Uy lực của hệ thống phòng không Nga bao phủ 90% lục địa Á-Âu

Theo Avia.pro, hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 của Nga kiểm soát 90% lục địa Á-Âu và gần như toàn bộ Bắc Phi.

S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao do phòng thiết kế tên lửa Almaz thiết kế. Đây là 1 phiên bản tên lửa thuộc họ tên lửa tầm cao S-300. Trong quá trình phát triển, S-400 được gọi bằng tên định danh là S-300PMU3, về sau đổi thành S-400.

Sự khác biệt giữa S-400 với các phiên bản S-300 trước chủ yếu là những cải tiến sâu hơn về các thiết bị điện tử cùng với việc triển khai thêm 4 loại tên lửa mới cho hệ thống, giúp người sử dụng có thể tùy chỉnh các tên lửa mang theo nhằm tăng khả năng tác chiến chống lại các loại mục tiêu nhất định.

{keywords}
Các hệ thống phòng không S-300 và S-400 của Nga bao phủ 90% không phận lục địa Á-Âu. (Ảnh: Mitchell Institute)

Mới đây, các chuyên gia đã phân tích và nhận thấy rằng hệ thống phòng không S-300 và S-400 của Nga kiểm soát phần lớn bán cầu phía đông của hành tinh. Theo đó, dưới sự kiểm soát của các radar của các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400, 90% không phận thuộc lãnh thổ của nước tại lục địa Á-Âu và gần như toàn bộ phần phía bắc của châu Phi được kiểm soát. Hơn nữa, ngay sau khi Ấn Độ nhận được S-400, thì con số này có thể tăng hơn nữa.

Theo các nghiên cứu, các vị trí triển khai của hệ thống phòng không S-300 và S-400 của Nga ở đông bán cầu. Đồng thời, từ dữ liệu được công bố, chỉ có một số khu vực vẫn chưa được kiểm soát như một phần không phận của Afghanistan, Mông Cổ và một số quốc gia khác.

Giới chuyên gia lưu ý rằng, các nghiên cứu này thể hiện rõ nhất sự phổ biến của vũ khí Nga, ngay cả khi Mỹ đe dọa áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với bất kỳ quốc gia nào mua được vũ khí hiện đại nhất của Nga. Trong số đó có thể kể đến Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ,…

Ngày nay, các tổ hợp tên lửa S-300 và S-400 được coi là một trong những hệ thống phòng không đáng tin cậy nhất trên thế giới, mặc dù trong các trận chiến chính thức những phương tiện này chưa bao giờ được sử dụng kể từ khi Nga phát triển.

Một tổ hợp tên lửa S-400 thường có 8 bệ phóng di động (4 ống phóng/bệ) với 32 tên lửa và một trạm chỉ huy, đi kèm xe radar đa năng, radar đo độ cao cùng xe điều khiển. Radar của S-400 có thể phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 600 km. Hệ thống này được Nga đưa vào sử dụng từ tháng 8/2007.

S-400 là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất thế giới và có thể bắn trúng các mục tiêu cách xa tới 400 km, cũng như tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa, UAV...) từ độ cao 5 m đến 27 km.

Ngoài Nga thì Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã biên chế hệ thống phòng không tối tân S-400. Một số quốc gia khác đang đàm phán với Nga để mua hệ thống phòng không tối tân này. Theo các báo cáo, Nga đang có khoảng 28 trung đoàn S-400, mỗi trung đoàn bao gồm 2 hay 3 tiểu đoàn (4 hệ thống/tiểu đoàn), chủ yếu ở vùng duyên hải và biên cương. S-400 sẽ đóng vai trò xương sống của hệ thống tên lửa phòng không của Nga cho tới khi hệ thống phòng không S-500 hoàn thiện.

Thực hư tin đồn S-500 có thể bắn hạ vệ tinh quân sự cách hàng trăm km

Thực hư tin đồn S-500 có thể bắn hạ vệ tinh quân sự cách hàng trăm km

Hệ thống phòng không mới nhất S-500 Prometheus của Nga sẽ có thể bắn hạ không chỉ tên lửa, máy bay mà còn cả vệ tinh không gian.

Thanh Bình (lược dịch)

Chiến thuật mới của Nga nhằm bảo vệ cầu Crưm khỏi xuồng cảm tử Ukraine

Nga đang triển khai hàng loạt radar cỡ nhỏ và lắp đặt hệ thống tác chiến lên tàu chiến để bảo vệ cầu Crưm khỏi các cuộc tập kích bằng xuồng cảm tử (USV) của Ukraine.

Tình báo Mỹ thừa nhận khó theo dõi vũ khí hạt nhân của Nga ở Belarus

Giới chức tình báo Mỹ thừa nhận, nước này khó có thể theo dõi các vũ khí mà Nga đã chuyển tới Belarus, kể cả có hình ảnh vệ tinh.

Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, cầu Crưm là mục tiêu tấn công của Ukraine.

Hàn Quốc tuyên bố Triều Tiên phóng tên lửa hành trình ra biển

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết, Triều Tiên đã thực hiện việc phóng một số tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải lúc 4h sáng 22/7 (giờ địa phương).

Vụ lính Mỹ từ Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên diễn ra thế nào?

Washington đang cố gắng xác định số phận của binh nhì Travis T. King, lính Mỹ đã từ Hàn Quốc vượt biên trái phép sang Triều Tiên ngày 18/7.

Khoảnh khắc tên lửa HIMARS bắn cháy pháo tự hành Nga ở Ukraine

Chỉ với một quả tên lửa phóng từ Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS), cỗ pháo tự hành 2S5 Giatsint-S của Nga đã bị phá hủy nhanh chóng.

Triều Tiên dọa đáp trả bằng hạt nhân khi Mỹ phô diễn sức mạnh quân sự

Bộ trưởng Quốc phòng Triều Tiên Kang Sun Nam cảnh báo, việc triển khai vũ khí của Mỹ như tàu sân bay, máy bay ném bom hay tàu ngầm tên lửa ở Hàn Quốc có thể rơi vào các điều kiện pháp lý cho phép Bình Nhưỡng dùng vũ khí hạt nhân.

Hình ảnh Nga và Trung Quốc tập trận chung trên biển và trên không

Nga và Trung Quốc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không mang tên "Phương Bắc/Tương tác - 2023". Cuộc diễn tập kéo dài từ 20-23/7.

Nga nói không tấn công tàu dân sự, lãnh sự quán Trung Quốc ở Ukraine bị hư hại

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 20/7 cho biết, Nga không có ý định nhắm mục tiêu vào các tàu dân sự ở Biển Đen.

Nga tiếp tục tấn công trả đũa Ukraine, Kiev sử dụng đạn chùm

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố sẽ tiếp tục tấn công các mục tiêu ở Ukraine để đáp trả vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào cầu Crưm hồi đầu tuần này.

Đang cập nhật dữ liệu !