Vì sao nhiều lao động Hàn Quốc vẫn đi làm dù bị ốm?

Bị ốm nhưng vẫn đi làm trở thành thói quen đối với người lao động Hàn Quốc. Vậy lý do là gì?

Nơi làm việc trở thành một trong những địa điểm tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch Covid-19 ở Hàn Quốc. Theo báo cáo hồi tháng Một của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc, 18% số ca lây nhiễm Covid-19 ở cộng đồng trong tháng liên quan tới nơi làm việc. Con số này tăng 7% so với tháng 12/2020.

Năm 2020 cũng là năm Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc thực thi chiến dịch “ở nhà khi ốm” nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ở nơi làm việc. Tuy nhiên, theo giới chức Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, chiến dịch này lại dường như không nhận được sự hưởng ứng từ chính người lao động.

Hồi tháng 5/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc lúc bấy giờ là ông Kim Gang-lip nói với các phóng viên rằng một trong những lời khuyên khó thực hiện nhất trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát chính là ở nhà thay vì tới chỗ làm việc.

“Bản thân tôi cũng thấy rất khó để chấp nhận khái niệm trên, bởi cả cuộc đời tôi đã quen với việc dù bị ốm vẫn cứ đi làm”, tờ Korea Herald dẫn lời ông Kim.

{keywords}
Nhiều lao động Hàn Quốc không dám nghỉ làm dù bị ốm do lo lương bị giảm và tạo gánh nặng cho đồng nghiệp. (Ảnh: Yonhap)

Còn theo một nữ Phó Giám đốc giấu tên ở Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc, trong năm 2020 vài lần bà vẫn phải có mặt ở nơi làm việc ngay cả khi mình bị ốm và có những biểu hiện giống như mắc Covid-19.

“Tôi biết thực chất mình không mắc Covid-19 bởi tôi thực hiện nghiêm túc giãn cách xã hội, do đó, tôi vẫn tới nơi làm việc. Trên tất cả, làm việc ở nhà khi bị ốm là lời ‘khuyến cáo’ chứ không phải tuân theo”, bà này cho hay.  

“Chúng tôi vẫn đang bị thiếu nhân sự. Mỗi người chúng tôi phải làm thêm từ 70 – 100 giờ trong tháng kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện. Một người không làm việc sẽ tạo gánh nặng cho toàn bộ thành viên còn lại trong nhóm. Do đó, việc không tiếp tục làm việc khi bị ốm thật khó”, nữ quan chức Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc nói.

Một quan chức khác trong Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc cũng cho biết, “không ốm nhiều nhất có thể” dường như là yêu cầu cần có vì có quá nhiều việc cần làm trong một ngày.

“Thật lòng mà nói chiến dịch ‘ở nhà khi bị ốm’ chỉ giống như một câu thần chú trống rỗng”, ông này nhận định.

Việc không nghỉ làm ngay cả khi bị ốm trở thành thói quen với hầu hết các ngành nghề ở Hàn Quốc. Cô Shin Hae-young, một giáo viên dạy văn ở trường cấp 3 tại Nowon, phía bắc Seoul cho hay trong suốt 11 năm làm nghề, cô chưa từng xin nghỉ ốm.

“Đối với nhiều giáo viên, làm việc khi không khỏe là chuyện bình thường”, cô Shin nói.

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 xuất hiện, thói quen trên đã buộc phải thay đổi bởi trường học được nhận định tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Do đó, ít nhất 2 giáo viên trong trường buộc phải nghỉ làm việc để ở nhà khi họ bị sốt, cô Shin cho biết.

“Các đồng nghiệp của tôi và tôi vô cùng thận trọng về những địa điểm mình đi tới và gặp gỡ mọi người, cũng như không làm những việc có thể khiến mình bị ốm bởi chúng tôi không muốn bị nói là người truyền dịch bệnh cho học sinh”, cô Shin nhấn mạnh.

Nhưng cô Shin vẫn cho rằng, việc nghỉ làm dù chỉ 1 ngày sẽ tạo ra rắc rối cho những người đồng nghiệp.

“Nếu tôi nghỉ làm một ngày, nhiều rắc rối sẽ tới với các đồng nghiệp của mình khi phải thay tôi đảm nhận giờ đứng lớp, khiến lịch trình của họ bị đảo lộn và nhiều thứ khác”, cô Shin nói.

Nhà nghiên cứu chính sách xã hội và y tế Chung Haejoo cho hay, Hàn Quốc là 1 trong số 7 quốc gia trên thế giới không có quỹ phúc lợi cho nhân viên nghỉ làm vì bị ốm hay tai nạn lao động.

Còn theo Giáo sư Shin Jin-wook tại Đại học Chung-Ang, vẫn đi làm dù bị ốm trở thành chuyện phổ biến đối với những người làm công việc không có tính ổn định.  

Cụ thể, theo ông Shin, số liệu được công bố hồi tháng 10/2020 của Viện Khoa học Xã hội Hàn Quốc cho thấy, khoảng 15% người lao động có công việc ổn định cho biết họ vẫn đi làm khi bị ốm, trong khi câu trả lời tương tự với những người làm việc bán thời gian là 25%.

“Với đại đa số trường hợp, lý do chính khiến họ vẫn đi làm khi không khỏe chính là lo thu nhập bị giảm”, ông Shin nói.

Trên thực tế, một số ổ dịch lớn Covid-19 xuất hiện ở Hàn Quốc có liên quan tới những nơi làm việc như nhà kho của các công ty thương mại điện tử quy mô lớn và trung tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng. Bởi đây là những công việc có tần suất giao tiếp nhiều nhất.

“Những lao động làm trong các lĩnh vực trên nhận lương theo giờ. Do đó, nếu họ nghỉ làm, lương sẽ bị giảm. Vị trí làm việc trong những ngành này cũng rất dễ bị thay thế nên đối với họ, nghỉ ốm là có thể mất việc”, ông Shin nói thêm. 

Cũng theo ông Shin, có thêm lý do khiến không ít người sợ bị chẩn đoán mắc Covid-19. “Câu hỏi chính đặt ra là khi nghỉ ốm có được trả lương hay không và có thể tiếp tục được làm việc sau khi khỏi Covid-19 hay không. Mắc Covid-19 không chỉ liên quan tới vấn đề sức khỏe bị giảm sút, mà nó còn là bản án tử hình tài chính”, ông Shin kết luận.

Người độc thân vui nhiều hơn buồn khi không phải về quê ăn Tết vì dịch bệnh

Người độc thân vui nhiều hơn buồn khi không phải về quê ăn Tết vì dịch bệnh

Nhiều người độc thân cảm thấy vui nhiều hơn buồn khi không phải về quê ăn Tết vì dịch bệnh, bởi họ không còn phải đối mặt với những câu hỏi ‘khó chịu’ từ họ hàng và bạn bè.

Minh Thu (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !