù hợp với đạo luật “Two-Ocean Navy” mà Mỹ đề ra từ năm 1940, theo đó, Hải quân Mỹ luôn luôn phải giữ được quyền kiểm soát 2 đại dương: Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Và trong hoàn cảnh mới, Ấn Độ Dương đã được lựa chọn để thay thế cho Đại Tây Dương.

Tương tự như bất kỳ chiến lược nào, muốn thành công Mỹ cần phải chuẩn bị lực lượng một cách kỹ càng. Nếu không, đối thủ đầy tham vọng của Mỹ – Trung Quốc – chắc chắn sẽ sẵn sàng áp đặt và ra giá với Mỹ ở Châu Á. Để bù đắp cho những thiếu hụt do hạn chế ngân sách quốc phòng, Mỹ đã di chuyển các hạm đội từ Đại Tây Dương về Thái Bình Dương. Khoảng 60% lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân đã được di chuyển về hạm đội Thái Bình Dương, đảm nhiệm việc tác chiến trên hai đại dương chiến lược mà Mỹ đã lựa chọn, và đó mới chỉ là sự bổ xung bước đầu cho lực lượng Hải quân tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, trục chiến đấu này vẫn còn nhiều điểm chưa hoàn thiện, vốn Mỹ cần một khoảng thời gian nhất định để xây dựng một chiến hạm vững mạnh. Các trang thiết bị như tàu sân bay, tàu chiến lớn, tiêm kích chiến đấu vô cùng đắt đỏ và không hề đơn giản. Nó đòi hỏi phải mở rộng cơ sở hạ tầng, cải thiện cơ sở hậu cần, đảm bảo việc tiếp vận cũng như sửa chữa các thiết bị và di chuyển căn cứ. Đồng thời, phía Mỹ còn có thể vấp phải những trở ngại do mối liên hệ mật thiết đến các vẫn đề chính trị của địa phương và quốc gia nơi các căn cứ quân sự đồn trú.

Bên cạnh đó, chính quyền của Tổng thống Obama ngoài việc kế thừa chiến lược biển đảo từ người tiền nhiệm còn có những quyết sách thay đổi nhằm phù hợp với hoàn cảnh mới.

Nhằm củng cố vị thế trung tâm của mình tại Châu Á, Mỹ đã có những động thái xích lại gần hơn với Úc trong chiến lược chung. Nhìn từ bản đồ quân sự, Úc là gạch nối quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, từ vùng lãnh địa này, các lực lượng chiến đấu có thể di chuyển từ bên này qua bên kia một cách dễ dàng mỗi khi cần điều động. Điểm này đồng thời cho phép Mỹ “rút êm”, đảm bảo an toàn khỏi tầm ngắm của vũ khí tầm xa Trung Quốc trong hoàn cảnh các vùng tranh chấp thực sự nóng lên như vùng biển Hoàng Hải, vùng biển phía Bắc và Nam Trung Hoa.

Vì sao tàu chiến Mỹ “rầm rập” đến Thái Bình Dương?

Thời gian gần đây, Úc và Mỹ đã cùng nhau ký kết những hiệp ước liên minh phòng thủ khăng khít, theo đó, các lực lượng Thủy quân lục chiến của Mỹ đã đến đồn trú tại Darwin, máy bay do thám không người lái của Mỹ cũng đã cất cánh từ căn cứ quân sự trên đảo Cocos. Các tàu sân bay, khu trục và các lực lượng chiến đấu nổi cũng sẽ tăng cường độ hoạt động trên khắp Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương trong thời gian tới.

Một vấn đề khác khiến Mỹ phải bận tâm với chiến lược “trở lại Thái Bình Dương” là chắc chắn Mỹ sẽ vấp phải sự phản ứng từ dư luận quốc tế và khu vực, giới chức Mỹ sẽ buộc phải trả lời những câu hỏi tương tự như “các lực lượng quân đội Mỹ làm gì tại Châu Á?” mà dư luận đặt ra. Câu trả lời rõ ràng là Mỹ muốn kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc tại Châu Á – một thế lực mà người Mỹ ví von như là “Voldemort của nước Mỹ”, kẻ “ai-cũng-biết-là-ai-đấy” nhưng luôn e ngại phải gọi thành tên.

“Thẳng thắn với đối thủ tiềm năng cũng quan trọng giống như thẳng thắn với bạn bè và đồng minh. Nước Mỹ nên thừa nhận một thực tế rằng Trung Quốc có khả năng là một đối thủ tiềm năng trong tương lai và nước Mỹ cần phải chuẩn bị để đối mặt và đặt ra mọi tình huống, luôn sẵn sàng các đối sách để đáp lại đối thủ” James J. Holmes, Giáo sư Chiến lược tại Đại học Hải Quân Hoa Kỳ nêu quan điểm.

Về chiến lược hành động, Quân đội Hoa Kỳ cần tìm ra giải pháp nhằm phá vỡ các phòng tuyến quốc phòng Trung Quốc được biết đến với hệ thống vũ khí chống tiếp cận, cảm biến và các chiến thuật khác.Hải Quân và Không quân Mỹ đang phát triển học thuyết “không chiến trên biển” (AirSea Battle Doctrine) nhằm vượt qua thách thức này. Những động thái của Mỹ sẽ nhằm phân tán và gây tốn kém nhất có thể cho các lực lượng quân đội Trung Quốc và giảm chi phí cũng như đảm bảo an toàn cho Mỹ và các đồng minh. Quan trọng nhất, Mỹ sẽ không bao giờ khuyến khích hay châm ngòi cho bất kỳ một cuộc giao tranh nào.

Theo đó, hàng loạt các đơn vị Thủy quân lục chiến, Hải quân Mỹ được trang bị tên lửa chống tàu sẽ đóng quân dọc theo quần đảo Ryukyu của Nhật Bản nhằm khóa chặt đường đi của các lực lượng chiến đấu Hải quân Trung Quốc, làm suy yếu những nỗ lực cản trở của PLA (Quân giải phóng Trung Quốc), khai thông đường viện trợ từ các căn cứ ở Guam, Hawaii và bờ biển phía Tây nước Mỹ.

Phan Vinh

Tổng hợp

Tổng hợp

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !