Gương sáng đồng bào miền núi ứng dụng khoa học kỹ thuật để thoát nghèo
Nhờ đổi mới tư duy trong lao động sản xuất, biết cách ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, nhiều hộ dân ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã thoát nghèo.
Điển hình như hộ gia đình ông Hứa Văn Xuân, ở thôn Nà Giáo, xã Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, một trong những gương sáng thoát nghèo vinh dự có tham luận tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Ông Xuân sinh ra trong một gia đình thuần nông, đông anh chị em, tại một miền quê nghèo, địa hình đi lại khó khăn, cách trung tâm xã gần 10km, chưa có điện lưới quốc gia, đời sống vô cùng khó khăn.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Năm 2014, ông lập gia đình với hai bàn tay trắng, vốn liếng chỉ là nương rẫy, ruộng bậc thang chưa được cải tạo.
Đến năm 2016, với sự hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt là Chương trình Thanh niên khởi nghiệp, ông được cho vay 150 triệu đồng để phát triển sản xuất. Theo hướng dẫn của UBND xã, Đoàn Thanh niên huyện, ông Xuân đã mua 7 con bò cái sinh sản, số tiền còn lại dành để sửa chữa chuồng trại, trồng cỏ chăn nuôi tại những nương rẫy bỏ hoang.
“Sau 2 năm thực hiện, mô hình chăn nuôi kết hợp với trồng lúa của tôi đã cho thu nhập cao, có tiền trả lại nguồn vốn vay của Nhà nước. Số tiền lãi tôi tiếp tục dùng để đầu tư xây dựng một cửa hàng tạp hóa nhỏ trong thôn, phục vụ nhu yếu phẩm cho nhân dân, đem lại cho gia đình mức thu nhập ổn định từ 20-30 triệu đồng/tháng”, ông Xuân kể lại quá phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo của mình.
Một gương điển hình khác là hộ gia đình ông Hoàng Văn Đáo, ở bản Chiềng Ban 2, xã Mường Kim, huyện Lai Châu.
Gia đình ông Đáo cũng vốn là gia đình thuần nông, thuộc diện những hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt của xã. Từ khi sinh ra, ông Đáo đã bị hỏng một bên mắt nên gặp rất nhiều khó khăn trong lao động sản xuất. Trách nhiệm lao động chính trong gia đình đặt lên vai người vợ của ông. Hai vợ chồng cùng 4 người con sinh sống chật vật trong căn nhà tạm 2 gian. Cuộc sống của gia đình gắn liền với ruộng đồng, chủ yếu là trồng lúa, ngô, khoai, sắn theo tập quán canh tác, chăn nuôi lạc hậu.
Những khó khăn trong cuộc sống của gia đình ông Đáo cùng nhiều hộ nghèo khác ở Chiềng Ban 2 dần được tháo gỡ kể từ khi có các chính sách hỗ trợ của Đảng Nhà nước về công tác giảm nghèo như hỗ trợ làm đường liên thôn, bản để đi lại thuận tiện hơn; xây dựng các công trình thủy lợi, nước sạch để đủ nước tưới tiêu cho đồng ruộng và cung cấp nước sinh hoạt…
Ông Đáo cùng nhiều người khác còn được hỗ trợ máy móc, cây, con giống để phục vụ sản xuất, chăn nuôi; lại được tham gia học các lớp đào tạo nghề tại địa phương để thực hiện các mô hình chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, qua đó dần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
“Năm 2018, gia đình tôi tích cóp xây được căn nhà cấp 4, mua sắm mới các vật dụng sinh hoạt như ti vi, xe máy, tủ lạnh, bếp ga…, và mua cả máy xát gạo, máy tuốt lúa để tăng thu nhập. Đến năm 2019 gia đình tôi đã thoát nghèo, và hiện nay đã trở thành hộ khá trong thôn bản”, ông Đáo phấn khởi cho biết.
Mỗi nhà mỗi cảnh, song điểm chung của ông Xuân, ông Đáo và nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số - miền núi khác là sự nỗ lực vươn lên trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Bên cạnh việc nắm bắt các chủ trương, chính sách về giảm nghèo của Đảng, Nhà nước cũng như chính quyền địa phương, sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ từ các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, họ đã bứt phá đổi mới tư duy, thay đổi cách thức trồng trọt, chăn nuôi từ chủ yếu theo phong tục, tập quán lạc hậu chuyển dần sang áp dụng máy móc, khoa học kỹ thuật, mạnh dạn vay vốn để đầu tư kinh doanh theo những mô hình đem lại thu nhập cao. Họ chính là nguồn động lực truyền cảm hứng giúp nhiều hộ nghèo khác vươn lên thoát nghèo bền vững.
Xuân Bách
Ngân hàng SHB chung tay ủng hộ Quỹ Vì người nghèo 2022
Chiến lược công tác dân tộc giúp xóa đói giảm nghèo
Việc thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đã giúp phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số.
Nhiều người Dao tăng thu nhập nhờ chuyển đổi số
Nhờ triển khai chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để bán các sản phẩm của người Dao, mà thu nhập của các thành viên Hợp tác xã Thiên An đã tăng từ mức 1,5-2 triệu đồng/tháng lên mức trung bình khoảng 5 triệu đồng/tháng.
HTX kiểu mới: KHCN là trung tâm, đồng hành giảm nghèo bền vững
Sáng 22/12 tại Hà Nội, Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã được tổ chức.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ mô hình nuôi cá tầm
Mô hình nuôi cá tầm đem lại thu nhập cao đã giúp tỷ lệ hộ nghèo ở huyện Mường La (tỉnh Sơn La) giảm 4 – 5%/năm, hiện chỉ còn 27%, và ở riêng xã Mường Trai chỉ còn dưới 12%.
Cần nhân rộng mô hình sản xuất hiệu quả để giảm nghèo
Một trong những giải pháp để giảm nghèo trong thời gian tới là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, đặc biệt là với các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần thực hiện giảm nghèo bền vững
Vốn tín dụng chính sách xã hội tác động toàn diện đến mọi mặt của đời sống, làm thay đổi căn bản nhận thức của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Việt Nam là hình mẫu về xóa đói, giảm nghèo
Sáng 11/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020.
Viettel đồng hành giúp dân trên trận tuyến xóa đói giảm nghèo
Để giúp giảm nghèo nhanh và bền vững, Viettel thực hiện hỗ trợ bằng hệ sinh thái. Tập đoàn đã phối hợp với từng huyện để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế, thiết thực.
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giảm nghèo
Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo trong thời gian tới.