Vắc xin Covid-19 Việt Nam đang tiêm có chống được biến thể mới?

Vắc xin phòng Covid-19 của AstraZeneca đang được Việt Nam triển khai tiêm chủng tới nhiều đối tượng được ưu tiên khác nhau, có khả năng chống đỡ chủng virus mới.

Tác dụng phụ không đáng lo

Theo TS Nguyễn Đức Thái – chuyên gia về tế bào học, Cố Vấn Khoa Học và Sáng lập viên TransMed-VN, cho biết tới bây giờ các thông tin về vắc xin AstraZeneca cho thấy vắc xin này chống được các biến thể. Tuy nhiên, có những biến thể mới xuất hiện khiến người tiêm vắc xin rồi vẫn có thể bị nhiễm bệnh nhưng không bị các triệu chứng quá nặng và dễ khỏi hơn.

Lo ngại vấn đề đông máu sau tiêm chủng, theo TS Thái, điều này chỉ là xác suất rất nhỏ 0.0004%. Trong khi đó uống thuốc ngừa thai tỉ lệ là 0,12 %, hay riêng hút thuốc lá thì tỷ lệ đông máu là 0,18%. Không chỉ thế, TS Thái cho rằng nếu không tiêm vắc xin thì 16% người bị Covid-19 có nguy cơ bị đông máu.

So với sự nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 thì chúng ta bắt buộc phải chọn vắc xin thay vì lo ngại khả năng gây cục máu đông hay bất cứ tác dụng phụ nào khác.

Một số nước châu Âu đã quan ngại việc hình thành cục máu đông sau tiêm chủng nên họ đã chậm trễ. Thường sự chậm trễ trong dịch Covid-19 sẽ phải trả giá rất nhiều, hậu quả cả về kinh tế và xã hội.

{keywords}
Ảnh minh họa. 

Tiêm vắc xin sẽ bị nhẹ hơn

Hệ thống miễn nhiễm của con người hoạt động theo cơ chế từ nhẹ đến nặng. Người tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm bệnh nhưng chưa có báo cáo về người tiêm vắc xin bị bệnh nặng. Vắc xin làm chậm quá trình trở nặng, giúp người bệnh vượt qua và hồi phục dễ dàng hơn.

Các nghiên cứu về vắc xin Covid-19 trên thế giới cũng cho rằng không cần tiêm liên tiếp 2 mũi trong 2 tuần tới 18 ngày vì hiệu năng của vắc xin cao tiêm 1 lần cũng có thể bảo vệ 1 thời gian dài. Với tình hình thực tế, vắc xin có giới hạn thì có thể tiêm mở rộng cộng đồng 1 mũi, khi có nhiều vắc xin sẽ bổ sung thêm một mũi nữa.

Theo dõi các thử nghiệm và kết quả tiêm, TS Thái đưa ra các khuyến cáo nếu được chọn lựa vắc xin Covid-19, thứ tự các vắc xin được đánh giá như sau Moderna, Pfizer, AstraZeneca, Sputnik V, Sinovac. Đến nay, các nước đã sử dụng vắc xin phòng Covid-19 thì họ đã kiểm soát được dịch rất tốt.

Đặc biệt, TS Thái cũng cho biết những người tiêm vẫn phải tuân thủ quy tắc 5K cũng như các biện pháp chống dịch khác mà Bộ Y tế đã công bố. Người được tiêm vẫn có khả năng nhiễm virus, trong thời gian ủ bệnh virus lên nhiều vẫn thải ra môi trường xung quanh khiến những người đối diện có nguy cơ lây nhiễm. 

Tính đến hết ngày 05/5/2021, Việt Nam đã thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP với tổng số người được tiêm là 675.956 người bao gồm cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân Covid-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ Covid-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội. Báo cáo của Bộ Y tế cho biết, toàn bộ số vắc xin từ các nguồn cung nước ngoài về Việt Nam sẽ được tiêm hết vào ngày 15/5. Chính phủ cũng đã thảo luận rất kỹ đề án nhập khẩu, sản xuất và tổ chức tiêm vắc xin, giao Bộ Y tế hoàn chỉnh trong tháng 5/2021.

 K.Chi 

Chế độ ăn kiêng của Đại học Harvard giúp sống lâu khỏe mạnh

Rau quả chiếm một nửa lượng thức ăn trong đĩa, phần còn lại dành cho ngũ cốc và protein lành mạnh.

Ai không nên ăn dâu tây?

Dâu tây là loại quả mọng, có màu đỏ tươi đẹp mắt, rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ nhưng vẫn có những người không nên ăn.

Để giảm 1kg cần đốt cháy bao nhiêu calo?

Đốt cháy calo là cách tốt nhất để giảm cân. Tuy nhiên, để giảm được 1kg cân nặng, trung bình bạn phải mất từ 7 tới 10 ngày.

Vì sao nên uống một ly chanh tươi và mật ong vào buổi sáng?

Chanh tươi có tác dụng kéo nước vào lòng ruột làm mềm phân, giảm táo bón. Buổi sáng, một ly nước ấm chanh tươi và mật ong sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa.

Uống nước suối, 2 tháng sau bệnh nhân cấp cứu vì ho ra máu

Bệnh nhân ngạt mũi, ho ra máu nên đến khám ở bệnh viện, phát hiện dị vật ký sinh trong khí quản từ 2 tháng trước.

Sự thật về 'chất độc' trong hành, tỏi mọc mầm

Hành tỏi để lâu có thể bị mọc mầm, nhiều người lo lắng ăn thực phẩm này sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Chiêu lừa đảo 'con cấp cứu ở viện' lan đến Thái Nguyên

Các đối tượng đều xây dựng kịch bản con đi học bị chấn thương sọ não, tình trạng hôn mê phải cấp cứu ngay khiến nhiều phụ huynh hốt hoảng, lo lắng chạy tới bệnh viện.

Hơn 200 học sinh ở một thị trấn tại Lào Cai phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt

Trong 1 tuần, từ 7-13/3, gần 240 học sinh bốn trường học ở thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên (Lào Cai), phải nghỉ học vì ho, sốt, mệt mỏi.

Những người không nên uống trà xanh

Người có vấn đề về dạ dày, bệnh tim, thiếu máu, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ không nên uống trà xanh.

Căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đang ở đỉnh dịch

Hơn 20 giường tại 4 buồng dành riêng cho trẻ nhiễm virus hợp bào (RSV) tại khoa Hồi sức hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, luôn kín bệnh nhi.

Đang cập nhật dữ liệu !