Ung thư buồng trứng: Nghị lực phi thường của người mẹ

Bị ung thư buồng trứng nhưng nhờ có nghị lực phi thường, khát vọng sống và gặp thầy gặp thuốc, chị Hà đã chiến thắng được căn bệnh nguy hiểm này. 6 năm qua, chị vẫn khỏe mạnh.

Ung thư buồng trứng: Nghị lực phi thường của người mẹ - ảnh 1

Ảnh minh họa

Bà mẹ giàu nghị lực 

Chị  Hoàng Thị Kim Hà trú tại Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội, là cán bộ Thương vụ cảng Nội địa (Tổng Công ty Cổ phần phát triển Hàng Hải) có trụ sở tại Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội. Sau hơn 6 năm chiến đầu với bệnh ung thư, người phụ nữ 53 tuổi này vẫn giữ được vẻ đẹp của mình.

Với nước da trắng hồng, nụ cười xinh xắn, vóc dáng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, nhìn chị Hà trẻ hơn nhiều so với tuổi. Chị Hà đùa “nếu em gặp chị lúc còn điều trị ung thư em không nhận ra đầu, nhợt nhạt như con cá chết, tóc rụng bóng thín đầu, da dẻ khô, xấu không tả nổi”. 

Rồi chị kể, chị là người rất chăm lo tới sức khỏe nên thường đi khám định kỳ. Năm 1999, chị phát hiện ra mình bị một khối u xơ tử cung 0,3cm. Chị rất lo lắng, nhưng bác sĩ bảo không sao. Bác sĩ cũng khuyên chị Hà sống chung với khối u đó.  Đến tháng 8/2006, khối u vẫn bình thường và kích thước chỉ tăng 0,1 cm. 

Điều làm chị lo lắng là từ tháng 1/2007, chị thấy xuất hiện một chút dịch nhờ nhờ như máu cá, theo dõi một thời gian không thấy hết, chị đã đi khám ở rất nhiều nơi, thậm chí khám tổng thể và làm xét nghiệm máu tại 108 đều không phát hiện được bệnh. 

Sau đó, các bác sĩ bệnh viện phụ sản Hà Nội kết luận chị bị rối loạn thời kỳ tiền mãn kinh và cho uống thuốc nội tiết. Chị Hà nhớ “Lúc ấy, bác sĩ bảo cứ uống 3 tháng thuốc xem tình hình thế nào. Khi đó mình rất lo lắng và bối rối, nhưng vẫn tin bác sĩ.  Tôi vẫn sử dụng thuốc đều. Nhưng hết  ba tháng thuốc tình trạng ra máu cá của mình các ngày càng nhiều, mình liên tục phải thay băng vệ sinh hàng ngày như kỳ của tháng".

Cuối cùng không chịu được, bác sĩ bảo nên mổ cắt bỏ khối u. Chị Hà kể “Khối u nhỏ, bác sĩ bảo mổ nội soi cũng được nhưng tôi không mổ nội soi. Tôi bảo mổ phanh để tìm hiểu xem còn khối u nào không. 

Vì khi mổ phanh mới quan sát hết được. Bác sĩ gây mê cho tôi nửa người. Nằm trên bàn mổ, tôi tỉnh lắm tôi nghe rõ họ nói gì. Bác sĩ mổ cho tôi bảo “sao nhiều dịch thế này”. Mổ đuợc 3 ngày, tôi ra viện nhưng vẫn không yên tâm vì lời bác sĩ phẫu thuật bảo nhiều dịch”. 

Lúc ấy, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trấn an chị Hà rằng một tuần sau có kết quả xét nghiệm sinh thiết. Chị Hà và gia đình chờ đợi nhưng hết tuần không thấy có kết quả. Khi ấy, người nhà chị Hà đến bệnh viện mới biết bệnh phẩm của chị vẫn chưa được xét nghiệm. Sau đó, họ xin bệnh phẩm đến Bệnh viện K Hà Nội làm sinh thiết. Chỉ vài giờ sau, kết quả sinh thiết có tế bào ung thư.

Chị Hà phải làm hồ sơ nhập viện. Chị kể 17 ngày sau mổ vẫn còn rất đau, chị lại sang viện K làm các xét nghiệm. Vết mổ chưa lành khiến người nhà phải dìu hai bên để chị đi các phòng khoa. 

Khi có kết quả chính xác là K buồng trứng, chị Hà có chút hoang mang. Chị may mắn được Tiến sĩ Đạm của Bệnh viện K tư vấn tâm lý rất kỹ. Chị kể “TS Đạm là bạn học với chị gái mình. Dù mình chưa mổ nhưng anh dành cả buổi chiều tư vấn. Chính những tư vấn của anh, tôi mới chiến thắng được căn bệnh một cách thần kỳ”.

22 ngày, chị lên bàn mổ lần hai. Lần này, bác sĩ mổ từ ngực xuống, cắt hết buồng trứng. Dù đau đớn, trong thâm tâm chị nghĩ phải chữa đến nơi đến chốn, không thể gục ngã. Mổ xong 2 ngày, chị được người nhà dùng cáng đưa sang truyền hóa chất.

Đau do vết mổ lại cộng thêm tác hại của hóa chất, khiến chị như quả bóng xì hết hơi. Chị Hà không ăn, không uống được. Ngửi thấy cái gì, chị cũng buồn nôn. Chị điều trị ngoại trú. Mùa đông của năm 2007 – 2008 lại rét nhất trong mấy chục năm qua ở miền Bắc nên chị Hà cũng khốn khổ theo. Ngồi trong xe sang bệnh viện K, chị quấn quanh người, bao nhiêu chăn vẫn thấy lạnh. Hóa chất khiến chút sức còn lại của chị kiệt quệ.

Chị Hà trầm giọng: Ai ở hoàn cảnh của mình cũng thế thôi. Đầu óc mình trống rỗng, nước mắt không thể rơi, mình còn biết làm gì nữa, trong khi gia đình chỉ có hai mẹ con, con trai chưa thực sự trưởng thành, chưa có gia đình riêng, lại còn mẹ già hơn 80 tuổi vẫn ngày đêm chăm sóc cho mình. Cuộc đời thật bất hạnh! Mình không thể buông xuôi, phó mặc. 

Hồi phục và trị các bệnh tái phát bằng thảo dược

Chị Hà kể, nỗi đau, mệt và yếu do qua hai cuộc đại phẫu không thấm gì so với việc truyền hóa chất. Nếu khi phẫu thuật đau, đầu óc còn tỉnh táo, còn khi truyền hóa chất thật kinh khủng, toàn thân rã rời, ruột gan như có người cào cấu, sốt, nôn mửa, chị gần như không ăn không ngủ, nằm bẹp trong nhà đóng kín cửa vì rất sợ ánh sáng và mùi. 

Chị nghĩ mình không thể sống nổi, ăn vào là nôn, da dẻ bủng bợt, tóc rụng trọc trơn, chưa đỡ của mũi truyền này lại truyền mũi tiếp theo. Dù quyết tâm đến mấy, nhưng vì bị hóa chất hành hạ quá kinh hãi, chị cũng chẳng thiết sống nữa, chỉ muốn buông xuôi, tay không còn ven. Nhìn những giọt hóa chất rơi xuống nền nhà còn cháy tạo bọt khiến chị Hà càng sợ nó. 

Nhưng, cảnh mẹ già ngày đêm túc trực lo ăn uống cho chị, chị không nỡ từ bỏ. Chị bảo mọi người để thức ăn quanh giường của chị, chị cố gắng ăn, nôn xong lại cố ăn vào. Sữa và mật ong chị tự ăn như đứa trẻ sơ sinh. 

Tác dụng của hóa chất khiến chị Hà không ăn, uống được gì dù là nước lọc nhưng khát khao khỏi bệnh, chị Hà nhỏ từng giọt vào miệng, lần đầu được 1, hai giọt, lần sau tăng lên vài giọt và cho đến khi chị tự uống được cốc bé như cốc mắt trâu. Rau xanh chị không ăn được, chị bảo mẹ nấu lấy nước để chị uống chút xíu một cho quen. Chị Hà nghĩ mình phải tự cố gắng để cứu mình.

Đúng lúc đó, chị đuợc người ta khuyên nên sang chỗ Tiến sĩ Hoàng Xuân Ba, lúc ấy ông ở Bệnh viện Bộ Công an để thải độc hóa chất. Chị Hà sang gặp Tiến sĩ Ba. Chị được TS cho dùng các thuốc thảo dược do ông tự bào chế để thải độc hóa chất"

Chị Hà không sử dụng các thảo dược khô sắc nước uống hay các loại thuốc bắc, chị chỉ sử dụng các loại thảo dược được bào chế sẵn có thành phần của vi tảo, nấm lứt lên men, xạ đen, dừa cạn, dương xỉ, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi. Chị Hà có người thân ở nước ngoài nên mua ở đó rất an toàn. 

Nhờ đó, chị như cây héo được tưới nước, dù không căng tròn như trước nhưng nó cũng giúp chị Hà tự mình chăm sóc mình. Chị Hà kể “tôi chữa bệnh theo phương pháp dùng thảo dược bào chế sẵn và ăn kiêng”. 

Theo chị Hà, phương pháp dùng thảo dược mà chị áp dụng là rất hiệu nghiệm, ngoài dùng thuốc, ăn các thực phẩm để tạo môi trường kiềm (ung thư phát triển là do môi trường axit phát triển mạnh chế ngự môi trường kiềm) để chế ngự các tế bào ung thư không cho nó phát triển và dần dần bình phục.

Chị Hà không ăn thịt các loại động vật 4 chân, trừ thịt lợn, chị cũng ăn rất ít. Còn lại, chị Hà ăn các loại thủy, hải sản như tôm, cua, ốc, ếch, ốc nhảy, bào ngư... Bất cứ loại thuốc bổ nào có thành phần từ bào ngư, chị Hà đều mua về sử dụng để tăng sức đề kháng. Chị không ăn các đồ ngọt vì theo chị đồ ngọt dễ tạo ra môi trường axit làm tăng khối u ung thư.

Nhờ đó, tới nay chị thấy mình khỏe mạnh, trẻ trung và điều đặc biệt quan trọng là u của chị khỏi, không tái phát và không di căn. Chị Hà đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và không tái phát.

Chia sẻ về kinh nghiệm chiến thắng bệnh ung thư buồng trứng, chị Hà cười tươi “tâm lý quan trọng lắm”. Những ngày điều trị ở Bệnh viện K, cơ sở vật chất thiếu thốn, người bệnh phải ngồi để truyền dịch, chị Hà vẫn nói với các chị em có bệnh như của mình rằng “chúng ta phải cố gắng lên, mình đang ở cái hố sâu. Bác sĩ ở trên nhưng người ta cố với tay xuống cũng không kéo được mình lên, chính vì thế, mình phải cố gắng cùng họ, đừng ngồi ì ra mà cố đưa tay ra để họ chạm tới, họ mới kéo mình lên được.

Chị Hà bảo khi bị ung thư, lúc đầu mình cũng không khóc nổi vì sốc còn người nhà ai cũng khóc thương chị. Nhưng vài ngày, chị và người nhà được đả thông tư tưởng coi ung thư là bệnh mãn tính. Người nhà đồng tình cùng mình vượt qua bệnh tật. 

“Tôi chứng kiến nhiều người khi người thân có bệnh ung thư, họ khóc lóc rồi mỗi người một phách. Người thì bảo chữa kiểu này, người chữa kiểu khác khiến người bệnh cứ nghĩ bệnh mình trọng. Để chữa ung thư thành công, đầu tiên là tâm lý từ người thân, nghị lực bản thân, thứ ba mới đến bác sĩ"- Chị Hà chia sẻ kinh nghiệm.

Khánh Ngọc

Vinamilk bắt tay các đối tác y tế lớn đẩy mạnh chăm sóc sức khoẻ cộng đồng

Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cùng Hệ thống trung tâm tiêm chủng vắc xin Việt Nam (VNVC) và Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vừa ký hợp tác chiến lược, hướng đến nâng cao sức khỏe cộng đồng bằng việc kết hợp giữa chăm sóc y tế và dinh dưỡng.

Nâng mũi giống 'thần tiên tỷ tỷ', cô gái khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'

Có khuôn mặt ưa nhìn gần như không điểm 'chết' nhưng cô gái Hà Thành vẫn quyết tâm đi nâng mũi giống thần tiên tỷ tỷ ở Trung Quốc - trào lưu đang rầm rộ trên mạng. 6 tháng sau, cô gái tìm gặp TS. Tống Hải khẩn cầu bác sĩ 'trả về nguyên bản'.

Nửa thế giới ăn cơm đều đặn có tốt cho sức khỏe?

Là lương thực chính của hơn 3,5 tỷ người trên thế giới, hiếm có loại thực phẩm nào được ưa chuộng rộng rãi như gạo. Người dân nhiều nước như Việt Nam còn ăn cơm hằng ngày.

Nguy kịch sau khi uống chai nước do người thân đưa

Một bé trai ở Kiên Giang bị ngộ độc cấp, suy gan thận sau khi uống một chai nước. Người thân không biết bên trong chai là keo dán thuyền và dung môi hữu cơ.

Nước dừa ngon ngọt, nhiều chất bổ nhưng tối kỵ với một số người

Bù nước hiệu quả, ổn định đường huyết nhưng nước dừa lại là thức uống không phù hợp với người có bệnh thận, hội chứng ruột kích thích.

Hơn 2000 người cao tuổi Hà Nội đồng diễn thể dục dưỡng sinh trên phố đi bộ

Không chỉ thể hiện các bài đồng diễn thể dục, múa dưỡng sinh nhẹ nhàng, các “vũ công” U60 - 80 gây ấn tượng với người xem bởi các động tác võ thuật khỏe khoắn, bài thái cực quyền điêu luyện hay những điệu khiêu vũ tập thể sôi động.

FWD triển khai chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người Việt

Từ ngày 22/9, người dân Việt Nam đã có thể nhận được sự hỗ trợ miễn phí trong việc chăm sóc sức khỏe tinh thần từ chương trình “FWD Vững tinh thần” của FWD Việt Nam.

Long An: Ứng dụng phần mềm sức khỏe dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em từ Ajinomoto

Ajinomoto Việt Nam vừa phối hợp Vụ Sức Khỏe Bà mẹ & Trẻ em (Bộ Y tế), Sở Y tế tỉnh Long An tổ chức Hội nghị triển khai phần mềm “Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em từ 7 tháng đến 60 tháng tuổi”.

Bộ Y tế đề xuất hộ sinh cũng được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân

Trong dự thảo Nghị định mới về xét tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế đề xuất bổ sung hộ sinh vào đối tượng xét tặng.

Bỏng nặng vì dùng gậy nhôm gạt đường dây điện cao thế

Trong lúc đang làm việc tại nhà, thấy đường dây điện cao thế vướng víu nên người đàn ông này dùng gậy nhôm gạt dẫn tới bị điện giật.

Đang cập nhật dữ liệu !