Vì sao em trai của cựu Thủ tướng Nhật Abe khiến Trung Quốc lo lắng?

Trung Quốc đã có phản ứng ngay sau khi em trai của cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe được bầu làm tân Bộ trưởng Quốc phòng. 

Hôm 16/9, tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã quyết định bổ nhiệm ông Nobuo Kishi (61 tuổi) là em trai của cựu Thủ tướng Shinzo Abe làm Bộ trưởng Quốc phòng. Động thái của Nhật Bản khiến Trung Quốc lập tức có phản ứng.

Ông Kishi là em ruột của ông Abe. Nhưng ngay từ khi mới chào đời, ông Kishi đã được người bác họ nhận nuôi nên mang họ Nobuo của người này.

{keywords}
Em trai của cựu Thủ tướng Nhật Abe là ông Nobuo Kishi khiến Trung Quốc lo lắng vì mối quan hệ mật thiết với Đài Loan. (Ảnh: Kyodo)

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản được biết tới là người có mối quan hệ thân thiết với Đài Loan. Hồi tháng trước, ông Kishi là một trong những thành viên của phái đoàn Nhật Bản tới Đài Bắc để dự lễ tang cố lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy. Ông Kishi cũng đã gặp gỡ nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trong sự kiện này.

Trước đó, vào tháng Một, ông Kishi cũng đã tới Đài Bắc sau đúng 1 ngày bà Thái Anh Văn giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo ở Đài Loan.

“Ông Kishi được biết tới là người có mối quan hệ mật thiết với Đài Loan và là một trong những nhân vật quan trọng trong đường dây liên lạc giữa chính quyền Nhật bản và Đài Loan”, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Koichi Nakano, Giáo sư chính trị tại Đại học Sophia ở Tokyo.

Sau khi ông Kishi được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, phía Trung Quốc đã gửi lời chúc mừng, nhưng đồng thời phát tín hiệu cảnh báo.

“Chúng tôi hy vọng Nhật Bản sẽ tuân theo chính sách một Trung Quốc và tránh những hoạt động trao đổi chính thức với Đài Loan”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhấn mạnh.

Còn theo ông Liu Qingbin, Phó Giáo sư tại Đại học Quốc gia Yokohama, dù ông Kishi là người có nhiều năm thay mặt đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền xử lý các vấn đề liên quan tới Đài Loan, song  “ông ấy vẫn là một người có tầm ảnh hưởng yếu”.

Cũng theo ông Liu, kể từ khi ông Suga tuyên bố sẽ tiếp tục thi hành những chính sách dưới thời cựu Thủ tướng Abe đặc biệt trong lĩnh vực ngoại giao và an ninh, việc ông Kishi được chỉ định làm thân tín dưới thời chính phủ mới là điều hoàn toàn có thể dự đoán được.

Trước đó, dưới thời cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono, Tokyo từng nhiều lần lên tiếng chỉ trích hành động xâm phạm trái phép của các tàu Trung Quốc vào khu vực gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Song Trung Quốc xem đây là một phần trong hoạt động nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh đối với Senkaku/Điếu Ngư. 

Thậm chí, trong một diễn đàn trực tuyến được tổ chức vào đầu tháng Chín, ông Kono nhận định Trung Quốc là “mối đe dọa an ninh” khi các tàu hải cảnh và máy bay Trung Quốc liên tiếp tiến vào vùng biển quanh quần đảo tranh chấp và không phận của Nhật Bản.

“Nhật Bản đã sẵn sàng bảo vệ từng centinmet đất trên lãnh thổ”, Kyodo dẫn lời ông Kono phát biểu trên diễn đàn trực tuyến.

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là điểm nóng gây căng thẳng trong quan hệ ngoại giao Nhật – Trung. Trong năm nay, chính phủ Nhật Bản cáo buộc các tàu của chính quyền Trung Quốc đã xuất hiện ngay bên ngoài lãnh hải của Nhật Bản liên tiếp hơn 100 ngày trước khi dừng lại vào đầu tháng Tám.

Ông Stephen Nagy, Phó Giáo sư các mối quan hệ quốc tế tại Đại học Thiên chúa giáo quốc tế ở Tokyo cho rằng, việc chỉ định ông Kishi làm Bộ trưởng Quốc phòng là một phần trong hoạt động “tiếp tục mở rộng sự hòa hợp với Trung Quốc nhưng cũng là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy Nhật Bản đang quan tâm tới những diễn biến nội bộ của Trung Quốc và cả an ninh khu vực”.

Thậm chí, ông Nagy cho rằng, đây cũng là thông điệp về việc ông Abe dường như tiếp tục duy trì “tầm ảnh hưởng” trong hoạt động đàm phán về mối quan hệ song phương của Nhật - Trung, cũng như các cuộc thảo luận giữa ba bên gồm Mỹ - Trung – Nhật.

Song ông Liu nói thêm, mối quan hệ giữa ông Kishi với Đài Loan cũng là chuyện đáng quan tâm, nhưng dường như Nhật Bản sẽ không tiến tới thiết lập các mối quan hệ chính thức với Đài Loan đặc biệt là trong lĩnh vực quốc phòng.  

Lâu nay, Trung Quốc vẫn chỉ xem Đài Loan là một tỉnh ly khai và nhiều lần nhấn mạnh sẵn sàng dùng biện pháp mạnh để sáp nhập Đài Loan vào đại lục nếu cần thiết.  

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại tới bệnh viện

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe lại tới bệnh viện

Lần đầu tiên sau tuyên bố từ chức bất ngờ, Thủ tướng Abe đã tới bệnh viện ở thủ đô Tokyo để tiếp tục điều trị căn bệnh viêm loét đại tràng.

Minh Thu (lược dịch)

Hành khách cố tình giấu ốc sên trong hành lý đi qua sân bay

Nhân viên hải quan tại một sân bay của Mỹ đã tịch thu 6 con ốc sên châu Phi khổng lồ được giấu trong vali của hành khách.

Chuyến thăm ‘chưa từng có’ của cựu lãnh đạo Đài Loan tới Trung Quốc đại lục

Văn phòng của ông Mã Anh Cửu xác nhận cựu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) sẽ tới thăm Trung Quốc đại lục trong tháng này.

Câu chuyện về tiếp viên hàng không Canada vướng vòng lao lý vì 210kg ma túy

Nữ tiếp viên hàng không người Canada Christina Carello đã bị bắt giam ở Dominica vì liên quan tới nghi án vận chuyển 210kg ma túy, nhưng sau rất nhiều nỗ lực, cô đã được minh oan.

Cựu ‘phó tướng’ nói về nguy cơ ông Trump bị bắt và chuyện biểu tình

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence lên án cuộc điều tra của Công tố viên quận Manhattan nhằm vào cựu Tổng thống Donald Trump, đồng thời nêu quan điểm về chuyện biểu tình nếu ông Trump bị bắt.

Biết sự thật sau 18 năm, cô gái vẫn khăng khăng gọi kẻ bắt cóc là ‘Mẹ’

Mất tích tại bệnh viện chỉ 8 tiếng sau khi chào đời, thiếu nữ biết sự thật sau 18 năm vẫn gọi kẻ bắt cóc là ‘Mẹ’.

Điều gì sẽ xảy ra nếu ông Trump bị truy tố?

Chính trường Mỹ đang dậy sóng trước thông tin cựu Tổng thống Donald Trump có khả năng bị truy tố ở New York vì một cáo buộc vi phạm xảy ra cách đây gần 7 năm, trong lúc ông vận động tranh cử năm 2016.

Trung Quốc lên án các nhà lập pháp Anh thăm đảo Đài Loan

Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh lên án một nhóm các nhà lập pháp của xứ sở sương mù tới thăm đảo Đài Loan (Trung Quốc) bất chấp sự cực lực phản đối của Bắc Kinh.

Vụ cướp ngân hàng táo bạo nhất trong lịch sử

Tại Anh, trong thập niên 70, một băng cướp đã biến câu chuyện về thám tử Sherlock Holmes thành sự thật khi tạo ra vụ cướp ngân hàng táo bạo nhất lịch sử thế giới.

Bị khỉ lao vào tấn công, người phụ nữ phải khâu hơn 180 mũi

Con khỉ lao vào xé toạc tai, giật tóc của nạn nhân, và còn tát vào mặt một người đàn ông, trước khi nó bị bắn chết.

Lý do Bull Pháp là giống chó được yêu thích nhất ở Mỹ

Theo thống kê năm 2022 của American Kennel Club (AKC) – câu lạc bộ chó kiểng Mỹ, lần đầu tiên sau 31 năm, Labrador Retriever không còn là giống chó được ưa chuộng nhất ở Mỹ. Thay thế vị trí của nó là chó Bull Pháp dễ thương và nhỏ nhắn.

Đang cập nhật dữ liệu !