Vì sao Ấn Độ vẫn mua dầu mỏ của Nga nhưng lại làm bạn được với Mỹ?

Không tẩy chay Moscow như phương Tây, Ấn Độ tiếp tục mua dầu mỏ với số lượng lớn của Nga và đặc biệt còn duy trì được tình bạn với Mỹ.

Sau khi Nga tuyên bố thực hiện "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine từ ngày 24/2, nhiều quốc gia đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ đồng thời áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt với Moscow.

Tuy nhiên, Ấn Độ không chỉ từ chối lên tiếng chỉ trích hành động tấn công quân sự của Nga ở Ukraine như phương Tây yêu cầu, New Delhi còn tiếp tục mua dầu mỏ của Nga với giá chiết khấu. Không ít quan chức phương Tây cho rằng, Ấn Độ đang “giỡn mặt” trước các lệnh trừng phạt nhằm kìm kẹp nguồn tài chính của Nga. Phía Mỹ cũng đã nhiều lần lên tiếng thể hiện quan điểm không hài lòng trước thái độ của Ấn Độ.

{keywords}
Tổng thống Mỹ Biden họp trực tuyến với Thủ tướng Ấn Độ Modi vào ngày 11/4. (Ảnh: AP)

Reuters cho hay, trên thực tế, số lượng dầu mỏ mà Ấn Độ mua của Nga trong những tháng đầu năm 2022 đã nhiều hơn so với cả năm 2021.

Giới phân tích nhận định, với Mỹ, Ấn Độ đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nỗ lực nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Thậm chí, Mỹ còn xem Trung Quốc là mối đe dọa tới hòa bình thế giới lớn hơn so với Nga. Do đó, phương Tây cần phải “bớt lời” trước New Delhi.

Giáo sư Harsh V. Pant tại Đại học King's College London nhận định thực tế cho thấy, Mỹ xem Ấn Độ là “đối tác mới cần phải theo đuổi”.

Vì sao Ấn Độ quan trọng với Mỹ?

Cả New Delhi và Washington đều bất an trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, cùng những tuyên bố chủ quyền trên biển và trên đất liền đơn phương của Bắc Kinh, và tầm ảnh hưởng kinh tế mở rộng của Trung Quốc trước các nước láng giềng nhỏ bé hơn.

Dưới thời lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình, quân đội Trung Quốc sở hữu lực lượng hải quân có quy mô lớn nhất thế giới, trang bị hàng loạt tiêm kích tàng hình hiện đại, và tăng cường số lượng trong kho vũ khí hạt nhân.

Theo ông Pant, một phần trong kế hoạch của Mỹ nhằm đối phó với năng lực quân sự của Trung Quốc chính là lôi kéo Ấn Độ gia nhập liên minh Bộ Tứ Kim Cương cùng Nhật Bản và Australia.

Về phần mình, Ấn Độ cũng có mối quan ngại riêng trước Trung Quốc. Cụ thể, quan hệ giữa hai quốc gia này vẫn vô cùng căng thẳng liên quan tới những tranh chấp chủ quyền trên dãy Himalaya. Điển hình là vụ đụng độ ở thung lũng Galwan vào tháng 6/2020 khiến hàng chục binh sĩ Trung - Ấn thiệt mạng. Đây là vụ xung đột đẫm máu nhất kể từ sau chiến tranh biên giới Trung - Ấn vào năm 1962.

Dù là một đồng minh quan trọng mà Mỹ không thể để mất, Ấn Độ lại phụ thuộc lớn vào nguồn cung vũ khí từ Nga bao gồm các loại khí tài đang được trang bị cho các lực lượng bảo vệ biên giới trên dãy Himalaya.

Việc cùng chung mối quan ngại trước Trung Quốc được thể hiện rõ sau cuộc họp trực tuyến giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong tháng này, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đưa ra lời cảnh báo Trung Quốc đang tìm cách “thay đổi hệ thống khu vực và quốc tế”. Ông Austin khẳng định Mỹ - Ấn “đã xác định được những cơ hội mới để mở rộng phạm vi hoạt động của quân đội hai nước”.

CNN dẫn lời ông Manoj Kewalramani, nhà nghiên cứu tại Viện Takshashila ở Ấn Độ, cho hay tuyên bố của Bộ trưởng Austin ám chỉ dù không nhất quán trước vấn đề Ukraine, nhưng Mỹ - Ấn “hiểu rất rõ về quan điểm của nhau”.

Điều này được thể hiện rõ khi Washington tiếp tục chỉ trích sự im lặng của Trung Quốc trước chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, nhưng với Ấn Độ, Mỹ lại chuyển sang lặng thinh.

Về cuộc chiến ở Ukraine, Trung - Ấn dường như có chung quan điểm. Cả hai nước giữ vị trí trung lập, thay vì đưa ra những lời chỉ trích với Nga như các nước phương Tây. Trung - Ấn đều lên tiếng kêu gọi Nga – Ukraine đưa ra giải pháp hòa bình để chấm dứt xung đột.

Quan điểm của Trung Quốc còn thể hiện mối quan hệ chiến lược của hai nước với Nga.

Cụ thể, hồi tháng Hai, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố mối quan hệ giữa hai nước là “không giới hạn”. Còn kho vũ khí của Ấn Độ có tới hơn 50% được sản xuất tại Nga.

Nhưng theo ông Kewalramani, sự tương đồng trong vấn đề Ukraine giữa Trung – Ấn chỉ là vẻ bề ngoài, còn thực chất tồn tại những “khác biệt rất lớn”.

Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích các lệnh trừng phạt của phương Tây, cũng như nhiều lần cáo buộc chính Mỹ và NATO là nguyên nhân dẫn tới xung đột quân sự ở Ukraine do Nga lo ngại trước hoạt động mở rộng về phía đông của NATO.

Nhưng Ấn Độ lại tránh chỉ trích NATO, cũng như làm dịu những khác biệt quan điểm với Mỹ về vấn đề Ukraine.

Theo ông Li Mingjiang, Phó Giáo sư tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, Thủ tướng Ấn Độ Modi đã tiến hành điệm đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại không làm như vậy. Ngoài ra, Ấn Độ đã có tuyên bố chỉ trích mạnh mẽ trước cáo buộc Nga phạm phải tội ác chiến tranh ở Ukraine, đồng thời kêu gọi cần có một cuộc điều tra mở.

Trong khi đó, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Zhang Jun nhấn mạnh thông tin về thương vong của dân thường Ukraine ở thị trấn Bucha là “vô cùng đáng buồn", nhưng đồng thời hối thúc các bên “tránh đưa ra những lời cáo buộc vô căn cứ”.

{keywords}
Tổng thống Nga Putin tới thăm Ấn Độ vào tháng 12/2021. (Ảnh: CNN)

Mối quan hệ phức tạp

Mỹ nhận thức rõ mối quan hệ giữa Nga và Ấn Độ đã có lịch sử lâu đời. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken từng nhấn mạnh, quan hệ Nga - Ấn “đã phát triển qua nhiều thập niên trong khoảng thời gian mà Mỹ không thể làm đối tác của Ấn Độ”.

Ấn Độ bắt đầu trở nên thân thiết với Liên Xô cũ trong thập niên 70, thời điểm Mỹ bắt đầu hỗ trợ quân sự và tài chính cho quốc gia láng giềng của Ấn Độ là Pakistan.

Cũng trong giai đoạn này, Nga đã cung cấp vũ khí cho Ấn Độ. Cho tới hiện tại, Ấn Độ vẫn phụ thuộc khá lớn vào các thiết bị quân sự được cung ứng từ Nga.

Vào năm 2018, Ấn Độ đã ký kết thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá 5 tỉ USD với Nga để mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 dù hành động bị cáo buộc vi phạm Đạo luật Chống lại Kẻ thù của Mỹ thông qua lệnh trừng phạt (CAATSA). Mỹ chính thức thi hành CAATSA vào năm 2017 nhằm áp đặt các lệnh trừng phạt mới với Iran, Nga và Triều Tiên.

Giới chuyên gia cho rằng, việc Ấn Độ phụ thuộc lớn vào vũ khí Nga đã khiến New Delhi giới hạn chỉ trích hành động của của Moscow ở Ukraine. Trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Delhi vào tháng 12/2021, Thủ tướng Modi đã gọi ông Putin là “người bạn thân”.

Tất cả đều muốn theo đuổi Ấn Độ

Ông Pant cho rằng, Ấn Độ hiện là đối tượng được “tất cả các bên theo đuổi”.

Về phía Nga, ngoài việc bán số lượng lớn dầu mỏ với giá chiết khấu cho Ấn Độ, trong cuộc gặp với người đồng cấp ở Delhi trong tháng này, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov đã ca ngợi Ấn Độ vì không nhìn nhận cuộc chiến ở Ukraine “theo hướng một chiều”.

Còn với Mỹ, các mối quan hệ với Ấn Độ đã gia tăng nhanh chóng kể từ khi ông Modi đắc cử vào năm 2014. Theo đó, giá trị thương mại hàng năm giữa Mỹ - Ấn là hơn 110 tỉ USD, so với con số 8 tỉ USD giữa Nga - Ấn. Ngoài ra, trong những năm gần đây, Ấn Độ cũng đang nắm giữ vị trí là khách hàng lớn mua thiết bị quân sự của Mỹ.

Ngay cả trong cuộc họp với Thủ tướng Modi trong tháng này, Tổng thống Biden đã hối thúc New Delhi không đẩy mạnh nhập khẩu dầu mỏ của Nga, thay vì đưa ra đề xuất hỗ trợ Ấn Độ mua dầu của những quốc gia khác. Hiện tại, lượng dầu mỏ sử dụng ở Ấn Độ phải nhập khẩu tới 80%, mà trong số này chỉ có hơn 3% là từ Nga.

Mất soái hạm trên Biển Đen, Nga sẽ tăng cường trả đũa Ukraine

Mất soái hạm trên Biển Đen, Nga sẽ tăng cường trả đũa Ukraine

Chiến sự Ukraine sẽ ngày càng nóng sau khi Nga mất soái hạm trên Biển Đen gây ảnh hưởng tới cả hình ảnh và năng lực chiến đấu. 

Minh Thu (lược dịch)

Video xe chiến đấu bộ binh Bradley của Ukraine tập kích cứ điểm Nga

Quân đội Ukraine đã sử dụng xe chiến đấu bộ binh (IDF) Bradley để tập kích các cứ điểm phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Avdiivka.

Cách Iran trả đũa Israel sẽ quyết định chiều hướng xung đột ở Trung Đông?

Việc Iran tấn công trả đũa Israel sau vụ không kích đại sứ quán Iran tại Damascus, Syria đang làm dấy lên lo ngại về xung đột lan rộng ở Trung Đông.

Nga phản ứng 'gắt' trước tuyên bố của Mỹ về thủ phạm khủng bố ở Moscow

Bộ Ngoại giao Nga cho rằng bất kỳ tuyên bố nào từ Mỹ nhằm biện hộ cho Ukraine trước khi cuộc điều tra về vụ khủng bố Moscow chưa kết thúc đều được coi là "bằng chứng".

Khoảnh khắc trục hạm Pháp bắn rơi tên lửa đạn đạo của Houthi

Hải quân Pháp ngày 21/3 đã đánh chặn 3 tên lửa đạn đạo của Houthi trên Biển Đỏ, đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất giữa phương Tây và lực lượng vũ trang đến từ Yemen.

Video lính dù Nga bắn hạ UAV 'Ma cà rồng' của Ukraine gần Bakhmut

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố video quay cảnh lính dù nước này bắn cháy một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng "Baba Yaga" (Ma cà rồng) của Kiev ở gần Bakhmut, miền đông Ukraine.

Ông Putin công du nước nào đầu tiên sau khi tái đắc cử?

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, ông sẽ xem xét việc đến Trung Quốc để thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử.

Ông Putin tái đắc cử tổng thống, nước Nga sẽ thế nào trong 6 năm tới?

Chiến thắng của ông Putin sẽ đảm bảo sự trỗi dậy kinh tế và phát triển kỹ thuật - quân sự của Nga, giữa lúc sự thay đổi địa chính trị toàn cầu đang diễn ra.

Tỉ lệ dân Nga đi bầu tổng thống cao kỷ lục, ông Putin thắng cử vang dội

Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) cho biết, tỉ lệ cử tri nước này tham gia cuộc bầu cử năm nay cao kỷ lục và Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin dự kiến sẽ thắng vang dội với gần 90% phiếu ủng hộ.

Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk

Quân đội Nga đã sử dụng bom dẫn đường để bắn nổ 2 trực thăng quân sự của Ukraine tại một sân bay dã chiến ở vùng Donetsk.

Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng cho cuộc chiến hạt nhân

Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo phương Tây về việc Nga đã sẵn sàng về mặt kỹ thuật cho cuộc chiến hạt nhân.

Đang cập nhật dữ liệu !