Uống thuốc đông y 'bổ thận tráng dương' chưa 'khoẻ' đã ngộ độc

Thuốc đông y hay tây y đều có những vị thuốc là độc dược nếu dùng không theo chỉ định người dùng có thể gặp nguy hiểm.

Anh N.V.Đ trú tại Đắk Lắk đến khám tại BV Chợ Rẫy vì chứng da sần sùi, vàng, khô keo do tác hại từ việc lạm dụng thuốc đông y.
 
Anh Đ. cho biết cách đây 3 năm anh mua thuốc đông y được quảng cáo là bổ thận tráng dương về uống. Sau đó anh Đ. thấy có triệu chứng ngứa. Ban đầu ngứa ít nhưng càng ngày da càng nổi các dát ban từng lát, từng lát. Sau đó anh Đ. mới đến bệnh viện Chợ Rẫy khám. Bác sĩ chẩn đoán anh bị ngộ độc do sử dụng thuốc đông y kéo dài.
 
Không riêng gì anh Đ., tại BV Chợ Rẫy có rất nhiều bệnh nhân giống anh. Vì nghĩ thuốc đông y, thuốc nam ít tác dụng phụ nên mua về uống mà không có chỉ định, hướng dẫn của thầy thuốc nên bị ngộ độc, nhẹ thì ngứa da, nặng thì suy thận cấp, suy gan, thậm chí suy tim có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
 
Theo ThS.BS Doãn Uyên Vy, Phụ trách Phòng khám Chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy thi thoảng bác sĩ vẫn gặp các bệnh nhân đến khám vì các triệu chứng ngứa, người bệnh có bệnh lý gan, da sạm, tiêu chảy kéo dài, thậm chí người bệnh có tổn thương gan, suy thận cấp thậm chí suy tim cấp.
 
Sau khi bác sĩ sàng lọc nội khoa không tìm ra nguyên nhân nhưng khám chuyên khoa nhiễm độc thì nguyên nhân do ngộ độc thuốc đông y gây ra.
 
Những bệnh nhân này đều có sử dụng thuốc đông y kéo dài với mục đích tăng cường sinh lý, bồi bổ sức khỏe, điều trị đau khớp hoặc ngăn ngừa đột quỵ… và hậu quả là nhiễm độc từ thuốc đông y. 

{keywords}
Ảnh minh hoạ. 

 
Theo bác sĩ Vy, y văn thế giới ghi nhận thuốc đông y có chứa các kim loại nặng và gây bệnh nhiễm độc nếu sử dụng thuốc kéo dài. Trong các sách đông y có những vị thuốc như hùng hoàng, chu sa dùng điều trị nhiều loại bệnh ngoài da, viêm nhiễm, sốt rét, an thần, chống co giật, mất ngủ, giang mai, trẻ con khóc đêm…

Những vị thuốc này có nguồn gốc từ những cục đá khoáng sản, khoáng chất chứa thạch tín sunfua và thủy ngân sunfua. Nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra tình trạng nhiễm độc.  

Nhiều người nghĩ đông y là tự nhiên nên uống thoải mái nhưng thực tế dù chỉ là cây cỏ vẫn có chất độc tự nhiên thì có thể gây ngộ độc.
 
Các vị thuốc có nguồn gốc từ khoáng sản thì rất độc hại uống lâu dài nó tích tụ vào các mô trong cơ thể. Khi có biểu hiện bệnh thì mức độ nhiễm độc đã ở mức cao không phải nhẹ thậm chí mức độ nặng bệnh nhân có thể tử vong.

Thạc sĩ Vy cho biết trong tây y hay đông y thì đều có những độc dược. Khi dùng bác sĩ sẽ “lợi dụng” cái lợi của vị thuốc để trị bệnh. Nhưng việc dùng thuốc này phải theo dõi đúng chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ sẽ theo sát người bệnh. Nếu chúng ta cứ sử dụng bất chấp mà nghĩ bổ chỗ này, bổ chỗ khác thì có thể nhiễm độc lâu dần độc tố tích tụ ảnh hưởng tới toàn thân.
 
PGS Nguyễn Hữu Đức – nguyên Giảng viên khoa Dược, trường Đại học Y Dược TP.HCM cho biết các thuốc bổ thận tráng dương y học cổ truyền ít nhiều cũng có tác dụng trong việc bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý cho nam giới. Tuy nhiên, PGS Đức cho biết người bệnh phải dùng như thế nào cho đúng, cho an toàn thì ít ai quan tâm.

Mọi người cứ nghĩ mách có bài thuốc hay là mua dùng. Ngoài nguy cơ ngộ độc thì có khi còn tác dụng ngược lại.  

Theo PGS Đức, ví dụ như những người bị liệt dương, xuất tinh sớm thuộc thể “âm hư hỏa vượng” mà lại dùng các chế phẩm đông là các vị thuốc bổ dương và thuần dương thì chỉ làm bệnh nặng lên.

Người bệnh có thể tưởng tượng mình đang kiệt sức vì leo dốc lại phải gặp cái bánh xe hình vuông. Vì vậy, uống thuốc bổ gì cũng phải uống sao cho đúng mới có hiệu quả.

Nếu dùng thuốc chỉ theo lời truyền miệng, quảng cáo bài thuốc, vị thuốc nào đó “bổ thận, tráng dương”, người bệnh tự tiện, sử dụng không những không chữa hết liệt dương, xuất tinh sớm mà còn bị viêm gan, suy thận.
 
Vì vậy, khi người bệnh muốn sử dụng thuốc đông y, nên đến khám thầy thuốc chuyên khoa y học dân tộc được đào tạo bài bản, nguồn gốc thuốc rõ ràng, chất lượng thuốc đảm bảo về màu sắc, thành phần, theo các bài thuốc gia giảm phù hợp.

Khi cảm thấy cơ thể không thoải mái, sức khỏe có vấn đề, hãy đến những cơ sở y tế hiện đại hoặc chuyên khoa để được khám, chẩn đoán, tư vấn và điều trị chính xác, không nên nghe theo những người không có chuyên môn kẻo "tiền mất tật mang".
 
 Khánh Chi 

Mua thuốc trực tuyến qua ứng dụng VNeID

Người dân sẽ dễ dàng mua thuốc trực tuyến an toàn, tiện lợi thông qua giải pháp kết nối app-to-app giữa ứng dụng Nhà thuốc Long Châu và VNeID.

1.300 bệnh nhân khó khăn được Vinamilk hỗ trợ mổ tim và mổ mắt

Vinamilk tiếp tục phối hợp với Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM hỗ trợ mổ tim cho hơn cho 300 bệnh nhi mắc dị tật tim bẩm sinh và gần 1.000 bệnh nhân nghèo cần được phẫu thuật mắt.

Thái Bình: nâng cao kiến thức chăm sóc dinh dưỡng cho mẹ và bé

Vinamilk phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Thái Bình tổ chức Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”, góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự kiện thu hút 300 phụ nữ tại Thái Bình tham gia.

Những tiến bộ của y học tái tạo cơ xương khớp

'Y học tái tạo', 'ứng dụng tế bào gốc' trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp là chủ đề của Hội nghị Khoa học thường niên – Hội Thấp khớp học Thái Nguyên TRA 2024.

Sữa chua uống KUN Men Nhật hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch của trẻ

Có đến khoảng 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm tại đường ruột, vì vậy tiêu hóa tốt sẽ giúp bé khỏe. Sữa chua uống KUN chứa chủng men Nhật L-137 (L 137) độc quyền tại Việt Nam hỗ trợ con tăng cường hệ miễn dịch, khoẻ tiêu hoá.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Đang cập nhật dữ liệu !