Vì sao nổ ra trận Điện Biên Phủ?

Lưu trữ về những ngày đầu Pháp “nhảy xuống” Điện Biên Phủ góp phần trả lời câu hỏi: Vì sao nổ ra trận Điện Biên Phủ?
Ngày định mệnh

9 giờ sáng ngày 20-11-1953, Phó đô đốc Gioóc-giơ Ê-chiên Ca-ba-ni-ê, thành viên Thư ký đoàn Hội đồng Quốc phòng Pháp bước vào văn phòng tướng Hăng-ry Na-va tại Sài Gòn.

Ca-ba-ni-ê thông báo: Tổng thống Pháp Vanh-xăng Ô-ri-ôn và Thủ tướng Pháp Giô-dép La-ni-en muốn có báo cáo trực tiếp từ tướng Na-va. Sau khi đình chiến ở Triều Tiên được ký kết (27-7-1953), viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh có thể tăng. Dưới ánh sáng của những thành công mới của quân Pháp tại vùng Đồng bằng sông Hồng, Pa-ri hỏi: Nay mở vòng đàm phán mới để đạt được một cuộc ngừng bắn ở Đông Dương có đúng lúc?

Mỉm cười, tướng Na-va đẩy về phía viên đô đốc ô phích trên đó có chồng giấy tờ về lệnh tiến hành chiến dịch Ca-xto (nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, đã bắt đầu một tiếng trước đó, 8 giờ sáng 20-11-1953). Bằng cách đó, Tổng chỉ huy mới của quân Pháp tại Đông Dương trả lời: Chủ trương mở bàn đàm phán Giơ-ne-vơ về Đông Dương của Pa-ri là: “Không thích hợp”.

Vì sao nổ ra trận Điện Biên Phủ? - ảnh 1

Đường vận chuyển cơ giới tiếp tế cho Điện Biên Phủ của Việt Minh. Bản đồ của sách “Kẻ thù không xác định được: Toan tính sai lầm của Pháp và Mỹ ở Điện Biên Phủ, 1953 (The Undetected Enemy: French and American Miscalculations at Dien Bien Phu, 1953; NXB Texas A & M University Military History Series, tác giả John R. Nordell Jr).


Ca-ba-ni-ê tiếp tục: Ngày 13-11-1953, Hội đồng Quốc phòng Pháp quyết định: “Mục tiêu của các hành động quân sự của chúng ta tại Đông Dương là làm cho đối phương hiểu rằng, họ không thể chiến thắng về quân sự”. Điều này không mới, khi được bổ nhiệm, Na-va chỉ được yêu cầu tạo ra một cục diện quân sự bao hàm một thế chính trị bảo đảm danh dự cho nước Pháp.

Hội đồng Quốc phòng Pháp hạn chế tham vọng của tướng Na-va bằng yêu cầu “hiệu chỉnh kế hoạch (Na-va) phù hợp với các phương tiện của đội hình chiến đấu sẵn có”, và bác bỏ đề nghị xin viện quân của Na-va.

Bạo về tiền

Giữa năm 1953, sang tới Đông Dương, tướng Na-va ngạc nhiên nhận thấy không có một kế hoạch chiến lược nào được tiến hành kể từ khi tướng Đờ Lát rời nhiệm. Các nỗ lực quân sự thời Xa-lăng chỉ nhằm chống đỡ các hành động quân sự mà đối phương khởi xướng.

Na-va lập tức tạo khác biệt với các tiền nhiệm bằng cách tung ra các chiến dịch đột kích vào “hậu địch”. Cảm nhận Pháp đang giành lại thế chủ động đã nhấn cò cho khoản Mỹ viện trợ riêng cho kế hoạch Na-va gần bằng viện trợ cho toàn Đông Dương tài khóa 1953-1954.

“Nhảy xuống” Điện Biên Phủ, Na-va đặt Pa-ri trước việc đã rồi, tỏ thái độ bất cần với các chính phủ đổ lên đổ xuống hàng tuần ở Pa-ri. Là tổng chỉ huy có “tài khoản ngoại tệ” riêng, Na-va còn được ủng hộ về chính trị từ phía “thần tài’ ở Oa-sinh-tơn, lẫn từ NATO, để thậm chí, giành thắng lợi về quân sự.

Mũi tên nhiều đích

Tại Pa-ri, hầu hết các báo ra ngày 21-11-1953 đăng trang nhất tin về chiến dịch “thần tốc” chiếm Điện Biên Phủ của hàng ngàn lính dù Pháp, trích lời tướng Cô-nhi: “Đây không phải là một cuộc càn quét. Chúng tôi chiếm lại xứ Thái và sẽ ở lại đây”.

Bản tin của các hãng thông tin Mỹ như UP và AP nhấn mạnh, chiếm Điện Biên Phủ còn nhằm giải tỏa mối đe dọa quân Pháp đóng ở Lai Châu, và nhất là để ngăn chặn các cuộc xâm lăng Vương quốc Lào - “một trong ba quốc gia liên hiệp Đông Dương”.

Báo Time (Anh) ngày 23-11 viết về chiến dịch Ca-xto (Hải Ly, 20 đến 21-11-1953), tức là cuộc nhảy xuống Điện Biên Phủ: “Theo tướng Cô-nhi, mục tiêu của chiến dịch không chỉ là tiêu diệt, hoặc kiến thiết một “tập đoàn cứ điểm”, mà còn để đánh bật Việt Minh vĩnh viễn khỏi một vùng đất giàu có…”.

Điện mật của Đại biện Mỹ ở Sài Gòn gửi Oa-sinh-tơn ngày 23-11 cho hay, Điện Biên Phủ sẽ là mỏ neo phía Bắc để bảo vệ Lào (mỏ neo phía Nam là Cánh Đồng Chum); nơi xuất phát các cuộc tìm diệt quân chủ lực đối phương; nơi huấn luyện dân binh và quân người Thái để hỗ trợ cho Lai Châu…

Bước ngoặt

Ngày 25-11-1953, quân báo Pháp báo cáo ba đại đoàn của Việt Minh, đóng trong tam giác Phú Thọ - Yên Bái - Thái Nguyên có dấu hiệu chuyển quân. Trinh sát vô tuyến Pháp giải mã được các điện văn của hậu cần Việt Minh, trong đó có lệnh cho công binh làm cầu qua sông Đà ở phía tây của Đồng bằng Bắc Bộ, và chuẩn bị phà để chuyển 6 ngàn quân mỗi đêm, kể từ 3-12-1953. Tình báo Pháp thậm chí dự kiến ngày lên tới Điện Biên Phủ của các đơn vị này: Đại đoàn 316 - khoảng 6-12-1953; Đại đoàn 308 - khoảng 24-12; Đại đoàn “nặng” 351 - khoảng 26-12; Đại đoàn 312 - khoảng 28-12.

Đại đoàn 316 xuất hiện liên tục trong các công văn mật cấp cao nhất ở Đông Dương, Pa-ri, Oa-sinh-tơn và cả trên báo chí phương Tây, kể từ khi Pháp phát hiện đại đoàn này tiến quân về “uy hiếp” Lai Châu từ giữa tháng 11-1953. Cuộc điều binh này đã dẫn đến cú nhảy xuống “Thung lũng của các vị thần” (Mường Thanh, đọc đúng tiếng Thái là Mường Then) của Na-va. Ít lâu sau khi Điện Biên Phủ đã nổi lên thành điểm nóng, tình báo Pháp mới xác định được rằng, cuộc vượt sông Đà ngày 15-11-1953 của một bộ phận Đại đoàn 316 chỉ là một trong nhiều mũi, nhằm đẩy Pháp vào chỗ phải phá thế tập trung binh lực.

Nhân tố mới là Đại đoàn “nặng” 351. Nhưng đây chỉ là cách gọi để phân biệt với các đại đoàn khác của Việt Minh, vốn là các sư đoàn bộ binh nhẹ (khinh binh - trang bị chủ yếu vũ khí bộ binh). Đại đoàn “nặng” này đâu phải là một sư đoàn theo nghĩa của phương Tây, Na-va giải thích với nguyên trưởng phòng tác chiến (G-3) của tướng Đoai-tơ Ai-xen-hao-ơ ở châu Âu, tướng Ha-rôn Bun, Tiến sĩ J. Xmít thuộc Văn phòng Đánh giá tình hình quốc gia (ONE) và Công sứ Mỹ ở Sài Gòn Mác Clin-tốc, ngày 23-11-1953. Theo Na-va, Đại đoàn 351 là một khối liên kết các tiểu đoàn pháo binh, liên lạc và công binh. Pháo binh gồm có 1 trung đoàn lựu pháo 75mm, một trung đoàn 105mm, một số phân đội cối và bazôka, nhưng còn chưa kiện toàn trang bị. Việc cơ động, vận hành pháo vô cùng thất cách, một khẩu pháo cần tới 150 nhân công để vận chuyển và bảo trì…

Nhưng sự xuất hiện của Đại đoàn “Tiên Phong” 308 đã làm Tây Bắc nổi lên thành “chiến trường chính”. Các tác giả như Giôn Noóc-đeo cho rằng Tổng hành dinh của cả hai phía đã cùng đi đến lựa chọn này.

Ngày 27-11-1953 là ngày Oa-sinh-tơn nắm được hình thái chiến lược mới toàn chiến trường, từ khi Pháp chiếm Điện Biên Phủ. Công điện “Các đơn vị Việt Minh chuyển quân về hướng Tây Bắc” của Bộ Ngoại giao Mỹ viết:

“Phòng nhì (G-2) cho chúng tôi hay, 4 trong 6 đại đoàn bộ binh của Việt Minh ở Bắc Bộ và Trung Bộ đang tiến quân về phía Tây Bắc. Hai Đại đoàn (308 và 316) cùng với một số đơn vị của Đại đoàn thứ ba (304) đang di chuyển… về hướng Sơn La, Lai Châu. Một đại đoàn (325) được tăng cường nửa quân số của đại đoàn khác (304) đang dịch chuyển từ miền Trung (phía Nam cửa ngõ vào Đồng bằng Bắc Bộ) về hướng Trung Lào.

Hai đại đoàn, một nằm ở gần cửa ngõ phía Bắc Đồng bằng Bắc Bộ (312) và một nằm ở cửa ngõ phía Nam (320) hiện vẫn ở vị trí cũ, hẳn là để tạo nguy cơ thâm nhập vào vành đai phòng thủ (Bắc Bộ) và trói chân các lực lượng phòng thủ (của Pháp)…

Nếu cuộc di chuyển của Đại đoàn 325 khỏi vị trí đóng quân ở miền Trung vẫn tiếp tục về hướng Trung Lào, nó sẽ là minh chứng cho giả thuyết là một cuộc xâm chiếm Lào là kế hoạch chính của Việt Minh trong giai đoạn này…”.

Báo cáo trên cho Nhà Trắng dù chưa rõ nguyên nhân Việt Minh “điều chuyển 50 ngàn quân khỏi vùng đồng bằng” Bắc Bộ, nhưng vô hình trung, đã biện hộ cho quyết định của Na-va (chiếm đóng Điện Biên Phủ, là “để bảo vệ xứ Lào”).

“Dự án không tưởng”

Ngày 28-11-1953, Na-va bay xuyên Việt ra Hà Nội họp với Cô-nhi và Bộ Tham mưu. Cô-nhi lo ngại rằng, đối phương sẽ tập trung lực lượng áp đảo chống Điện Biên Phủ phòng ngự còn sơ sài. Na-va bác khả năng này, cũng như các dự kiến tiếp tục đánh vào hậu phương Việt Minh của Cô-nhi.

Theo Xa-lăng bàn giao, Na-va tiếp tục, đối phương không thể có đủ phương tiện cho cỡ quân đoàn đứng vững được về hậu cần trong thời gian dài, ở xa hậu cứ. Hầu hết các sĩ quan Bộ Tham mưu quân viễn chinh chia sẻ quan điểm này, cho rằng việc tập trung 4 đại đoàn quả là một dự án thiếu thực tế. “Việt Minh là một đội quân hành tiến và tiếp tế đều bằng đôi chân”, trong trường hợp một cuộc tổng công kích Điện Biên Phủ xảy ra, sức ép lên bảo đảm hậu cần sẽ tăng lên tới một nhịp độ mà quân Việt Minh sẽ không thể kham nổi quá một tuần.

Theo không quân Pháp báo cáo, các cuộc không kích liên tục ác liệt nhất kể từ đầu chiến tranh Đông Dương bằng đại liên, bom na-pan và bằng bộ binh, đã gây thiệt hại nặng Đại đoàn 316 (?) đến mức đơn vị này đã không thể tiến thêm một chút nào trong suốt 48 tiếng đồng hồ tính đến ngày 26-11...

Quân dụng và đạn dược được Việt Minh chuyên chở trên các con đường tiếp tế bộc lộ hoàn toàn dưới tầm không kích. Viễn cảnh này làm cho một số sĩ quan Pháp mừng rỡ: Không quân Pháp sẽ đánh tan các đại đoàn Việt Minh đang hành tiến, và sẽ đánh phá các đường tiếp tế tới mức chúng không thể sử dụng được.

Vốn là một sĩ quan tình báo, Tổng chỉ huy Pháp dịp này cũng tự xua tan một quan ngại trước đây. Na-va dự báo rằng, tiếp tế của “Trung cộng” cho Việt Minh, vốn giữ nguyên trạng trong suốt 4 tháng vừa qua dù ông ta “đánh đấm” mạnh bằng nhiều chiến dịch liên tiếp, sẽ không tăng lên trong thời kỳ tới…

Theo Lê Đỗ Huy/SKNC - QĐND
(Tiêu đề do BTV Infonet đặt lại)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Video HIMARS Ukraine bắn nổ pháo ‘cuồng phong’ Nga

Đòn tấn công của hệ thống HIMARS Ukraine ngay lập tức tạo ra vụ cháy lớn cho pháo BM-27 Uragan Nga, trước khi vụ nổ thứ cấp phá hủy khí tài này.

Đang cập nhật dữ liệu !