Ứng dụng khoa học kỹ thuật để giảm nghèo: Còn nhiều khó khăn

Các mô hình ứng dụng KHKT để nuôi dê, bò sinh sản, bò thịt, trồng cây cà phê, cao su,… được coi là cứu cánh giúp giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, việc triển khai các mô hình này ở nhiều địa phương vẫn còn không ít khó khăn.

Tại xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, giai đoạn 2016 – 2020, nhờ nguồn vốn hỗ trợ từ các chương trình 30a, 135, 755 của Chính phủ, nhiều mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật đã được hình thành như: Vùng nguyên liệu chè với tổng diện tích 249 ha; vùng cánh đồng sản xuất lúa chất lượng cao trên 200 ha…

Đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các thôn, bản đặc biệt khó khăn được hỗ trợ máy móc, cây con giống, tạo điều kiện chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún sang quy mô trang trại, gia trại theo hình thức tập trung, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và giảm nghèo nhanh, bền vững.

Nhờ đó, tỷ lệ giảm hộ nghèo của Mường Kim hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao. Theo kết quả điều tra hộ nghèo đầu năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 46,22%. Dự kiến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo sẽ chỉ còn 9,10%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, trung bình giảm 7%/năm.

{keywords}
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tương tự, tại xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, những năm gần đây, các chương trình lớn như 30a, 135, 167 và nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cũng đã được triển khai trên địa bàn, phát huy hiệu quả rõ rệt.

Đời sống nhân dân ổn đinh và từng bước đươc nâng lên. Nhiều hô có điều kiện để vươn lên phát triển kinh tế. Tỷ lệ hô nghèo giảm dần qua từng năm (bình quân mỗi năm giảm 1 %). Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 12 triệu đồng/người/năm lên 39 triệu đồng/người/năm.

Người dân ở Pờ Y cũng như ở nhiều xã khác ở Kon Tum đã được đóng góp ý kiến trong các buổi họp dân về hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo; được tham gia các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật để nuôi dê, nuôi bò sinh sản, nuôi bò thịt, trồng cây cà phê, cao su, bời lời…

“So với giai đoạn trước, người dân đã có sự chủ động hơn trong việc tìm kiếm các giải pháp thoát nghèo, giảm tình trạng chây lười, ỷ lại. Họ đã ý thức được sự chuyển đổi của các chính sách, chương trình giảm nghèo, từ hỗ trợ hoàn toàn sang hỗ trợ có điều kiện”, đại diện UBND tỉnh Kon Tum nhận định.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật để giảm nghèo bền vững ở nhiều địa phương vẫn còn khá nhiều khó khăn.

Lấy xã Pờ Y làm dẫn chứng. Lãnh đạo xã phản ánh, qua 5 năm tổ chức thực hiện các chương trình, dư án hỗ trơ phát triển sản xuất, tạo việc làm... thuôc chương trình hỗ trơ giảm nghèo nhanh và bền vững trên đia bàn xã, đã bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập.

Cụ thể, về sản xuất nông nghiệp, tuy nhà nước có nhiều chương trình, dư án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhưng quy mô và cách thức sản xuất nhìn chung vẫn còn manh mún, thiếu bền vững. Nhiều người dân vẫn chưa thấy đươc hiệu quả của việc liên kết trong sản xuất, chưa áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào thâm canh, sản xuất, chưa coi trọng việc bón phân (nhiều hộ còn bỏ không thèm nhận phân), thiếu ý thưc và tinh thần tự lực trong việc làm ăn phát triển kinh tế.

Về chăn nuôi, vẫn còn phổ biến tình trạng tha rông, chưa biết quý trọng con giống được Nhà nước cấp nên thiếu chăm sóc cũng như bảo vệ cho gia súc, gia cầm, khiến cho vật nuôi bị chết, thậm chí còn đem bán cả con giống và vật nuôi được cấp.

Về lâm nghiệp, nhiều người dân chưa ý thức đươc tầm quan trọng của việc nhận khoán khoanh nuôi quản lý, bảo vệ rừng, nên thiếu ý thức chăm sóc, bảo vệ rừng, môt số hô vẫn còn phát rừng làm nương rẫy, săn bắn đông vật hoang dã.

Các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đươc Nhà nước hỗ trơ như: Bời lời đỏ, cây ăn quả... vẫn chưa đươc người dân coi trọng do họ chưa nhìn thấy đươc lơi ích của các loại cây này.

Nhằm phát huy tốt hơn nữa hiệu quả của các mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật để giảm nghèo, lãnh đạo xã Pờ Y đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp tục đầu tư ngân sách để mở các mô hình, lớp tập huấn, hướng dẫn khoa học kỹ thuật, cách làm ăn cho người nghèo.

Mặt khác, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích việc thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác theo hình thưc liên kết giữa Nhà nước và tư nhân, phân công sản xuất, bao tiêu nông sản làm ra, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn đinh cho người nghèo.

Xuân Bách

Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đóng góp 5 tỷ đồng cho Quỹ Vì người nghèo do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam phát động. Trước đó, SHB cũng đã ủng hộ 500 triệu đồng cho quỹ Vì người nghèo thành phố Hà Nội.

Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo

Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.

Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số

Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.

HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững

Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức. 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm

Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.

Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo

Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững

Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo

Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020. 

Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo

Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực. 

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo

Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.

Đang cập nhật dữ liệu !