Vì sao nói nghèo không thăm họ hàng, giàu không về quê hương?
Người xưa dạy con cháu thật thấm thía, ngẫm câu Nghèo không thăm họ hàng, giàu không về quê hương lại càng cho thấy bài học ý nghĩa.
Nghèo không thăm họ hàng, giàu không về quê hương
Vào lúc thất bại, bần cùng không nên đến gần gũi thăm hỏi người thân và bạn bè bởi khi bạn ở giai đoạn khó khăn, không phải ai cũng sẵn lòng giúp đỡ. Cố gắng ít lui tới làm phiền người thân, việc gì tốt nhất cũng nên dựa vào chính mình.
Ông bà xưa có răn: “Ba năm đến nhà người thân một lần sẽ được hoan nghênh. Nếu ba ngày đến một lần sẽ không được chủ nhà chào đón thậm chí còn bị coi như chó tới ăn vụng”.
Còn sau khi thành công, trở về quê hương sẽ có nhiều người chạy theo, đại đa số là những kẻ nịnh nọt vì danh vì lợi. Dù bạn có giúp hay không, giúp ít hay nhiều đều khó làm họ hài lòng. Do vậy, có thể mang đến cho bạn những rắc rối và tranh chấp không đáng có.
Vì vậy khi bạn nghèo mà bạn đến gặp họ hàng thân thích nhất định sẽ bị ghét, khi giàu có mà quay về quê nhất định sẽ chịu không ít lời ra tiếng vào. Sự lạnh nhạt đến từ chính những người thân là thứ khiến ta buồn nhất. Chỉ khi nắm bắt tốt giới hạn này, bạn mới có thể duy trì được tình nghĩa anh em.
Ảnh minh họa
Trời đất không tự cao, bao dung vạn vật
Ông trời trước giờ không bao giờ khoe khoang mình cao rộng ra sao nhưng vẫn có thể bao quát được hết toàn bộ người và việc. Mẹ đất cũng chẳng bao giờ nói mình rộng lớn nhưng lại có thể dung nạp tất cả mọi người. Nhưng cuộc sống có một số người suốt ngày tự khoe khoang, cho rằng chút thông minh của mình là hơn người.
Một người càng khoe khoang cái gì, chứng tỏ họ càng thiếu cái đó. Người càng khoe khoang tài năng kiến thức của bản thân, chỉ càng cho thấy anh ta không có bao nhiêu kiến thức.
Người thực sự có tu dưỡng chưa bao giờ khoe khoang, phô trương bản thân, tuy nhiên những lời họ nói ra đều có sức mạnh.
Thông minh mà ăn nói hồ đồ sẽ càng khiến người khác chán ghét. Nói ít đi làm nhiều lên sẽ thuyết phục hơn, chứng tỏ sức mạnh của mình bằng những hành động thiết thực.
Ảnh minh họa
Sống ở đời cần “mắt nhắm mắt mở"
Hãy học cách mở một mắt nhắm một mắt, như vậy sẽ tốt cho bản thân và người khác. Không phải bất kể việc gì cũng nói hết ra, học cách bao dung với khuyết điểm của người khác.
Hãy nhìn vào ưu điểm và sở trường của đối phương để bao dung khuyết điểm của họ. Nhìn thấu nhưng không nói rõ ra, mới là đại trí tuệ trong đối nhân xử thế.
Con người không ai hoàn hảo, quả dưa cũng không tuyệt đối tròn
Trên đời không có gì là hoàn hảo tuyệt đối, ngay cả quả dưa cũng không phải là hình tròn tuyệt đối.
Đời người cũng vậy, không ai là hoàn hảo cả, mỗi người đều có ưu điểm và khuyết điểm riêng.
Đừng tự mãn và cười nhạo người khác vì ưu điểm của bản thân, cũng đừng mất tự tin vì khuyết điểm, hãy học cách nhìn vào sở trường của mình. Nếu bạn cứ chăm chăm vào những khuyết điểm của tự thân, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy vui vẻ. Làm người, nhất định phải học cách tiếp nhận một bản thân không hoàn mỹ, làm bạn với những khuyết điểm của mình.
Trong kiếp nhân sinh này, hãy học cách bao dung với bản thân, có như vậy cuộc sống mới an nhàn tự tại, những hối tiếc mới phần nào nguôi ngoai.
Theo giadinhonline.vn