Vải thiều “thắng” lớn, nông dân đút túi gần 7000 tỷ, lật ngược thế cờ

Vụ vải thiều thắng lớn, vượt 15 nghìn tấn, doanh thu khoảng 6,9 nghìn tỷ đồng trong đó tiêu thụ nội địa chiếm 52,5%, thị trường xuất khẩu 47,5%.

{keywords}
Lần đầu tiên vải thiều “thắng” lớn trong nước, người trồng vải bội thu

Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho biết, mặc dù giá bán vải thiều năm nay cao gần bằng năm trước, với mức bình quân đạt 31,2 nghìn đồng/kg, tuy nhiên tổng sản lượng vải đạt gần 165 nghìn tấn, tăng 15 nghìn tấn so với vụ trước. 

Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh, tính đến thời điểm này, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được 164,7 nghìn tấn vải, tăng 15 nghìn tấn so với vụ trước. Trong đó, Lục Ngạn 93,2 nghìn tấn; Lục Nam 33,1 nghìn tấn; Tân Yên 16 nghìn tấn; Yên Thế 8,6 nghìn tấn; Lạng Giang 6 nghìn tấn và Sơn Động 5,4 nghìn tấn…

Có thể nói năm 2020, người trồng vải Bắc Giang đã có một mùa vụ vải bội thu.

Điều đáng nói là năm nay, thị trường tiêu thụ vải tại Bắc Giang có sự dịch chuyển theo hướng tích cực, đó là tăng thị phần trong nước. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ nội địa chiếm 52,5%, thị trường xuất khẩu 47,5%.

Theo Sở Công Thương, giá bán vải thiều năm nay cao gần bằng năm trước, với mức bình quân đạt 31,2 nghìn đồng/kg nhưng bù lại sản lượng tăng.

Vì thế, tổng giá trị thu được từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 6,9 nghìn tỷ đồng, tăng 600 tỷ đồng so với vụ vải năm 2019. Trong đó, thu từ vải đạt khoảng 5,2 nghìn tỷ đồng; thu từ dịch vụ phụ trợ đạt khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng.

Đại diện Sở Công Thương cho biết, sở dĩ thị trường tiêu thụ vải có sự dịch chuyển như vậy là do chủ động đưa ra các kịch bản tiêu thụ vải thiều trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Năm nay, lần đầu tiên UBND tỉnh chủ động phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều quy mô lớn với 63 điểm cầu trên cả nước và 4 điểm cầu ở 2 tỉnh Vân Nam, Quảng Châu (Trung Quốc). Hội nghị đã giúp kết nối chặt chẽ các cấp, ngành, địa phương với những thương nhân trong, ngoài nước, thúc đẩy hoạt động tiêu thụ vải thiều. Thực tế, trong suốt mùa thu hoạch vải thiều năm nay, các cửa khẩu ở tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai đã dành đường ưu tiên để xuất khẩu vải thiều một cách nhanh chóng sang Trung Quốc - thị trường truyền thống và lớn nhất đối với vải thiều Bắc Giang.

Năm nay, diện tích vải thiều được bà con sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP tăng cao, với hơn 15,2 nghìn ha, tăng khoảng 1,2 nghìn ha so với năm 2019. Trong đó, riêng huyện Lục Ngạn có 11,1 nghìn ha.

Đáng chú ý là năm nay, ngoài thị trường đã khai thác từ những năm trước như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, khối EU… thì vụ vải năm nay có thêm Nhật Bản. Tính đến nay, toàn tỉnh đã xuất khẩu được khoảng 200 tấn vải thiều sang Nhật Bản.

Còn tại Hải Dương, vụ vải năm nay có khoảng 5% sản lượng vải thiều được xuất sang các thị trường cao cấp như Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Canada, Singapore.

Vải thiều Thanh Hà chính vụ năm nay sản lượng đạt 5.000 tấn, tăng khoảng 3.000 tấn so với năm 2019. Giá vải bán bình quân 30.000 đồng/kg, doanh thu đạt khoảng 250 tỷ đồng. Vải chủ yếu được tiêu thụ trong hệ thống các siêu thị như BigC, Big Green, Bác Tôm, Intimex; chỉ có khoảng 15% sản lượng xuất sang Trung Quốc, khoảng 5% xuất sang các thị trường khó tính như Mỹ, Australia, Hàn Quốc, Canada, Singapore.

Hải Yến

Trúng lớn mùa vải thiều, người dân thắp đèn thu hoạch cả đêm

Trúng lớn mùa vải thiều, người dân thắp đèn thu hoạch cả đêm

Những chủ vườn ở “thủ phủ vải thiều” Lục Ngạn (Bắc Giang) năm nay 'trúng lớn'. Cảnh thu hoạch vải nhộn nhịp từ lúc nửa đêm cho đến khi những xe vải nặng trĩu lần lượt lăn bánh đến khu vực thương lái tập kết vào buổi sáng.

Chương trình Net Zero của Vinamilk nhận giải Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á

Vinamilk là doanh nghiệp ngành sữa duy nhất của châu Á được vinh danh tại hạng mục “Green Leadership” (Lãnh đạo xanh) trong khuôn khổ giải thưởng Doanh nghiệp Trách nhiệm châu Á (AREA).

SHB - ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME

Với các giải pháp tài chính bền vững cùng sản phẩm, dịch vụ số đa dạng dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, SHB vừa được vinh danh là “ngân hàng tài trợ bền vững tốt nhất dành cho doanh nghiệp SME”.

Imexpharm khởi động dự án nâng cấp hệ thống quản trị doanh nghiệp

Ngày 3/7, Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm và Deloitte Việt Nam khởi động dự án nâng cấp hệ thống SAP ECC lên SAP S/4HANA, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn cho khách hàng và đối tác.

KEL Award - vinh danh những tài năng xuất sắc trong thương mại điện tử B2B

Giải thưởng dành cho Nhà lãnh đạo Thương mại Điện tử (KEL Award) lần đầu tiên, được thiết kế để vinh danh những nhà cung cấp thương mại điện tử xuất sắc trong các khu vực Nam Á và Đông Nam Á.

Hội nghị sữa toàn cầu 2024: Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero

Trong lần thứ 4 tham dự Hội nghị sữa toàn cầu, Vinamilk mang đến một hình ảnh ấn tượng với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về bước tiến của ngành sữa Việt Nam vì mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.

Vinamilk công bố báo cáo phát triển bền vững chủ đề ‘Net Zero 2050’

Báo cáo phát triển bền vững của Vinamilk - doanh nghiệp được đánh giá cao về các thực hành ESG, luôn được các nhà đầu tư, cộng đồng quan tâm, nghiên cứu. Báo cáo năm 2023 vừa được Vinamilk công bố có chủ đề “Để tâm thay đổi - Net Zero 2050”.

Đưa sản phẩm sữa Việt Nam vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu

Nhiều nhà mua hàng, chuỗi phân phối quốc tế lớn đã kết nối với Vinamilk cho nhu cầu về sản phẩm sữa, thức uống dinh dưỡng tại Triển lãm kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024 vừa qua.

Sức hút của Vinamilk tại triển lãm quốc tế ngành sữa Vietnam Dairy 2024

Tại Triển lãm quốc tế chuyên ngành sữa và sản phẩm sữa 2024 (Vietnam Dairy 2024), Vinamilk gây ấn tượng khi mang đến không gian đa chiều - trải nghiệm đa giác quan; đồng thời truyền cảm hứng về hành trình Net Zero với nhiều điểm nhấn nổi bật.

Agribank hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế và phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, sẵn sàng và chủ động làm việc trực tiếp với khách hàng, cùng tìm cách tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn.

Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng ưu đãi khách hàng vay lãi suất thấp

Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, Agribank cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi để triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp cho cá nhân và doanh nghiệp.