Vay 15 triệu đồng, người phụ nữ vượt nghèo vươn lên

Giúp chị em làm kinh tế là một trong những nội dung trọng tâm của Hội Liên hiệp phụ nữ VN. Chị Lê Thị Hiệp, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ Ấp Dinh, xã Mỏ Công, huyện Tân Cương, tỉnh Tây Ninh là người tiếp cận nguồn vốn.

Người mẹ một mình nuôi 5 con làm kinh tế giỏi

Chị sinh ra và lớn lên trong một gia đình theo đạo Cao Đài tại huyện Củ Chi, Sài Gòn. Do hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn nên chị chỉ được học hết cấp 2, phải ở nhà phụ giúp cha mẹ. 

Đến khi lấy chồng cũng cùng cảnh cơ hàn, với hai bàn tay trắng, chị chuyển về xã Mỏ Công, huyện Tân Biên làm thuê, kiếm mướn để sinh sống. Vì những lý do riêng tư mà hai vợ chồng chị chia tay. Từ đó chị ở vậy, nhận nuôi 5 người con và lao động hết sức vất vả trong điều kiện thiếu thốn để nuôi các con ăn học. 

Vay 15 triệu đồng, người phụ nữ vượt nghèo vươn lên - ảnh 1

Đến đầu năm 2000, chị Hiệp được Hội phụ nữ xã Mỏ Công giúp vay vốn với số tiền là 15 triệu đồng. Với số tiền ít ỏi và số lãi không nhiều từ chăn nuôi nhỏ lẻ, chị mạnh dạn chuyển sang làm nghề bánh tráng để cải thiện cuộc sống. Đến nay, cơ sở sản xuất của chị luôn đảm bảo uy tín về chất lượng bánh tráng, luôn được chứng nhận về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây ô nhiễm môi trường.

Chia sẻ với những khó khăn vất vả của người lao động, chị Hiệp luôn cố gắng đảm bảo thu nhập ổn định với mức lương 3 triệu đồng. Chị cũng đã đầu tư dây chuyền đảm bảo cho người lao động có điều kiện lao động ở mức an toàn, giảm được thao tác thủ công và đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Chất lượng sản phẩm cũng là điểm chị Hiệp luôn đảm bảo đồng thời với giá thành hợp lý.

Không chỉ cố gắng vươn lên giúp bản thân và gia đình thoát khỏi nghèo đói, chị Lê Thị Hiệp, mà bà con nhân dân trong ấp, trong xã vẫn thân thương gọi là dì Hai Hiệp hay má Hiệp còn tham gia hết sức tích cực vào công tác của địa phương với vai trò là Chi hội trưởng chi hội phụ nữ Ấp Dinh, xã Mỏ Công, một ấp có 1.144 nhân khẩu, 301 hộ, 436 phụ nữ tuổi 18 trở lên, trong đó có 219 phụ nữ theo đạo Cao Đài. Chi hội của chị có 4 tổ phụ nữ với 252 hội viên, trong đó 192 chị theo đạo Cao Đài.

Do thấy hoàn cảnh kinh tế thiếu thốn, chị em trong Chi hội không có điều kiện mua sắm cơ sở vật chất để sản xuất, chăn nuôi, dì Hiệp đã vận động chị em tham gia vào các tổ góp vốn để mua sắm tiện nghi trong gia đình. 

Hiện nay, má Hai quản lý 2 tổ “mua sắm” với 39 chị. Mỗi chị góp 50.000đ một tháng, nộp cho tổ vào cuối tháng. Số tiền của cả tổ sau đó sẽ được đưa cho một chị trong tổ vay không tính lãi để giải quyết nhu cầu vốn của bản thân. Ngoài ra, còn có 1 tổ xoay vòng vốn có 18 chị tham gia, mỗi chị tiết kiệm 50.000đ/tháng và cho vay với lãi luất 0,6%/năm. 

Số tiền lãi thu được Chi hội lấy dùng để thăm hỏi, tặng quà các hội viên khi ốm đau. Cuối cùng là tổ nuôi heo đất để ủng hộ quỹ học bổng “Trần Thị Sanh” có sự tham gia của 21 chị. Mỗi người đóng góp 60.000đ/ tháng để hỗ trợ cho 5 nữ sinh nghèo vượt khó của Ấp Dinh. 

Người phụ nữ cổ vũ chị em vay vốn làm kinh tế

Ngoài công tác Hội, dì Hai Hiệp còn là tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội với 51 thành viên, với dư nợ 613.900.000 đồng,. Với uy tín trong cộng đồng, với kỹ năng tuyên truyền vận động, dì Hai Hiệp đã khéo léo động viên từng thành viên trong tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện tốt trách nhiệm của người vay.

Vay 15 triệu đồng, người phụ nữ vượt nghèo vươn lên - ảnh 2

Vì vậy, không có thành viên nào có nợ quá hạn hay nợ lãi; việc nộp lãi, nộp tiết kiệm của thành viên được thực hiện tại buổi sinh hoạt tổ, dì Hai chỉ phải đến nhà thành viên thu tiền khi thành viên hoặc gia đình có khó khăn đột xuất hay ốm đau. Nhiều thành viên trong chi Hội phụ nữ ấp Dinh, trong tổ tiết kiệm và vay vốn đều cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của dì với gia đình mình. Chị em đã dành cho dì những tình cảm yêu thương kính trọng. 
Với tín ngưỡng tôn giáo trong làm điều thiện; với tấm lòng yêu thương gia đình và cộng đồng sâu sắc; với những nỗ lực, quyết tâm của bản thân; chị Hai Hiệp luôn hoàn thành tốt vai trò của mình trong “Đời” và trong “Đạo”.  Chị  được Hội LHPN xã công nhận là “Phụ nữ sản xuất kinh doanh giỏi” 4 năm liền. 

Theo báo cáo tổng kết 10 năm công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2002 - 2013), từ năm 2002 đến tháng 6/2013, đã có trên 11 triệu lượt phụ nữ nghèo được giúp vốn, giống, ngày công trị giá trên 4.752 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa lớn 14.142 Mái ấm tình thương với tổng số tiền hỗ trợ gần 488 tỷ đồng; trên 587 tỷ đồng đã được các cấp Hội quyên góp ủng hộ nhân đạo giúp các gia đình bị thiên tai, hoạn nạn; trên 1 triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được giúp với tổng số tiền, quà trị giá trên 130 tỷ đồng. 

Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2013, hưởng ứng đợt thi đua “Làm theo Bác, thực hành tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo bền vững”, đã có 7.800.000 hội viên, phụ nữ tham gia tiết kiệm, đạt số dư tiết kiệm 1.575 tỷ đồng, bước đầu đã xét hỗ trợ vốn vay cho 301.589 chị em; trong đó, 24.468 tổ tiết kiệm được thành lập mới tại chi, tổ hội với 1.266.503 thành viên tham gia, tổng số dư tiết kiệm đạt trên 600 tỷ đồng.

  
Thanh Bình

Loại quả mặn như muối, xưa không ai hái, giờ thành đặc sản được săn lùng

Có một loại quả rừng rất lạ, mang vị mặn như muối. Loại quả này mọc dại, trước không có ai thu hái giờ thành đặc sản được săn lùng.

Không lưu ảnh CCCD trong điện thoại để tránh mất sạch tiền trong tài khoản

Tuyệt đối không lưu trữ trên điện thoại ảnh chụp CMTND/CCCD/hộ chiếu cá nhân, mật khẩu truy cập ứng dụng ngân hàng. Chỉ cài đặt các ứng dụng chính thức trên Appstore và CH Play... để tránh mất sạch tiền trong tài khoản.

Nuôi loài nhạy cảm, 'khó chiều' trong phòng điều hòa, nông dân ở Nghệ An đổi đời

Để nâng cao năng suất của làng nghề truyền thống nuôi tằm lấy kén, người nông dân ở Nghệ An đã áp dụng kỹ thuật mới trong việc chăm sóc tằm ở phòng điều hoà.

Hà Tĩnh xây dựng đô thị văn minh không sinh rác thải nhựa

'Đi chợ mang giỏ, giảm túi ni-lông' là một trong những thông điệp lan truyền của phụ nữ trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Đây là một trong những hành động thiết thực mà phụ nữ Hà Tĩnh đã, đang làm rất tốt.

SHB đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 22% so với năm 2023

Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi giai đoạn 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu Top 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.

Vùng đất hiếm ở Tây Bắc, người dân chia nhau 500 tỷ đồng nhờ 1 loại quả

Được thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, khí hậu nên nông dân huyện Yên Châu tập trung làm giàu nhờ trồng mận hậu. Cả huyện thu từ khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm từ trái mận.

Hàng made in Moscow ‘phủ sóng’ Vietnam Expo 2024

Gian hàng với chủ đề "Made in Moscow" được trưng bày tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam (Vietnam Expo) lần thứ 33 mới đây tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) tập hợp các sản phẩm từ 14 doanh nghiệp Nga thuộc nhiều lĩnh vực.

Diễn biến mới vụ 2 khách hàng tố mất hàng chục tỷ đồng tại MSB

Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (NHNN) đã chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của hai khách hàng vụ mất hàng chục tỷ đồng khi gửi tiền tại MSB Chi nhánh Thanh Xuân đến Ngân hàng MSB.

Agribank lần thứ 9 liên tiếp được vinh danh giải thưởng Sao Khuê

Vượt qua nhiều giải pháp, 2 hệ thống/sản phẩm của Agribank được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ 9 liên tiếp (2016-2024) Agribank nhận giải thưởng này.

Cơ chế giá điện 2 thành phần là công bằng hơn giá điện 1 thành phần

Hiện Việt Nam áp dụng biểu giá điện 1 thành phần, tức là biểu giá điện tính theo điện năng. Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng giá điện 2 thành phần.