Tỷ lệ chọi thi lớp 10 Hà Nội 'nghẹt thở', chi tiền triệu luyện 4 ca/ngày

Hơn 2 tuần nữa, kỳ thi vào lớp 10 tại Hà Nội sẽ bắt đầu. Đây là thời điểm nhiều sĩ tử đang dốc sức ôn tập để bước vào ''cuộc chiến'' được đánh giá là "căng thẳng hơn cả thi đại học".

Một ngày mới của Tiến Đạt (Hà Nội) - nam sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi lớp 10 năm nay, bắt đầu từ 4h. Đạt sẽ dành 1 tiếng mỗi sáng để xem lại các từ mới và cấu trúc ngữ pháp của môn tiếng Anh. Sau đó, em làm một đề thi và đối chiếu đáp án xem mình sai ở đâu, lấy bút gạch chân lỗi sai để lần sau còn nhớ.

5h, Đạt sẽ chuyển sang ôn lại các công thức của môn Toán, cùng đó, em làm thêm đề luyện thi. “Học buổi sáng, em có thể tập trung cao độ nhất. Bên cạnh đó, không gian yên tĩnh khiến em thấy việc học vào thời điểm này hiệu quả hơn rất nhiều”, Đạt nói.

7h, ăn sáng xong, Đạt được mẹ chở tới trường và ôn luyện 3 môn Toán, Văn, Anh theo thời khóa biểu ở trường. 17h, sau khi tan học, Đạt được mẹ đăng ký cho 2 lớp luyện thi cấp tốc ở trung tâm luyện thi gần nhà.

Lớp luyện thi Toán hoặc Văn bắt đầu từ 17h30 tới 19h30 và lớp luyện thi tiếng Anh bắt đầu từ 20h tới 21h45.

22h về tới nhà, nam sinh này tắm rửa, ăn tối. Tới 23h, Đạt lại tiếp tục ngồi vào bàn học luyện đề khoảng 1 tiếng. Em kết thúc việc học khi đồng hồ chuyển sang ngày mới. Đây là lịch trình 1 ngày thường của Đạt. Vào cuối tuần, Đạt vùi mình đến 4 ca/ngày ở lò luyện thi. Chi phí mỗi ca khoảng 300-350 nghìn đồng. Như vậy, gia đình đã phải chi hơn 1,2 triệu đồng/ngày cho em ôn thi.

Ảnh chụp Màn hình 2024 05 22 lúc 11.21.07 1.png
Không chỉ Đạt, nhiều học sinh cũng tranh thủ thời gian "nước rút" căng mình ôn luyện chuẩn bị thi lớp 10.

“Nhà ở khu vực Cầu Giấy. Bên cạnh đó, qua nhiều lần thi thử điểm số đều trên 9,0/môn nên em khá tự tin đăng ký nguyện vọng 1 vào trường THPT Yên Hòa. Năm ngoái, tỷ lệ chọi trường này chỉ xếp thứ 9 toàn thành phố. Nhưng em không ngờ năm nay, tỷ lệ chọi của trường lên cao nhất với 1/3,11. Vì thế, thời gian này em chấp nhận vất vả ôn thi để có thể chạm tay vào mơ ước”, Đạt chia sẻ.

Đạt tâm sự, học với cường độ cao, áp lực khi tỷ lệ chọi căng "nghẹt thở" khiến nam sinh có phần căng thẳng hơn. Nhiều hôm thiếu ngủ nên thỉnh thoảng, em bị mệt. Không thể tập trung khi luyện đề khiến nhiều lần, em sai ngay ở những câu đơn giản.

Thiếu ngủ dẫn tới mệt mỏi cũng là tình trạng của Minh Anh (Hà Nội) trong giai đoạn "nước rút" chuẩn bị thi vào lớp 10. 

“Trong tuần, em học gần như kín các buổi tối để ôn tập Ngữ văn, Toán, tiếng Anh. Ngày nào sau khi rời lớp học thêm, em về tới nhà cũng là gần 22h. Cũng có lúc căng thẳng, mệt mỏi nhưng em tự dặn mình phải cố gắng thêm hơn 2 tuần nữa. Nếu không cố gắng, chắc chắn em sẽ không đạt được kết quả như mong muốn”, Minh Anh cho hay.

Năm nay, Minh Anh đăng ký nguyện vọng 1 vào THPT Nhân Chính và nguyện vọng 2 vào THPT Khương Hạ. “2 trường này đều là những trường có tỷ lệ chọi cao top đầu của Hà Nội nên em cũng khá lo lắng, vì tỷ lệ chọi cao đồng nghĩa với việc em phải cố gắng thật nhiều mới có cơ hội”, Minh Anh nói.

w thi lop 10 ha noi 9c 1007.jpg
Thí sinh tham gia kỳ thi lớp 10 tại Hà Nội năm 2023

Trao đổi với VietNamNet, thầy Mai Trí Trung - giáo viên Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho hay: “Ôn thi ở giai đoạn "nước rút", nhiều thí sinh rơi vào tình trạng tinh thần căng thẳng, chán nản do luyện đề nhiều mà vẫn sai. Thậm chí, có những thí sinh dành 13-15 tiếng/ngày để ôn thi và luyện đề nhưng vẫn không thấy hiệu quả.

Giai đoạn sát ngày thi, thí sinh nên phân bố thời gian ôn tập và nghỉ ngơi một cách hợp lý, tùy năng lực của từng học sinh".

Cũng theo thầy Trung, việc chọn đề kém chất lượng trong quá trình luyện giải đề trước kì thi cũng là nguyên nhân khiến nhiều em ôn tập mãi mà vẫn không cải thiện được kỹ năng và tư duy làm bài. 

Trên thực tế, việc làm được nhiều đề ở giai đoạn "nước rút" chưa chắc đã tốt bằng việc làm ít nhưng đó là những đề chất lượng. Bởi đề chất lượng có sự bao quát kiến thức và sát với đề thi minh họa nên sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng làm bài và củng cố kiến thức một cách tốt nhất.

"Vì vậy, thay vì làm hàng loạt đề dễ không có chọn lọc, các em nên tìm kiếm và luyện tập những đề thi thử chất lượng. Ngoài ra, các em cũng cần ăn đủ chất, ngủ đủ giấc để đảm bảo một tinh thần tốt trước kỳ thi”, giáo viên chia sẻ thêm.

Cuộc đua vào lớp 10 công lập ở Hà Nội năm nay được đánh giá là căng thẳng khi khoảng 133.000 học sinh tốt nghiệp THCS, tăng hơn 5.000 so với năm ngoái. Dự kiến, 81.200 học sinh sẽ được tuyển vào trường THPT công lập (chiếm hơn 60%, tương tự năm ngoái), 29.100 em học tư thục (21,5%), còn lại vào trung tâm GDTX và các trường nghề.

Lịch thi vào lớp 10 THPT chuyên tại Hà Nội:

W-collage1233.jpg

Bỏ ngành Y để thi lại, 9X giành học bổng toàn phần châu Âu

Từng đỗ vào ngành Y đa khoa của Trường ĐH Y Dược TPHCM nhưng khi vào học, Khang không cảm thấy phù hợp. Nam sinh quyết định thi lại, sau đó từng bước chinh phục ước mơ của bản thân.

7 năm, thầy giáo về hưu may trăm bộ áo dài tặng các nữ sinh nghèo

Suốt 7 năm qua, 3 thầy cô giáo ở Quảng Ngãi đã may hàng trăm bộ áo dài, tặng cho các nữ sinh nghèo để các em không phải lo lắng vì không có đồng phục mặc đến lớp.

Vượt các nam sinh, cô gái xinh xắn trở thành thủ khoa ngành công nghệ kỹ thuật

Không chỉ vượt qua các nam sinh để trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Công nghệ kỹ thuật khuôn mẫu, Dư Thị Kiều Trinh còn được vinh danh là sinh viên tiêu biểu của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội năm 2024.

Không đi học thêm, con tôi 'lĩnh đủ'

Từ chối học thêm hè, con tôi gặp khó khăn khi vào năm học mới. Cô hay hỏi những câu khó, thậm chí ngày nào cũng gọi con lên bảng làm bài tập, không làm được là cô bắt chép phạt khiến con lo sợ, ám ảnh.

'Học sinh phải đi học thêm có thu được kết quả tương xứng?'

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, rất khó để kiểm soát, đảm bảo những học sinh tham gia học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?

Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

Bí quyết lạ giúp thủ khoa Kinh tế Quốc dân hoàn thành việc học trong 3 năm

Hoàn thành chương trình học tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân trong 3 năm, Nguyễn Khánh Linh đạt kết quả khiến nhiều người xuýt xoa khi trở thành thủ khoa với điểm GPA tuyệt đối.

Phụ huynh ăn bánh mì, quyết trực xuyên đêm chờ câu trả lời của trường Tây Mỗ 3

Theo ghi nhận của VietNamNet, tối 21/8, hàng trăm phụ huynh vẫn túc trực tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để chờ câu trả lời rõ ràng từ phía nhà trường cũng như phòng GD-ĐT quận Nam Từ Liêm.

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai và bài học kinh nghiệm từ Singapore, Malaysia

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm thành công của Singapore, Malaysia khi đưa tiếng Anh vào nhà trường, xã hội.

Có con đang học cấp 2, tôi xây xẩm mặt mày khi xem điểm chuẩn đại học

Cô con gái lớn năm nay vào lớp 8, vợ chồng tôi đã phòng xa cửa vào cấp 3 khó khăn bằng cách chuẩn bị tâm lý sớm cho con. Mấy ngày nay các đồng nghiệp bàn tán rôm rả điểm thi cao mà vẫn trượt đại học, tôi thật sự lo lắng.

Đang cập nhật dữ liệu !