“Cha đẻ” chế phẩm xử lý nước nhiễm dầu Biochar: “Ước một ngày có 48h”

Đây là chia sẻ của TS Lê Thị Nhi Công, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ VN về quá trình thực hiện đề tài sử dụng than sinh học (biochar) tạo chế phẩm có khả năng phân hủy dầu.

{keywords}
TS Lê Thị Nhi Công


Thông thường người ta hay chọn phương pháp hoá học, vật lý như hoạt hóa bề mặt, chất hấp thụ, quây, vớt cơ học để xử lý nước ô nhiễm dầu vì sao bà và các cộng sự lại chọn phương pháp vi sinh?

TS. Lê Thị Nhi Công: Hiện nay, trên thế giới ngành công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế xã hội rất lớn. Cùng với sự phát triển không ngừng đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do dầu mỏ và các sản phẩm của nó gây ra đang ở mức báo động. Để giải quyết vấn đề trên các phương pháp xử lý đã được đưa ra như cơ học, vật lý, hóa học, sinh học…

Tuy nhiên, các phương pháp này thường không xử lý triệt để vấn đề này và có thể gây ra hiện tượng ô nhiễm thứ cấp. Trong đó phương pháp sinh học được xem là một trong những phương pháp xử lý triệt để, đảm bảo cân bằng sinh thái và có chi phí thấp.

Trong số các phương pháp phân hủy sinh học, vi sinh vật tạo màng sinh học (biofilm) được xem là một trong những phương pháp xử lý dầu ô nhiễm hiệu quả, chi phí thấp, nên từ lâu đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn phương pháp này để ứng dụng trong xử lý nước ô nhiễm dầu và có kết hợp với các biện pháp vật lý, hoá học ở các khâu khác nhau của quá trình xử lý.

Và thời gian bà chính thức bắt tay vào nghiên cứu phương pháp này khi nào? Trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu có gặp khó khăn gì không? Có khi nào bà và các cộng sự nghĩ rằng phải dừng lại?

TS. Lê Thị Nhi Công: Tôi có cơ may được làm khoá luận tốt nghiệp và luận văn Thạc sĩ về hướng vi sinh vật dầu mỏ do cố PGS. TS. Lại Thuý Hiền và PGS. TS. Kiều Hữu Ảnh hướng dẫn. Sau đó, tôi lại may mắn được theo học chương trình Học bổng tiến sĩ của Đức do GS. TS. Lê Trần Bình và TS. Lê Thị Lài xây dựng.

Tôi lại tiếp tục theo đuổi hướng này và đã được thực hiện cho tới nay 4 đề tài cấp nhà nước theo hướng nghiên cứu này. Tôi cảm thấy rất biết ơn và trân trọng các thầy cô đã cho tôi những viên gạch đầu tiên và quý giá này.

Trong quá trình theo đuổi hướng nghiên cứu, chúng tôi cũng như nhiều cán bộ làm nghiên cứu khoa học khác, cũng gặp những khó khăn về trang thiết bị, máy móc, kinh phí,…

Song chúng tôi luôn nhận được sự quan tâm và ủng hộ từ Ban lãnh đạo Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; từ các bộ ban ngành khác như Bộ Khoa học và Công nghệ.

Khoa học là sự phát triển không ngừng, nên chúng tôi luôn cần trau dồi kiến thức và tìm hiểu phát triển những phương pháp mới cũng như hướng tới những đối tượng mới mà xã hội cần. Nên chúng tôi luôn cần làm mới mình để thích ứng với nhu cầu của xã hội và các sự kiện trong cuộc sống.

Và chắc hẳn kết quả đã không phụ lòng người. Cảm xúc của bà và các cộng sự khi đón nhận kết quả hẳn là rất vui.

TS. Lê Thị Nhi Công: Chúng tôi đã bước đầu tìm ra các chủng vi sinh vật bản địa ở nhiều vùng ô nhiễm dầu của Việt Nam. Các chủng này vừa có khả năng tạo màng sinh học, vừa có khả năng phân huỷ tốt các thành phần dầu. Tuy nhiên, khi đó, chúng tôi lại đối mặt với việc, nếu đưa thuần tuý sinh khối của các vi sinh vật này vào các hệ thống xử lý thì mỗi lần xả thải, một lượng lớn vi sinh vật sẽ bị mất.

Với sự gợi ý từ GS. TS. Nghiêm Ngọc Minh, PGS. TS. Trần Đình Mấn chúng tôi đã nghiên cứu tìm các chất mang phù hợp để khác phục vấn đề này.

{keywords}
TS Lê Thị Nhi Công và sản phẩm đã được thương mại hoá 

Kết quả này đã minh chứng được ý tưởng của chúng tôi và chúng tôi rất vui về điều đó. Nhìn chung, với những người làm nghiên cứu, không có gì vui hơn các bài báo quốc tế được công bố, đề tài mình thực hiện được hoàn thành và mình có được sự tin tưởng của những khách hàng của mình.Từ đây, chúng tôi đã có 01 Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích và 04 bài báo quốc tế. Đồng thời, chúng tôi có được hợp đồng xử lý nước thải ô nhiễm dầu tại chính Kho xăng Đỗ Xá, Hà Nội, là nơi chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trong 1 Đề tài trước đó.

Điểm nổi bật của nghiên cứu này là gì thưa bà, các công nghệ nào được nhóm áp dụng vào trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm?

TS. Lê Thị Nhi Công: Điểm nổi bật của sản phẩm hiện nay là sự kết hợp được các chủng vi sinh vật bản địa trên chất mang là than sinh học có nguồn gốc từ phế phụ phẩm nông nghiệp. Điều này sẽ góp phần giải quyết 4 vấn đề sau: một là than sinh học có độ rỗng, độ xốp tốt nên là nơi cư trú và tạo màng rất tốt cho các chủng vi sinh vật; hai là, than sinh học sẽ hấp phụ dầu và các thành phần của dầu lên cấu trúc của than và tại đó, các vi sinh vật sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn gây ô nhiễm và sẽ sử dụng chúng làm nguồn dinh dưỡng và năng lượng cho quá trình phát triển của vi sinh; ba là, sử dụng than sinh học làm từ phế phụ phẩm nông nghiệp làm chất mang sẽ cho giá thành rẻ và để tạo than sinh học, người ta dùng phương pháp đốt không có oxy hoặc hạn chế oxy nên sẽ giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính do quá trình đốt hiếu khí gây ra; và bốn là, sản phẩm sử dụng các chủng vi sinh bản địa, nên chúng có tính thích ứng cao với điều kiện ở Việt Nam.

Như vậy, trong sản phẩm này, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp tạo màng sinh học của vi sinh vật lên chất mang và sản phẩm này cho hiệu quả xử lý cao hơn, giá thành lại rẻ hơn các sản phẩm được tạo ra trước đó.

Hiện, đề tài nghiên cứu đã được thử nghiệm tại một số địa điểm, kết quả đạt được như thế nào thưa bà và hướng  tiếp theo sẽ là gì thưa bà?

TS. Lê Thị Nhi Công: Chúng tôi đã bước đầu thực hiện tại một số địa điểm ô nhiễm dầu. Chúng tôi sẽ tiếp tục hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau. Đồng thời, chúng tôi sẽ tìm kiếm, tư vấn và thực hiện truyền thông đến các nhà máy, xí nghiệp, khu khai thác dầu khí để góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường do dầu và các thành phần của dầu gây ra.

Trong hình dung của tôi, những người làm khoa học thường kiệm lời thậm chí có phần khô khan. Điều này có đúng với bà  một phụ nữ làm khoa học? Cách bà phân bổ thời gian như thế nào để vừa cân bằng được công việc chuyên môn lại vừa vun vén cho gia đình?

TS. Lê Thị Nhi Công: Chúng tôi cũng cảm thấy so với các bạn làm ở các lĩnh vực khác là mình không khéo léo và mềm dẻo được như các bạn. Chúng tôi cũng vẫn có phần cứng nhắc và nguyên tắc kiểu bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, chúng tôi cũng có phần thay đổi để thích ứng và để hiểu thế hệ trẻ hơn. Ngay cả với những trend (xu hướng) của con cái, sinh viên và đồng nghiệp trẻ, chúng tôi cũng tìm hiểu để có thể gần gũi với các bạn ấy hơn.

Bản thân tôi tự nhận thấy mình không hoàn toàn dành thời gian cho công việc như các đồng nghiệp nam. Vì ngoài công việc, tôi và các đồng nghiệp nữ trong đơn vị cũng dành khá nhiều thời gian cho gia đình, cho chăm sóc con cái và cho bản thân mình.

Chúng tôi với đặc thù nghề nghiệp, ngoài công việc ở phòng thí nghiệm thì những việc liên quan tới viết báo, báo cáo,… hoặc đọc tài liệu, chúng tôi phải  tranh thủ ban đêm để làm cho kịp tiến độ và deadline (hạn). Nhiều lúc chúng tôi thường đùa, ước gì một ngày có 48 tiếng.

Xin cảm ơn bà và chúc bà cùng các cộng sự tiếp tục gặt hái nhiều thành công!

Nhóm nghiên cứu của TS Lê Thị Nhi Công tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thử nghiệm sử dụng than sinh học (biochar) với các vi sinh vật tạo màng sinh học để tạo chế phẩm có khả năng phân hủy dầu. Chế phẩm có tên thương mại là MicroDegrader.
Sau khi tiến hành thử nghiệm Chế phẩm vi sinh tạo màng sinh học xử lý nước nhiễm dầu tại Kho xăng dầu K133 Đỗ Xá, Thường Tín, Hà Nội hồi năm 2018, nhóm tiếp tục nhận được đề xuất xử lý ô nhiễm cho cây xăng lớn thứ 2 miền Bắc này bằng chế phẩm MicroDegrader.
Kết quả cho thấy, không những chi phí giảm được 30% mà thời gian xử lý cũng rút xuống còn một nửa, chỉ mất 7-14 ngày so với 30 ngày khi sử dụng các sản phẩm thông thường. Các vi sinh vật tạo màng sinh học có khả năng phân hủy các thành phần dầu mỡ có độ ổn định cao, an toàn với môi trường, có năng lực phân hủy trên 95% các thành phần hydrocarbon có trong nước thải nhiễm dầu.
Sản phẩm của nhóm cũng đã được Trung tâm Đổi mới sáng tạo ứng phó với biến đổi khí hậu Việt Nam (VCIC) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ - đơn vị đại diện cho các tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB), Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) và Cơ quan Hỗ trợ của Vương quốc Anh (UKaid) - tài trợ nhằm bước đầu thực hiện thương mại hóa ra thị trường.

N. Huyền (thực hiện) 

AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ

AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.

VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI

VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI. 

Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam

Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.

Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường

Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.

Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.

Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng

Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước

Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.

Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam

Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.

KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp

Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân

Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.

Đang cập nhật dữ liệu !