Trúng lớn mùa vải thiều, người dân thắp đèn thu hoạch cả đêm

Những chủ vườn ở “thủ phủ vải thiều” Lục Ngạn (Bắc Giang) năm nay 'trúng lớn'. Cảnh thu hoạch vải nhộn nhịp từ lúc nửa đêm cho đến khi những xe vải nặng trĩu lần lượt lăn bánh đến khu vực thương lái tập kết vào buổi sáng.

Do các thương lái chỉ thu mua vải buổi sáng (buổi chiều sẽ đóng hàng và vận chuyển đi các tỉnh, thành trong nước và xuất khẩu), các hộ gia đình có nhiều vải thiều sẽ thu hoạch từ đêm. Khi trời chưa kịp sáng, các xe hàng đã chuẩn bị sẵn sàng để đến chợ đầu mối.

Ghi nhận của PV lúc 3h sáng tại thôn Nghĩa (thị trấn Chũ, Lục Ngạn), nhiều chủ vườn không ngớt tay thu hoạch vải trên cây, mặc dù làm đêm nhưng trên mặt ai ai cũng rạng rỡ vì năm nay được mùa.

{keywords}
Người dân Lục Ngạn vui mừng vì vải được mùa.

Có 2 mẫu vườn với hơn 200 gốc vải trên 15 năm tuổi, dự kiến thu hoạch được 4 tấn, chị Nguyễn Thu Hà (thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) vui vẻ chia sẻ: "Ở Lục Ngạn khi vải chín rộ, nhà nào cũng phải tranh thủ dậy sớm, có nhà 2h sáng đã dậy rồi. Việc bẻ vải sớm giúp cho vải đẹp hơn, có giá cao hơn, kịp giờ để đi bán vì thương lái họ thường thu mua vải vào buổi sáng, chiều là đóng thùng chuyển đi. Thường vải được bó thành từng chùm khoảng 3kg, nếu vải đẹp năm nay có giá 20-23.000 đồng/kg”.

{keywords}
Chị Nguyễn Thu Hà đi hái vải từ 2h sáng.

Vải vườn nhà chín muộn hơn nên chị Trần Bích Phương tranh thủ đi hái vải thuê cho hàng xóm vào mỗi sáng sớm. Chị Phương cho biết: "Nhà tôi cũng có 100 gốc vải nhưng chín muộn. Đang rảnh rỗi nên tôi đi hái vải thuê kiếm thêm thu nhập mỗi ngày. Mỗi buổi sáng làm thuê được trả công 150.000 đồng. Ban đầu mới làm, do lệch giờ ngủ nên cũng mệt, nhưng lâu lâu rồi quen dần".

{keywords}
Chị Trần Bích Phương có thêm thu nhập từ việc đi hái vải thuê.

Theo các chủ vườn, năm nay dự báo sản lượng vải ở huyện Lục Nam đạt trên 85.000 tấn, trong đó vải chín sớm khoảng 18.000 - 20.000 tấn. Vải lại ít sâu nên được giá, ai cũng vui mừng.

{keywords}
Vải Lục Ngạn năm nay quả to, ít sâu nên bán được giá cao.

Thế nhưng, do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu, mùa vụ 2020, cơ quan chức năng huyện đã chuẩn bị 3 phương án cho đầu ra của mặt hàng chủ lực này, trong đó đang thực hiện theo phương án 2 với kịch bản: dịch được kiểm soát nhưng chưa hết. Theo đó, sản lượng vải thiều tươi tiêu thụ trong nước khoảng 34.000 tấn, xuất khẩu 36.000 tấn và 15.000 tấn khác phục vụ chế biến nước ép, sấy.

{keywords}
 

 

{keywords}
 Dù công việc bận rộn từ đêm đến sáng, người dân vẫn rất hồ hởi bởi vải được mùa, được giá.

Trao đổi với PV, ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo tính chủ động, tích cực, thuận lợi, căn cứ vào tình hình địa phương, huyện Lục Ngạn xây dựng phương án cách ly y tế phòng, chống dịch đối với người nước ngoài, thương nhân đến xúc tiến thương mại vải thiều.

Theo đó, tất cả các thương nhân Trung Quốc sang Việt Nam đều được bố trí người và phương tiện đón từ cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) để đưa về các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn huyện, thực hiện cách ly tập trung đủ 14 ngày theo đúng quy định của Bộ Y tế, không để dịch lây lan trên địa bàn, hạn chế thấp nhất tỉ lệ mắc bệnh.

{keywords}
Vải Lục Ngạn năm nay được mùa, người dân bội thu.

 

{keywords}
Các chủ vườn hăng hái mang vải đi bán.

Song song với việc phòng dịch, UBND huyện Lục Ngạn cũng đã xây dựng các kịch bản tiêu thụ vải thiều trong bối cảnh trong nước vẫn bị ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh, bao gồm: xuất khẩu bình thường, xuất khẩu một vài thị trường, và trường hợp xấu nhất là chỉ tiêu thụ nội địa.

“Chúng tôi đã xác định tinh thần nếu như dịch bệnh còn thì sẽ tập trung xúc tiến, tiêu thụ trong nước, phân phối mạnh đến các thành phố lớn: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, các tỉnh miền Tây, các khu công nghiệp… Bên cạnh đó, tổ chức các lò sấy khô, tích trữ, toàn huyện đã chuẩn bị 400 lò với công suất sấy 13.000 đến 15.000 tấn”, ông Năm thông tin.

{keywords}
Rất đông chủ vườn mang vải ra thị trấn Chũ bán.

Bảo Khánh

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Quy định mới về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

Từ năm 2025, chế độ thai sản dành cho lao động nam khi vợ sinh con sẽ có những thay đổi.

Về ra mắt, chàng trai Thanh Hoá nói một câu khiến bố vợ tương lai bật khóc

Lời nói chân thành của người con rể tương lai khiến bố vợ xúc động ngay trong lần đầu gặp mặt.

Thắt lòng cảnh đưa tang trên dòng nước lũ ở Lệ Thủy

Mưa lũ khiến hơn 3.000 nhà dân ở huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) chìm trong biển nước. Hình ảnh người vợ lắp giàn giáo kê quan tài cho chồng, hàng xóm chèo thuyền vượt lũ đưa người quá cố đi mai táng khiến nhiều người thắt lòng.

Cải thiện dinh dưỡng học đường để nâng cao tầm vóc người Việt

Nhiều chuyên gia cho rằng dinh dưỡng học đường không chỉ là chìa khóa nâng cao sức khỏe học sinh, mà còn là nền móng vững chắc cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.

Đang cập nhật dữ liệu !