Uống 'địa long' chữa khỏi Covid-19 là vô căn cứ, người dân không nên tin

Vị thuốc địa long dùng trong y học cổ truyền là giun đất phải được bào chế an toàn cho người sử dụng, đến nay chưa có công trình khoa học đối với việc điều trị Covid-19

 

 

Kinh nghiệm vượt qua Covid-19 của gia đình 3 thế hệ ở TP. HCM

Kinh nghiệm vượt qua Covid-19 của gia đình 3 thế hệ ở TP. HCM

Cả gia đình người già, trẻ nhỏ đều nhiễm Covid-19 nhưng nhờ có tinh thần lạc quan, dinh dưỡng đầy đủ, các thành viên đã vượt qua được dịch bệnh.

 

Trên trang Facebook diễn viên Angela Phương Trinh những ngày qua liên tục chia sẻ những bài viết hướng dẫn dùng địa long (giun đất) điều trị Covid-19.

Vậy địa long là gì, có tác dụng chữa Covid-19 hay không?

Trao đổi vấn đề này với phóng viên Infonet, TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện nghiên cứu phát triển y dược cổ truyền Việt Nam cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng lên mỗi ngày. Những trường hợp nghi nhiễm cần theo dõi y tế và những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 thể nhẹ có thể được chỉ định cách ly tại nhà.

Do đó, không ít người sử dụng thêm các phương pháp chữa bệnh dân gian để điều trị bệnh mà không có sự khuyến cáo hay tư vấn của thầy thuốc. Trong đó, địa long cũng là vị thuốc được người ta truyền tai nhau, tìm mua để uống tự điều trị Covid-19.

TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang, địa long chính là giun đất, nhưng vị thuốc địa long dùng trong y học cổ truyền là giun đất phải được bào chế an toàn cho người sử dụng.

Để thu hoạch địa long dùng làm thuốc, người ta chọn vùng đất xốp, ẩm và mềm. Lấy nước sắc bồ kết hoặc trà đặc đổ lên đất để giun đất bò trườn lên, bắt rồi bỏ nó vào thùng có chứa sẵn lá tre, rơm rạ hoặc tro.

Theo Y học cổ truyền, địa long có vị mặn, tính hàn; quy các kinh can, tỳ, phế, thận; có tác dụng thanh nhiệt, trấn kinh, lợi niệu, giải độc. Chủ trị sốt cao phát cuồng, động kinh co giật, hen phế quản, di chứng bại liệt nửa người, đau nhức do phong thấp, tiểu không thông.

Y học hiện đại đã chứng minh địa long có các tác dụng hạ nhiệt, an thần, giãn phế quản, giãn mạch, kháng histamin, chống co giật, chống hình thành huyết khối…

{keywords}
Bài viết giới thiệu trên Facebook diễn viên Angela Phương Trinh, uống địa long chữa khỏi Covid- 19 là vô căn cứ, người dân không nên tin

Tuy nhiên, TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang khẳng định, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào nói đến tác dụng của vị thuốc địa long đối với việc điều trị Covid-19.

Bổ sung thêm về vấn đề này,  PGS. TS. Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định, Covid-19 là bệnh do virus SARS-CoV-2 gây ra. Đến nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Các loại thuốc hiện nay chỉ có tính chất điều trị triệu chứng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống đỡ với virus. Chính vì thế, thuốc làm từ địa long (giun đất) không có tác dụng điều trị Covid-19.

Mặc dù y học cổ truyền có vai trò quan trọng trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 và đã có những thành tựu to lớn trong công cuộc chống dịch ở một số quốc gia, điển hình là Trung Quốc. Đặc điểm của y học cổ truyền là lấy chứng làm gốc và cá nhân hoá theo từng trường hợp cụ thể.

Vì thế, các chuyên gia cảnh báo, việc sử dụng các loại thuộc cổ truyền phải hết sức cẩn thận, muốn hỗ trợ điều trị Covid-19 phải có hội đồng khoa học chuyên môn đánh giá, xem xét cẩn trọng.

“Điều trị bằng y học cổ truyền cần có sự chẩn trị, hướng dẫn của thầy thuốc, không nên tự ý dùng thuốc hoặc nghe theo những nguồn thông tin không chính thống”, TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang nhấn mạnh.

Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trong hoàn cảnh dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát với nhiều trường hợp đang phải chữa trị tại nhà, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân có thể sử dụng toa thuốc dưới đây theo hướng dẫn của ngành y tế.
Cụ thể, toa thuốc điều trị Covid-19 tại nhà (dành cho người lớn từ 18 tuổi) bao gồm các loại thuốc chính:
1. Thuốc kháng vi rút Molnupiravir. Thuốc Molnupiravir, do các chuyên gia của Merk và Rigibel nghiên cứu và phát triển, đã hoàn tất 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, đạt hiệu quả 100% đối với tất cả bệnh nhân Covid-19.
 2. Paracetamol 500mg. Uống 1 viên khi sốt trên 38 độ C, có thể lặp lại mỗi 4 giờ đến 6 giờ nếu vẫn còn sốt.
3. Các loại vitamin (đa sinh tố, vitamin C). Uống ngày 2 lần: sáng 1 viên, chiều 1 viên.
Nếu người dân có cảm giác khó thở hoặc đo Sp02, dưới 95% nhưng chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hỗ trợ, có thể uống thêm các thuốc sau:
4. Dexamethasone 0,5mg
Uống ngày 1 lần: sáng 1 viên (sau khi ăn) hoặc Methylprednisolone 16mg: uống ngày 2 lần: sáng 1 viên, chiều 1 viên (sau khi ăn) hoặc Prednisolone 5mg: uống ngày 1 lần: sáng 8 viên (sau khi ăn).
5. Rivaroxaban 10mg
Uống ngày 1 lần: sáng 1 viên hoặc Apixaban 2,5 mg: uống ngày 2 lần: sáng 1 viên, chiều 1 viên hoặc Dabigatran 110 mg: uống ngày 2 lần: sáng 1 viên, chiều 1 viên.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cũng lưu ý, toa thuốc này chỉ sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên. Riêng thuốc số 4 và thuốc số 5 không sử dụng trong các trường hợp sau: phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh sau: viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu, các bệnh lý dễ gây chảy máu.

N. Huyền 

Việt Nam sắp đạt 100 triệu dân vào tháng 4

Dân số Việt Nam sẽ sớm đạt 100 triệu người. Dấu mốc này sẽ đưa nước ta trở thành quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới.

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Kết quả kiểm nghiệm mới nhất trong vụ ngộ độc cá muối ủ chua

Các chuyên gia đã phát hiện trực khuẩn sinh độc tố thần kinh Botulinum type E trong một mẫu cá ủ chua.

Cách tốt nhất giúp kéo dài tuổi thọ

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ là ăn 30 loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác nhau mỗi tuần.

Móng tay biến dạng cảnh báo nhiều loại bệnh

Bất thường ở móng tay có thể do chấn thương nhưng cũng là dấu hiệu sức khỏe đang bị đe dọa.

Tác dụng, tác hại của ăn dưa cà hằng ngày

Dưa cà được muối chua có thể giảm nguy cơ tổn thương tim mạch nhưng lại gây hại cho dạ dày, gan, thận nếu ăn quá nhiều.

Bộ Y tế cảnh báo sữa tiểu đường, viên ngừa tăng huyết áp quảng cáo sai sự thật

Bộ Y tế ngày 25/3 cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe Nutrizabet và Tensicare đang được quảng cáo sai sự thật trên một số trang mạng, người dân không nên căn cứ vào đây để mua và dùng sản phẩm.

Căn bệnh cướp đi mạng sống của 1,6 triệu người mỗi năm

Người mắc bệnh lao thường khó phát hiện do triệu chứng diễn ra âm thầm, làm tăng nguy cơ lây lan cho người thân, cộng đồng.

Bệnh viện vẫn lo bị 'bẫy giá' khi đấu thầu thiết bị, vật tư y tế

Bệnh viện Chợ Rẫy vừa thoát cảnh máy tiền tỷ đắp chiếu sau các văn bản gỡ khó của Chính phủ. Tuy nhiên, nỗi lo về "bẫy" giá trong đấu thầu mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế vẫn còn khiến các bác sĩ băn khoăn.

Hơn 120 người bị bọ chét đốt gây sẩn ngứa khắp người

Hàng trăm người dân ở xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị côn trùng đốt gây sẩn ngứa. Ban đầu, nốt sẩn chỉ xuất hiện ở vùng da hở như tay, chân, sau đó lan toàn cơ thể.

Đang cập nhật dữ liệu !