Vì sao Ấn Độ phản đối việc cấp ‘hộ chiếu vắc-xin’ Covid-19?

Người đứng đầu Bộ Y tế Ấn Độ, Harsh Vardhan, trong cuộc họp của các bộ trưởng y tế G7 đã phản đối việc đưa ra “hộ chiếu vắc-xin” Covid-19 ở giai đoạn này của đại dịch.

Theo đó, Ấn Độ xếp ở vị trí thứ hai trên thế giới về số ca mắc Covid-19. Theo số liệu mới nhất của Bộ Y tế Ấn Độ, tổng số người mắc Covid-19 trên cả nước đã vượt 28,6 triệu người, hơn 26,7 triệu người đã khỏi bệnh.

Mặc dù Ấn Độ là nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, nhưng chương trình tiêm chủng của nước này diễn ra rất chậm với 45,8 triệu người đã nhận được cả hai liều vắc-xin trong 140 ngày qua của chiến dịch tiêm chủng, tương đương hơn 3% dân số cả nước.

{keywords}
Một số người tin rằng "hộ chiếu vắc xin" sẽ thúc đẩy sự phục hồi kinh tế, trong khi số khác lo ngại về nguy cơ phân biệt đối xử đối với những người không sở hữu nó. (Ảnh: RIA)

“Ở giai đoạn này của đại dịch cũng rất thích hợp để thảo luận về mối quan tâm của Ấn Độ về ý tưởng cấp ‘hộ chiếu vắc-xin’. Với thực tế là tỷ lệ tiêm chủng ở các nước đang phát triển, thấp hơn so với các nước phát triển và các vấn đề vẫn chưa được giải quyết liên quan đến tiếp cận công bằng, rộng rãi, cũng như cung cấp và phân phối vắc-xin an toàn và hiệu quả. Ấn Độ cho rằng việc giới thiệu ‘hộ chiếu vắc-xin’ sẽ cực kỳ phân biệt đối xử và bất lợi cho các nước đang phát triển”, ông Vardhan nói trong một cuộc họp mà Ấn Độ được mời với tư cách khách mời.

Ông Vardhan lưu ý rằng Ấn Độ đề xuất thảo luận về vấn đề này “dưới ánh sáng của bằng chứng mới về hiệu quả của vắc-xin và với sự phối hợp đầy đủ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) liên quan đến vấn đề tiếp cận vắc-xin hiện nay”.

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã phản đối việc yêu cầu “hộ chiếu vắc-xin” trong di chuyển quốc tế vì chưa chắc việc tiêm chủng có thực sự ngăn chặn sự lây nhiễm virus. Bên cạnh đó, cũng có những lo ngại khác, trong đó là việc phân biệt đối xử với những người chưa thể tiêm vắc-xin vì một lý do nào đó.

Tại Liên minh châu Âu (EU), một hệ thống điện tử để xác minh chứng nhận Covid-19 đang được thử nghiệm, giúp các quốc gia thành viên có thể kết nối với chương trình chung của châu Âu và dần dần bắt đầu cấp chứng chỉ điện tử. Bảy quốc gia đã tham gia bao gồm: Bulgaria, Cộng hòa Czech, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Croatia và Ba Lan. Theo dự kiến, tất cả các nước EU ​​sẽ giới thiệu giải pháp này vào ngày 1/7 (với thời gian chuyển tiếp kéo dài 6 tuần).

Dự kiến, các cư dân EU đã được tiêm phòng sẽ nhận được giấy chứng nhận và được miễn nghĩa vụ làm các xét nghiệm kiểm dịch khi đi du lịch trong EU. Giấy chứng nhận của Châu Âu cũng có thể được cung cấp cho các công dân nước thứ ba được tiêm chủng phù hợp đến EU, tuy nhiên cơ chế này hiện đang được phát triển..

Chứng chỉ Covid-19 của EU đã được Ủy ban châu Âu đề xuất vào tháng 4 vừa qua nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển an toàn và tự do trong EU trong đại dịch Covid-19.

Ngoài ra, các quan chức EU cũng nhất trí quy định các quốc gia thành viên “không áp đặt các hạn chế đi lại bổ sung” như bắt buộc xét nghiệm hoặc cách ly đối với người nhập cảnh, trừ những trường hợp cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Ủy ban Châu Âu đã đề xuất tạm thời sử dụng chứng chỉ Covid trong EU cho đến khi Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra tình trạng khẩn cấp quốc tế. Chứng chỉ này không phải là điều kiện tiên quyết để di chuyển tự do cũng như không thay thế cho hộ chiếu thực tế, mà chỉ có hiệu lực trong 12 tháng.

Chuyên gia Anh lo lắng trước biến thể Covid-19 mới

Chuyên gia Anh lo lắng trước biến thể Covid-19 mới

Mới đây, Vương quốc Anh đã loại Bồ Đào Nha ra khỏi danh sách các quốc gia an toàn để đi du lịch do sự lây lan của biến thể Covid-19 Nepal, được gọi là K417N, một phiên bản khác của biến thể Ấn Độ.

Thanh Bình (lược dịch)

Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu thăm Trung Quốc đại lục

Cựu lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu ngày 27/3 tới thăm Trung Quốc đại lục. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một lãnh đạo hoặc cựu lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc) tới đại lục kể từ năm 1949.

"Bom dân số" thế giới không phát nổ như lo ngại

Một nghiên cứu mới cho thấy, "bom dân số" thế giới có thể không bao giờ nổ như lo ngại. Dân số có thể đạt đỉnh sớm hơn và thấp hơn so với dự báo trước đây.

Lebanon náo loạn vì đất nước đột ngột bị chia thành 2 múi giờ

Không chỉ hứng chịu một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, dân Lebanon đang phải đối mặt với một thách thức mới khi đất nước đột ngột bị chia thành 2 múi giờ khác nhau.

Giao thông Đức tê liệt vì đình công lớn nhất trong nhiều thập kỷ

Các sân bay, nhà ga xe buýt và tàu hỏa trên khắp nước Đức đã ngừng hoạt động sáng 27/3 vì một trong những cuộc đình công lớn nhất trong nhiều thập kỷ tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu.

Hút thuốc trong giờ làm, công chức Nhật bị giảm lương, phạt tiền

Ba công chức làm việc cho chính quyền tỉnh Osaka, Nhật vừa phải chịu những biện pháp xử phạt nghiêm khắc khi bị phát hiện ra ngoài hút thuốc trong giờ làm việc nhiều hơn bình thường.

Câu chuyện buồn phía sau hành động trốn khỏi sở thú của chú ngựa vằn

Tin tức chú ngựa vằn 3 tuổi có tên Sero trốn thoát khỏi sở thú ở Seoul đang thu hút dư luận Hàn Quốc, bởi ẩn sau hành động bất thường là một câu chuyện buồn.

Giá vàng tăng, ‘cá mập’ nào gom vàng nhiều nhất 30 năm qua?

Thông tin về giao dịch vàng của những ‘cá mập’ trong vòng 30 năm qua.

Ông Trump khởi động chiến dịch tranh cử tổng thống

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/3 sẽ tổ chức cuộc vận động tranh cử đầu tiên trong năm 2023 tại thành phố Waco thuộc bang Texas.

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin nói sẵn sàng về nước chịu án tù

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, đã sống lưu vong 16 năm ở nước ngoài mới đây cho biết, ông sẵn sàng về nước chịu án tù để được sống gần gia đình.

Ngắm túi thiên thạch ‘độc, lạ’ giá hơn một tỷ đồng

Một hãng phụ kiện xa xỉ Pháp vừa ra mắt mẫu túi “độc, lạ”, được chế tác thủ công từ thiên thạch rơi xuống Trái đất cách đây hàng nghìn năm và có giá ít nhất 40.000 Euro (hơn 1 tỷ đồng).

Đang cập nhật dữ liệu !