Vai trò của Đảng, Nhà nước trong truyền thông về công tác y tế

Truyền thông bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân chính là tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai.

Nâng cao hiệu quả truyền thông về công tác y tế là một trong những chiến lược hợp tác quan trọng giữa Bộ Thông tin truyền thông và Bộ Y tế. Báo Infonet xin trích đăng những bài phát biểu có ý nghĩa trong việc tăng cường hiệu quả tuyên truyền trong lĩnh vực y tế. Đây là những bài phát biểu nằm trong hội thảo Nâng cao hiệu quả truyền thông về công tác y tế. 

Dưới đây là bài phát biểu của Ths. Đặng Khắc Lợi, Chánh Văn phòng Cục Báo chí – Bộ TTTT.

Cách đây 90 năm, ngày 21/06/1925 Báo Thanh niên, tờ báo đầu tiên của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập đã ra số đầu tiên đánh dấu một bước ngoặt mới của cách mạng Việt Nam ở những năm 20 của thế kỷ XX. 

Vai trò của Đảng, Nhà nước trong truyền thông về công tác y tế - ảnh 1

Sự kiện này thể hiện tầm nhìn chiến lược lúc đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nhận thức sâu sắc quan điểm của V.I.Lênin khi cách mạng nước Nga còn trong trứng nước: “Cái mà chúng ta nhất thiết phải có lúc này là một tờ báo chính trị. Nếu Đảng cách mạng không biết thống nhất các tác động của mình vào quần chúng bằng tiếng nói của báo chí, thì mong muốn tác động bằng các phương pháp mạnh mẽ hơn, chỉ là ảo tưởng mà thôi”. 

Báo Thanh niên ra đời đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị cơ sở lý luận, chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3/2/1930. Từ đó đến nay, với tư cách là vũ khí đấu tranh sắc bén trên mặt trận chính trị - tư tưởng, báo chí cách mạng nước ta đã cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đi vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
          
Trước hết cần xác định một số quan điểm mang tính nguyên tắc, đã được Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung phát triển năm 2011) khẳng định “Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân, phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. 

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũng chỉ rõ “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước….”.

Tính đến cuối năm 2015 cả nước có 858 cơ quan báo chí in, trong đó: Báo in: 199 (với 86 cơ quan báo chí Trung ương và 113 cơ quan báo chí địa phương), có 659 Tạp chí (với 522 Tạp chí Trung ương và 137 Tạp chí địa phương); 01 hãng Thông Tấn quốc gia; 02 Đài Phát thanh, Truyền hình quốc gia; 64 Đài Phát thanh, truyền hình tỉnh, thành phố; hơn 500 đài, trạm truyền thanh, truyền hình cấp huyện; hàng ngàn trạm truyền thanh, truyền hình cấp xã; cả nước có 105 báo điện tử, gần 300 trang tin của các cơ quan báo chí và hàng ngàn trang thông tin điện tử.

Hiện nay cả nước có 18.000 người được cấp thẻ nhà báo, hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, nghệ sỹ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục ngàn người là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các cộng đoạn in ấn, tiếp thị, quảng cáo, phát hành. 

So với những năm trước đổi mới thì số lượng các cơ quan báo chí và đội ngũ những người làm báo hiện nay tăng từ 3 đến 4 lần. Năm 1969, mạng thông tin toàn cầu (internet) một trong những phát minh lớn nhất của loài người trong thế kỷ XX ra đời và gần 30 năm sau mới có mặt ở Việt Nam, đến nay, theo thống kê của Trung tâm số liệu Internet quốc tế, Việt Nam xếp hạng 18 trên 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới. 

So với các quốc gia khác, Việt Nam có số lượng người dùng Internet nhiều thứ 7 trong khu vực châu Á và đứng vị trí thứ 3 ở khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines). 

Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam vào trước năm 2000 chỉ ở mức 200.000 người, chỉ sau 15 năm, số lượng người dùng Internet Việt Nam đã tăng khoảng hơn 20 lần. Hiện nay, Việt Nam có hơn 41 triệu người dùng Internet, chiếm khoảng 45% dân số. 

Sự ra đời và phát triển vượt bậc của báo điện tử nối mạng internet cùng với khả năng tích hợp nhiều loại hình báo chí trên một thiết bị truyền thông hiện đại tạo ra khả năng to lớn cho việc truyền tải, thu nhận thông in của các cơ quan báo chí và công chúng báo chí.

Trong những năm vừa qua, báo chí nước ta đã có nhiều đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Nhất là từ khi có Nghị quyết về “công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu đổi mới” và tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị (Khóa VIII), Thông báo kết luận 162/TB-TW của Bộ Chính trị (Khóa IX), Thông báo kết luận số 41-TB/TW và Thông báo kết luận số 68/TB-TW của Bộ Chính trị (Khóa X) về “Tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí”, Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư (Khóa IX) về “Tiếp tục nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, việc Ban Chấp hành Trung ương dành thời gian thảo luận đề ra những quyết định cụ thể về hoạt động báo chí và công tác chỉ đạo, quản lý báo chí thể hiện sự quan tâm sâu sát, sự lãnh đạo thường xuyên của Đảng đối với báo chí.

Truyền thông bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân chính là tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững của đất nước trong tương lai. Đó không chỉ là nhiệm vụ của riêng các cấp, các ngành, mà chính là nhiệm vụ của toàn xã hội. Công tác này luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và các địa phương xem là chính sách ưu tiên hàng đầu trong việc bảo đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển bền vững và lâu dài của đất nước.

Có nhiều hoạt động truyền thông về công tác y tế như: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân, kiểm tra, giám sát và hợp tác quốc tế… Nhưng một trong những công tác quan trọng, đó là, công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội.

Hàng năm, Cục Báo chí đã tham mưu cho Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí từ Trung ương đến địa phương tổ chức triển khai các chiến dịch truyền thông, phát động phong trào để thúc đẩy xã hội thực hiện bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân; Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2; Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS...

Trước thực trạng của tác động kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về giới tính, thất nghiệp, sức ép của kinh tế thị trường đến việc làm, thu nhập bảo đảm đời sống của nhiều gia đình, tình trạng nghèo đói, đô thị hóa với tốc độ cao, làm cho môi trường sống hiện tại tiềm ẩn nhiều nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân. Trong thời gian tới, với vai trò, trách nhiệm trong quản lý lĩnh vực truyền thông, chúng ta cần có những giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách thức trong công tác này để đạt mục tiêu đề ra, cụ thể:

Một là, tiếp tục tuyên truyền công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến công tác y tế, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về y tế.

Hai là, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chương trình, đề án tuyên truyền về y tế cho giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng Chiến lược truyền thông cụ thể, có tác động mạnh trong xã hội, như tăng cường các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi về bảo vệ, chăm sóc sức khẻo nhân dân.

Ba là, cần tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục, tư vấn về bảo vệ sức khỏe nhân dân như tổ chức các chiến dịch truyền thông; xây dựng chuyên trang, chuyên mục trên các báo, đài; nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm truyền thông mẫu; nâng cao năng lực truyền thông cho lực lượng truyền thông đại chúng.

Bốn là, phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan trong công tác truyền thông, giáo dục, vận động xã hội về y tế.

Năm là, cần đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế trong việc huy động nguồn lực xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án, dự án trợ giúp, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân; hỗ trợ kỹ thuật, kiến thức và kinh nghiệm cho công tác xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện chính sách, hướng dẫn thực hiện cũng như xây dựng kế hoạch, giám sát, đánh giá thực hiện mục tiêu về y tế.

Sáu là, xây dựng, hoàn thiện các tài liệu truyền thông về y tế.

Bảy là, tổ chức tập huấn cho các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí những kỹ năng viết tuyên truyền giáo dục, vận động xã hội về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Đang cập nhật dữ liệu !