Vì sao ngoài phổi, virus Sars-CoV-2 tấn công cả vào tim, gan, não, thận?

Hiện dịch Covid-19 trên thế giới đang diễn biến phức tạp. Đã có gần 1,7 triệu người mắc và hơn 103.000 người đã tử vong. Không chỉ tấn công vào phổi, virus này còn tấn công vào nhiều tạng khác.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 đang được điều trị.

Phóng viên Vietnamnet đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai, Hà Nội về vấn đề  này.

Hiện nay dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, đã có hơn 100 nghìn người tử vong do dịch này và con số vẫn chưa dừng lại. Trước đây virus Sars-Cov-2 được xem là bệnh gây viêm phổi cấp, hiện nay có bệnh nhân đã bị virus gây viêm cơ tim cấp, virus tấn công nhiều cơ quan… Theo bác sĩ, có phải độc tính, tốc độ tấn công của virus này đã mạnh hơn trước không? 

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Thái: Bản thân virus SARS-CoV-2 là virus có vật liệu di truyền là ARN nên dễ dàng biến đổi và tiến hóa. Chiều hướng tiến hóa giúp cho virus này tồn tại lâu dài là tăng khả năng lây truyền cho người và giảm mức độ nặng của bệnh trên người. Thời gian qua nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đã tập trung phân tích sự biến đổi bộ gen của virus này và đã đưa ra một số phân nhóm virus tương ứng với khu vực địa lý và khả năng gây bệnh của virus. Tuy nhiên sự khác biệt giữa các phân nhóm virus này chưa đến mức khiến cho chúng ta phải thay đổi cách ứng phó với dịch và cách xử trí ca bệnh.

Bên cạnh biểu hiện lâm sàng viêm phổi, nhiều nơi trên thế giới còn báo cáo các trường hợp Covid-19 có biểu hiện ở các cơ quan bộ phận khác như tim, não, thận, gan… Giải thích cho biểu hiện đa dạng này có lẽ không phải do virus đã biến đổi tăng khả năng gây bệnh, mà thực ra các thể bệnh này vẫn tồn tại từ đầu, nhưng chỉ xuất hiện với xác suất rất thấp. Khi số lượng người nhiễm đủ lớn (hiện nay đã lên đến con số hàng triệu) thì những thể bệnh đặc biệt (như viêm màng não chẳng hạn) sẽ có cơ hội bộc lộ và được biết đến trên lâm sàng. 

Biểu hiện bệnh ngoài phổi của virus Sars-CoV-2 có thể do virus trực tiếp tấn công các cơ quan có nhiều tế bào mang thụ thể của virus, cụ thể là enzyme chuyển angiotensin 2. Tế bào mang thụ thể này có ở tim, mạch máu, ruột, não… nên cũng dễ hiểu khi người bệnh Covid-19 có tiêu chảy và các biểu hiện tiêu hóa, nhiều trường hợp có các biến cố tim mạch trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, phản ứng miễn dịch của cơ thể khi virus này xâm nhập dẫn đến tình trạng đáp ứng viêm rất mạnh, nhiều chất trung gian gây viêm được cơ thể sản xuất và giải phóng quá mức dẫn đến nhiều rối loạn bệnh lý rất khó giải quyết như tắc lấp đường thở, rối loạn đông máu, thiếu hụt miễn dịch tế bào, sốc nhiễm trùng…

Khi tấn công các cơ quan khác thì mức độ nguy hiểm như thế nào?

Thạc sĩ Nguyễn Quốc Thái: Khi các cơ quan bị virus tấn công, cho dù theo cơ chế trực tiếp, hay gián tiếp qua trung gian của hệ miễn dịch, thì các cơ quan ít nhiều cũng đều bị tổn thương. Nếu virus tồn tại dai dẳng, phản ứng của hệ miễn dịch càng ngày càng bị khuếch đại quá mức thì có thể dẫn đến rối loạn và suy giảm chức năng các cơ quan. Mỗi cơ thể có cách phản ứng khác nhau và biểu hiện bệnh lý cũng không giống nhau. Ví dụ ở hệ tim mạch có thể rối loạn hệ thống dẫn truyền tín hiệu trong tim gây loạn nhịp tim, tình trạng viêm gây tổn thương cơ tim dẫn đến suy tim cấp tính trên nền viêm cơ tim, tổn thương mạch máu dẫn đến thay đổi độ chun giãn của mạch máu dẫn đến suy giảm chức năng tưới máu, dẫn đến tình trạng sốc… Những tổn thương các cơ quan ngoài phổi sẽ góp phần làm nặng thêm tình trạng bệnh tại phổi và ngược lại. 

Toàn thể giới y khoa thế giới đang chạy đua với virus Sars-CoV-2. Trong khi việc nghiên cứu sản xuất vắc xin vẫn chưa thể có kết quả, ông thấy tín hiệu khả quan nhất ở thời điểm này là điều gì?

Thạc sĩ Nguyễn Quang Thái: Qua theo dõi những trường hợp Covid-19 nặng trong và ngoài nước, tôi nhận thấy việc điều trị rất tốn kém cả nhân lực cũng như vật lực. Chính vì vậy nhiều nơi đã phải buông xuôi khi số lượng người bệnh tăng cao vượt quá khả năng đáp ứng của cơ sở y tế, của hệ thống y tế. Kể cả những nước phát triển có nền y học tiên tiến nhất trên thế giới cũng không thể cứu chữa tỉ mỉ từng ca khi dịch bệnh bùng phát và hệ thống y tế rơi vào tình trạng quá tải.

Do vậy hơn bao giờ hết, chúng ta cần nhận thức rõ phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Chỉ có tích cực chủ động ngăn ngừa dịch bệnh khi nó vừa xâm nhập thì mới giúp được các cơ sở điều trị hạn chế được tỷ lệ người bệnh chuyển nặng và tử vong. Thời gian vừa qua, chúng ta đã làm rất tốt việc ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và hạn chế tử vong.

Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới, công cuộc chống dịch của đất nước ta tiếp tục nhận được sự tham gia hỗ trợ của người dân trên mọi vùng miền, người góp công người góp của cùng nhau đoàn kết thực hiện tốt việc kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh, đem lại và duy trì bình yên cho cuộc sống.  

Vâng xin cảm ơn bác sĩ!

Phương Thúy

Hy hữu ở Việt Nam: 40 năm mang cơ quan sinh dục cả nam và nữ

Người bệnh có hình thể là nữ, có buồng trứng, có âm vật và tinh hoàn ẩn ở vùng bẹn trái. Sau gần 40 năm không can thiệp, bệnh nhân bất ngờ phát hiện bị ung thư tinh hoàn.

Số ca mắc ung thư ở Việt Nam tăng, chuyên gia chỉ 5 lý do

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong thứ hai sau bệnh tim mạch. Mỗi năm, thế giới có khoảng 19 triệu người mắc ung thư, trong đó Việt Nam là 182.000 ca.

Lý do măng cụt được ví là 'nữ hoàng' trái cây

Không chỉ là loại trái cây ngon, măng cụt còn là một dược liệu quý giá trong phòng và hỗ trợ điều trị một số bệnh.

Liệt tứ chi, cuộc sống phụ thuộc vào máy thở vì thuốc lá

Khói thuốc lá là thủ phạm gây ra nhiều bệnh lý từ ung thư tới tim mạch, hô hấp. Hút thuốc lá gây nghiện rất khó cai.

Đau đầu nhiều năm, phát hiện khối u ở não to hơn quả trứng vịt

Người phụ nữ ở TP.HCM mang khối u ở màng não to hơn quả trứng vịt, có rất nhiều mạch máu nuôi.

Thuế thuốc lá thấp khiến tỷ lệ người hút thuốc cao

Nhân Ngày thế giới không thuốc lá (31-5) và Tuần lễ quốc gia không khói thuốc (diễn ra từ 25 đến 31-5), các chuyên gia lại một lần nữa nhấn mạnh, cần phải có những giải pháp tối ưu trong phòng, chống tác hại thuốc lá để bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Bốn cách được quảng cáo giúp giải độc gan nhưng có thể làm hại bạn

Theo bác sĩ, các phương pháp giải độc gan không giúp cải thiện chức năng gan, trong khi có thể dẫn tới nhiều tác dụng có hại cho cơ thể.

Người đàn ông nhập viện vì uống thuốc quên bóc vỏ

Người đàn ông 69 tuổi ở Hà Tĩnh phải nhập viện để gắp dị vật vì uống thuốc còn nguyên vỏ.

Cả nước hết sạch vắc xin 5 trong 1, Bộ Y tế nói gì?

Cả nước không còn vắc xin 5 trong 1 của Chương trình tiêm chủng mở rộng. Một số vắc xin khác chỉ còn đủ dùng trong một vài tháng tới.

Rượu vang để được trong bao lâu?

Nhiều người thắc mắc liệu rượu vang còn sót lại hay một chai rượu để đã lâu thì có thể uống được nữa không? Dấu hiệu nào cho thấy rượu đã bị hỏng, uống vào có ảnh hưởng sức khỏe?

Đang cập nhật dữ liệu !