Vì sao mùa hè nhiều trẻ bị rắn độc cắn?

Theo BS Lê Xuân Trung – Bệnh viện Nhi Thanh Hoa cho biết mấy ngày gần đây, khoa Hồi Sức Tích Cực Bệnh viện Nhi Thanh Hoá liên tục phải cấp cứu, điều trị cho bệnh nhi bị rắn độc cắn.

 

Dị ứng thuốc, nam bệnh nhân lở loét, trợt da khắp người

Dị ứng thuốc, nam bệnh nhân lở loét, trợt da khắp người

Say khi tự uống thuốc trị gout, bệnh nhân đã bị chảy máu vùng miệng, loét sinh dục, đỏ da toàn thân, trợt da chiếm toàn bộ 70% diện tích cơ thể...

Ví dụ như trường hợp bé gái 8 tuổi, bị rắn cắn vào chân rất nặng trong lúc chơi ngoài vườn được chuyển từ bệnh viện huyện Bá Thước lên. Trẻ nhập viện trong tình trạng rối loạn đông máu nặng, mu chân phải hoại tử, sưng nề, bầm tím lan đến gốc đùi, tại chỗ cắn có 2 vết răng, chân tay lạnh, rét run.

Sau khi được thăm khám, các bác sỹ chẩn đoán: Bệnh nhi bị rắn lục cắn ngày thứ nhất, tiên lượng rất nặng. Ngay sau đó các bác sỹ đã đưa ra phác đồ điều trị: Sử dụng thuốc giải độc đặc hiệu là huyết thanh kháng nọc rắn lục, giảm đau, bất động chi tổn thương, điều trị triệu chứng.

Trong tháng 5, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tiếp nhận 3 bệnh nhân bị rắn độc cắn. Các trẻ trong độ tuổi từ 5-10 tuổi. Các bệnh nhi đến cấp cứu trong tình trạng khó thở, suy hô hấp, sưng nề, đe dọa đến tính mạng…

Bác sĩ Trung cho biết nguyên do là thời tiết nắng nóng, cây bụi bị phát quang, khô héo. Các loại rắn, tìm vào tránh nắng trong gầm giường, nhà tắm. Vì vậy bố mẹ cần để ý khu vực nhà ở, khu vui chơi của trẻ giữ không gian thoáng sạch.

Trẻ em, người lớn vô tình giẫm, đụng vào và bị cắn. BS Trung cho biết nhiều người còn chủ quan cho rằng ở thành phố, ở nhà cao tầng thì an toàn nhưng thực ra ở bất cứ đâu rắn đều có thể xâm nhập. Tình trạng rắn bò qua tường vào nhà không phải là ít.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Ths.BS Nguyễn Thành Nam - Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ tại khoa cũng tiếp nhận các ca trẻ bị rắn tấn công ngay tại nhà mình.

Ví dụ như trường hợp bệnh nhi Thu H. ở Hà Nam. Bệnh nhân bị rắn cắn khi đang đứng ở nhà chải tóc. Do trời tối nên em không phát hiện rắn gì.

Sau khi xác định rắn cắn, gia đình đã đưa bé đến cơ sở y tế địa phương sơ cứu và chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để điều trị. Khi vào viện, dù bệnh nhi không sốt, chân bên phải – chỗ bị rắn cắn sưng nóng. Phần mu chân có vết hoại tử đen, khoảng 2-3 cm. Các bác sĩ chỉ định tiêm uốn ván và dùng huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh các bác sĩ cũng tiếp nhận ca bệnh bị rắn cắn khi trẻ đang ở nhà. Ví dụ mới đây nhất 1 bé 15 tháng tuổi ở Tiền Giang đang đứng ở nhà chơi bị rắn cắn. Bé được người nhà đắp thuốc dẫn tới biến chứng. Khi đưa lên Bệnh viện Nhi đống 1, dù các bác sĩ cố gắng cứu bé bằng cách truyền rất nhiều máu, chế phẩm máu, gần như là thay máu cho bé, truyền thuốc rối loạn đông máu... Tuy nhiên, tình trạng bệnh nhi ngày càng nặng, xuất huyết không chỉ ở vết thương mà còn dưới da, chân răng, nghi ngờ xuất huyết não, suy hô hấp và đã tử vong sau 2 ngày.

Theo BS Trung ngay khi phát hiện rắn cắn, bệnh nhân được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện nên đã được xử trí kịp thời, không gây ảnh hưởng đến tính mạng, không tự ý dùng thuốc đông y dân gian.

Tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, BS Trung cho biết bệnh viện sẽ sử dụng huyết thanh kháng độc rắn đặc hiệu để điều trị. Vì vậy, khi nạn nhân bị rắn cắn hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt và nếu có thể cùng con rắn đã cắn người.

Có thể nhận ra được một số loại rắn độc thường gặp dựa vào các đặc điểm đặc trưng bên ngoài của rắn: rắn hổ mang (khi chuẩn bị tấn công thì cổ bạnh, phát âm thanh đặc trưng), rắn cạp nong (thân mình khúc vàng khúc đen), rắn cạp nia (thân mình khúc trắng khúc đen), họ rắn lục (đầu to hình thoi hoặc tam giác).

Rắn độc thường có 2 răng độc lớn (còn gọi là móc độc) và thường ở vị trí răng cửa hàm trên, do đó khi cắn thường để lại vết cắn đặc trưng có thể giúp phân biệt với rắn không độc. Răng độc đóng vai trò như một kim tiêm dưới da hoặc tiêm vào bắp thịt. Một số loại rắn hổ mang mặc dù ở cách nạn nhân một khoảng cách vẫn có thể phun nọc độc về phía nạn nhân và gây tổn thương mắt, có thể từ đó gây nhiễm độc toàn thân.

Khánh Chi 

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Nữ bác sĩ gặp nạn tại quán The Coffee House tươi tắn ngày đi làm trở lại

Bị tai nạn tại quán The Coffee House (Hà Nội), trải qua thời gian dài điều trị và phục hồi chức năng, bác sĩ Hoàng Minh Lý đã đi làm trở lại tại Bệnh viện K. Cô trực tiếp thăm khám cho người bệnh ung thư.

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Đang cập nhật dữ liệu !