Từ nỗi khổ của người thân đi khám bệnh, bác sĩ trẻ nghiên cứu nền tảng y tế số

Chứng kiến nỗi vất vả của người dân mỗi khi đi khám chữa bệnh, bác sĩ Lê Đức Nguyên – CEO của MED- ON đã quyết định xây dựng cho mình một nền tảng công nghệ y tế cộng đồng.

 Hiểu từ nỗi khổ của người đi khám bệnh

“Tôi là một người sinh ra từ một vùng nông thôn ở Bắc Trung Bộ, hồi bé kí ức về Hà Nội trong tôi là những lần cùng mẹ ra khám bệnh, hình ảnh bệnh viện lưu vào trí nhớ của tôi là những dòng người xếp hàng dài đằng đẵng chờ khám bệnh, mỗi lần ra khám bệnh không tính bằng ngày, mà có khi kéo dài đến mấy ngày mới kết thúc, thế nhưng khoảng thời gian được gặp bác sĩ cũng thật ngắn ngủi và chóng vánh.

Mãi đến sau này, khi đã là sinh viên trường Y Hà Nội, chặng đường trở thành một bác sĩ đi qua nhiều bệnh viện, cảnh tượng đó cũng vẫn lặp đi lặp lại và không có nhiều sự thuận lợi hay cải biến. Dù chỉ là một cậu sinh viên, nhưng khoác trên mình chiếc áo blouse đi học ở bệnh viện, tôi cảm nhận được quyền năng của nó, người nhà tôi ra khám thường ít nhiều nhờ tôi tư vấn, hướng dẫn để thuận lợi hơn trong quá trình khám chữa bệnh, và cũng chính nhờ tôi học nghề y mà công cuộc khám bệnh chữa bệnh của mẹ tôi đỡ vất vả hơn.

Đôi lúc tôi tự hỏi: những người khác ngoài kia không có người nhà, người quen trong nghề Y họ sẽ trả lời một mớ thắc mắc mà ngày xưa mẹ con tôi đã trải qua: Biểu hiện như thế này là bệnh gì? Nguy hiểm không? Khám ở đâu? Khám chuyên khoa nào? Điều trị được không? Tốn nhiều tiền không? Theo dõi như thế nào? Bao giờ cần tái khám?... Và họ sẽ trải qua hành trình khám chữa bệnh ở bệnh viện như thế nào để đỡ vất, để chủ động hơn, hiểu biết hơn, tự tin hơn”.

Đó là những chia sẻ của bác sĩ Nguyên về câu chuyện của bản thân và cũng là sự khó khăn của không ít người dân khi tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế với Infonet.

Theo thống kê, năm 2016 Việt Nam chỉ có 0.82 bác sĩ/ 1 nghìn dân, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các nước phát triển và một số nước trong khu vực. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự quá tải tại các bệnh viện. Tuy nhiên chất lượng bác sĩ chưa đồng đều ở giữa các vùng địa lý, hầu hết các bác sĩ có trình độ cao đều tập trung ở các thành phố lớn dẫn đến tình trạng người dân ở các vùng nông thôn, ở các tỉnh dồn về các bệnh viện tuyến trung ương để thăm khám các bệnh lý thông thường càng làm tình trạng quá tải trở nên trầm trọng.

Thật đáng lo ngại khi số lượng các bệnh nhân mắc các bệnh lý mạn tính và các bệnh nguy hiểm không ngừng gia tăng trong những năm gần đây. Theo thống kê, Việt Nam có 7 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường nhưng chỉ 50% trong số đó biết mình đang mắc bệnh, và có 60-70% những người được chẩn đoán đái tháo đường chưa được theo dõi điều trị và quản lý đúng cách. Mỗi năm có khoảng 160.000 ca ung thư được phát hiện mắc mới và 70% trong số đó là phát hiện muộn.

Vấn đề trên càng đáng lo lắng hơn khi người dân chưa có đủ hiểu biết về tầm quan trọng của kiểm tra sức khỏe định kì và chưa hình thành thói quen khám - kiểm tra sức khỏe định kì. 

{keywords}
Anh Nguyên hiểu nỗi khổ của người dân đi khám bệnh nên đã ấp ủ xây dựng một nền tảng y tế số 

“Số điện thoại của tôi có lẽ được lưu ở danh bạ của rất nhiều người, nhưng tôi biết không phải ai trong danh bạ của mình cũng có số điện thoại của một bác sĩ. Điều mà chúng tôi khát khao khi bắt tay cùng nhau phát triển MedOn đó là “Mỗi người khi cài đặt MedOn trên điện thoại là họ đã có bên cạnh mình ít nhất một bác sĩ” giúp họ giải đáp các vấn đề sức khỏe - Bác sĩ Nguyên chia sẻ thêm.

Ứng dụng vì cộng đồng

MedOn - Nền tảng phát triển bởi MED-ON JSC (Công ty thành viên của Hệ thống Y tế Medlatec) được ra đời với kì vọng mỗi người dân đều được tiếp cận dịch vụ y tế một cách dễ dàng, được tư vấn sức khỏe bởi đội ngũ bác sĩ chính thống, chúng tôi luôn nỗ lực để khi cài đặt MedOn trên chiếc điện thoại của mình là bạn đã có ít nhất một bác sĩ tin cậy, tận tâm, sẵn sàng tư vấn các vấn đề sức khỏe và có ít nhất một cơ sở y tế luôn sẵn sàng phục vụ

MedOn là một nền tảng tạo ra một giao thức kết nối, tương tác giữ người dùng có nhu cầu chăm sóc, tư vấn sức khỏe với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia y tế. Bắt đầu vận hành phiên bản đầu tiên từ năm 2016 và liên tục được nghiên cứu cập nhật, năm 2020 nền tảng MedOn được đầu tư phát triển gồm

- Ứng dụng MedOn dành cho người dùng là khách hàng, đã hoàn thành giai đoạn 1 và vận hành để phục vụ người dung trên toàn quốc.

- Ứng dụng MedOn Doctor (Dành cho bác sĩ & đối tác), đã hoàn thành giai đoạn 1 và vận hành để phục vụ bác sĩ trên toàn quốc.

- Website thương mại điện tử ngành hàng y tế medon.vn (Đang trong giai đoạn phát triển).

Tầm nhìn của MedOn là hình thành một cộng đồng người dùng lớn ở phạm vi trên toàn quốc, tạo ra hệ sinh thái người dùng và các đơn vị cung cấp sản phẩm dịch vụ, ngành hàng y tế với mục tiêu: tối ưu hóa năng lực tư vấn của bác sĩ đến với người dân khi tỷ lệ bác sĩ / 1 vạn dân của Việt Nam còn thấp; bệnh nhân có cơ hội được lựa chọn bác sĩ phù hợp để tư vấn; được lựa chọn cơ sở y tế phù hợp để sử dụng dịch vụ; hình thành và chuyển đổi thói quen sử dụng dịch vụ y tế từ xa, dịch vụ y tế trực tuyến.

{keywords}

Anh Nguyên đang tự quản lý dữ liệu sức khỏe cho chính các thành viên trong gia đình mình chỉ quan một ứng dụng do anh sáng lập.

Khó khăn khi khởi nghiệp

Năm 2020 được Chính phủ xác định là năm chuyển đổi số Quốc gia, trong đó Y tế là lĩnh vực được ưu tiên số 1 trong 8 lĩnh vực. Để thực hiện được mục tiêu này, Bộ Y tế, Bộ TT-TT, Bộ KH-CN và Văn phòng chính phủ đang tích cực thực hiện các hỗ trợ từ nghiên cứu tạo hành lang pháp lý về luật pháp cũng nhưng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo bằng công nghệ.

Năm 2020 đánh dấu những bước trưởng thành và chuyển mình mạnh mẽ của Medon khi là đại diện số 1 của lĩnh vực công nghệ y tế vinh dự đi đến trận chung kết cuộc thi “Khởi nghiệp - Sáng tạo - Đổi mới Quốc gia - TechFest Việt Nam 2020”; Là đại diện tiêu biểu lĩnh vực y tế có bài báo cáo điển hình sự kiện “DX DAY- Ngày chuyển đổi số Việt Nam 2020" do VINASA và Bộ Thông tin truyền thông tổ chức ngày 15/12/2020.

Bác sĩ Lê Đức Nguyên cũng nêu những khó khăn hạn chế mà các đơn vị phát triển công nghệ và cung cấp dịch vụ y tế số đang gặp:

Giống như bất cứ Starup nào việc đối diện với khó khăn thử thách không phải ít, trong đó khó khăn đầu tiên đó là hành lang pháp lý tạo điều kiện cho khám – tư vấn bệnh từ xa. Ví dụ như cần Ban hành qui định tạo điều kiện cho bác sĩ tham gia các nền tảng tư vấn từ xa một cách chủ động và tự nguyện, tối ưu hóa thời gian và năng lực phục vụ cộng đồng của các bác sĩ. Nghiên cứu hành lang pháp lý tiến tời ban hành hướng dẫn cho phép việc chẩn đoán, kê đơn từ xa; tối thiểu với các bệnh phổ thông, việc hội chẩn. Kèm theo qui định các cơ chế để có thể giảm trách nhiệm cho bác sỹ khi thực hiện việc chẩn đoán từ xa.

Thứ hai, cần câng cao ý thức về “Phòng bệnh”, kiểm tra sức khỏe định kỳ. Hỗ trợ tuyên truyền, truyền thông về tầm quan trọng của “Phòng bệnh”, “kiểm tra sức khỏe định kỳ”. Truyền thông để thay đổi thói quen và hành vi sử dụng các dịch vụ y tế từ xa trên các nền tảng số’. Gắn liền những kết quả của chuyển đổi số trong y tế với các đề án quản lý bệnh mạn tính.

Thứ ba, việc bảo vệ dữ liệu y tế, sức khỏe của người dân: Dữ liệu sức khỏe là tài sản của người dân, là dữ liệu nhạy cảm cần được bảo vệ. Chính vì vậy, cần ban hành qui định trong việc bảo vệ dữ liệu sức khỏe người dân, tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu thông tin sức khỏe trên các nền tảng số, phòng chống nguy cơ thất thoát dữ liệu, đặc biệt là rủi ro thất thoát dữ liệu ra ngoài biên giới.

Thứ tư, các cơ quan chức năng của Bộ Y tế nên có các chính sách tạo điều kiện và hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức có năng lực và tiềm lực đồng hành cùng ngành y tế thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số.

Chuyển đổi số lĩnh vực y tế không dừng lại ở giải quyết các bài toán kỹ thuật mà còn cần thực hiện tốt khâu tổ chức và ứng dụng các kết quả công nghệ đã đạt được. Sự đồng hành, hướng dẫn, tạo điều kiện của các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp y tế góp phần rút ngắn hành trình đạt đến các mục tiêu.

Theo bác sĩ Nguyên, với hệ sinh thái bao gồm nhiều phần mềm, ứng dụng, website và các nền tảng số khác, trong tương lai MedOn khát vọng vươn lên thành một trong những đơn vị về dịch vụ y tế trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam - một doanh nghiệp đi đầu về thương mại điện tử trong ngành dịch vụ chăm sóc sức khỏe và lĩnh vực bán lẻ sản phẩm y tế trên lãnh thổ Việt Nam.

  Khánh Chi 

Nhà sáng chế với công nghệ sản xuất chất siêu bán dẫn Fulleren giá 150 triệu USD/gam

Học hết lớp 6, nhưng  là chủ nhân của 3 bằng sáng chế độc quyền và hàng chục sáng chế hữu dụng khác - ông chính là nhà sáng chế “chân đất” Trịnh Đình Năng.

Hồi sinh giá trị dược liệu Việt bằng khoa học công nghệ

Ths. Bá Thị Châm - Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt nam đã có công trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong bào chế dược liệu qua đó phát triển được nhiều sản phẩm thương mại hóa cao.

 

Nhà khoa học và sản phẩm hỗ trợ người bệnh không thể giao tiếp bằng lời nói

Nếu ai đó chẳng may bị tổn thương chức năng vận động thậm chí không thể giao tiếp bằng lời nói thì  Blife sẽ giúp người bệnh làm việc này…

Tận dụng vỏ trấu làm than sinh học xử lý nước nhiễm xăng dầu

 TS. Lê Thị Nhi Công - Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và các cộng sự đã nghiên cứu ra chế phẩm than sinh học tận dụng từ vỏ trấu.

Nhóm nhà sáng chế trẻ được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương nhờ Mũ cách ly di động

“Mũ cách ly di động' của hai học sinh Việt Nam có thể giúp phòng chống đại dịch COVID-19 đã tham gia trình diễn tại Techfest 2020 vừa diễn ra tại Hà Nội từ ngày 26-29/11 tại trường Đại học kinh tế Quốc dân.

Viện Y học bản địa Việt Nam nơi ươm mầm khoa học công nghệ

Đã mấy chục năm qua, nền y học cách mạng Việt Nam đã đi theo hướng “Đông - Tây y kết hợp” đây là kim chỉ nam xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ vào nền dược liệu Việt Nam.

 

Vượt khỏi “vùng an toàn”, nhà khoa học nữ thỏa sức đam mê với thực phẩm sạch

Với những người làm kinh doanh thuần túy, họ sẽ đặt ra mục tiêu phải kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng các nhà khoa học lại khác, suy nghĩ của họ là giải quyết được vấn đề gì cho xã hội, đóng góp giá trị gì cho xã hội.

Chuyện chưa kể về nhà khoa học "giật gấu vá vai" … nghiên cứu máy bay không người lái

Một giảng viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) có lần tự bỏ tiền túi cùng nhóm nghiên cứu khoa học công nghệ tại trường này chế tạo thành công máy bay phun thuốc trừ sâu không người lái.

“Cha đẻ” chế phẩm xử lý nước nhiễm dầu Biochar: “Ước một ngày có 48h”

Đây là chia sẻ của TS Lê Thị Nhi Công, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ VN về quá trình thực hiện đề tài sử dụng than sinh học (biochar) tạo chế phẩm có khả năng phân hủy dầu.

Nghiên cứu tế bào gốc mô mỡ để điều trị thoái hóa khớp gối cho người Việt

TS.BS. Phan Quốc Hoàn, TS. Nguyễn Văn Long - Khoa Sinh học phân tử (C17) – Bệnh viện TƯQĐ 108 đã có công trình nghiên cứu tế bào gốc mô mỡ điều trị thoái hóa khớp gối.

Đang cập nhật dữ liệu !