Vì sao Mỹ vẫn "khiếp" tiêm kích Su-27 của Nga?
![]() |
Tiêm kích Su-27 của Nga. |
Nhận định trên do chuyên gia phân tích quân sự Robert Farley đưa ra trong bài viết “Cỗ máy giết người của Nga: vì sao Mỹ (và thế giới) vẫn e ngại Su-27 của Nga” gửi tạp chí The National Interest (NI) của Mỹ.
Theo Robert Farley, phần lớn các máy bay quân sự huyền thoại của Liên Xô đều được Ủy ban Thiết kế-thử nghiệm mang tên Mikoyan và Gurevich (MiG) nghiên cứu, chế tạo. Các mẫu máy bay đình đám do ủy ban này thiết kế và chế tạo gồm MiG-15, MiG-20, MiG-25 và MiG-29.
Tuy nhiên, trong số các máy bay huyền thoại của Nga (Liên Xô), Su-27 (theo tiêu chí của NATO là Flanker-B) do Ủy ban Thiết kế-thử nghiệm Sukhoi chế tạo, vẫn là máy bay đáng sợ đối với Mỹ.
Su-27 là mẫu máy bay được thiết kế để đối đầu với các máy bay tiêm kích của Mỹ trên không phận Trung Âu trong trường hợp nếu như xảy ra xung đột giữa Khối Hiệp ước Warsaw và NATO, cũng như được sử dụng để bảo vệ không phận Liên Xô khỏi dự “dòm ngó” của các máy bay ném bom Mỹ. Sau khi “Chiến tranh lạnh” kết thúc, Su-27 trở thành một trong những mẫu tiêm kích cao cấp được xuất khẩu nhiều nhất.
Theo Robert Farley, các kỹ sư thiết kế Su-27 đã dựa vào các đặc tính hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết của mẫu tiêm kích F-15 (Eagle) để chế tạo Su-27. Do đó, có khá nhiều đặc tính của Su-27 giống với mẫu máy bay F-15 của Mỹ cả về lượng vũ khí hùng hậu cũng như khả năng tác chiến tầm xa nên Su-27 cũng được ví như là F-15 của Mỹ. Tuy nhiên, hình thức bên ngoài của Su-27 lại khác biệt so với F-15.
Nếu như F-15 có bề ngoài “khỏe khoắn” thì mẫu tiêm kích của Liên Xô lại nhìn “khá gầy và như kiểu đói bụng”. Tuy nhiên, thiết kế này nhằm mục đích biến Su-27 thành mẫu tiêm kích chiếm lĩnh sự vượt trội trên không, thực hiện xuất sắc vai trò đánh chặn cũng như ném bom. Ngoài ra, Su-27 cũng được chế tạo với rất nhiều biến thể khác nhau phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể.
Sau khi được thiết kế và chế tạo, Su-27 chưa được đưa vào biên chế ngay mà mãi đến giữa những năm 1980 mới được đưa vào biên chế. Nguyên nhân là do Su-27 phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm khác nhau và một trong các cuộc thử nghiệm này đã dẫn đến những trục trặc khác nhau.
![]() |
Tiêm kích Su-27 của Nga. |
Sau khi “Chiến tranh lạnh” kết thúc, quy mô sản xuất Su-27 cũng bị cắt giảm đáng kể. Đến thời điểm hiện tại, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các khả năng của Su-27 đã bị coi là đang lạc hậu. Tốc độ bay tối đa của Su-27 chỉ đạt 2,36 Max, có thể mang theo 8 tên lửa “không đối không” (chủ yếu là tầm gần và tầm trung).
Các mẫu Su-27 hiện nay được trang bị các kỹ thuật hàng không tiên tiến. Với các phi công có nhiều kinh nghiệm, Su-27 có thể thực hiện các động tác không tưởng và rất nhiều động tác cơ động này đã khiến nhiều người thực sự cảm thấy bị thuyết phục khi xem các show trình diễn của Su-27 tại triển lãm hàng không ở Nga và châu Âu.
Được biết, lô Su-27 đầu tiên đã giành được những thành công lớn ở nước ngoài và mẫu tiêm kích này đã được đưa vào biên chế của 11 quốc gia.
Theo nhận định của Robert Farley, dù nổi tiếng nhưng Su-27 tham gia vào các hoạt động tác chiến không nhiều. Mẫu tiêm kích này đã từng tham gia tác chiến trong vài cuộc xung đột nhưng chưa bao giờ tham gia vào chiến dịch quân sự mang tính chất dài hơi.
Su-27 được coi là mẫu tiêm kích thế hệ 4 cuối cùng được đưa vào biên chế và cũng đã chứng minh được “thiết kế khá thành công” của mình. Su-27 sẽ tiếp tục phục vụ lâu dài trong các lực lượng Không quân trên thế giới.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn từ National Interest.