Vượt khỏi “vùng an toàn”, nhà khoa học nữ thỏa sức đam mê với thực phẩm sạch
Với những người làm kinh doanh thuần túy, họ sẽ đặt ra mục tiêu phải kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng các nhà khoa học lại khác, suy nghĩ của họ là giải quyết được vấn đề gì cho xã hội, đóng góp giá trị gì cho xã hội.
Người nâng tầm cho chả cá Việt
Doanh nhân Nguyễn Thu Hồng - Giám đốc Công ty Thực phẩm Cam Ranh (Carafoods), Chủ nhiệm CLB Startup Khánh Hòa, nhà sáng lập thương hiệu Chả cá Hồng – từng được Infonet đề cập trong câu chuyện “giải cứu thanh long” hồi tháng 3/2020 với ý tưởng táo bạo đưa thanh long vào chả cá.
Gặp chị tại buổi Tọa đàm “Phát triển và thương mại hóa công nghệ ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam” vừa được tổ chức tại Hà Nội, nữ doanh nhân 8X này đã có những chia sẻ thú vị về câu chuyện khởi nghiệp.
Từ một người làm nghiên cứu khoa học tại Viện Hải dương học Nha Trang (thuộc Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), năm 2015 Nguyễn Thu Hồng quyết định bước ra khỏi “vùng an toàn” để khởi nghiệp bằng việc thành lập Carafoods, với sản phẩm chính là chả cá, mang thương hiệu “Chả cá Hồng”.
Bằng những ý tưởng khác biệt, startup này đã gọi vốn thành công 1 triệu USD từ nhà đầu tư, đồng thời được nhà đầu tư cung cấp một nhà máy có diện tích hơn 2.000m2 tại KCN Suối Dầu (tỉnh Khánh Hòa).
Trở về thành phố quê hương Nha Trang sau thời gian du học Nhật Bản, Nguyễn Thu Hồng nhận thấy mỗi khi nhắc đến chả cá, mọi người thường nghĩ đến “chả cá bẩn”. Suy nghĩ về điều này, chị quyết định quay lại Nhật Bản tìm gặp vị giáo sư đã dạy mình tại Đại học Tokyo – đặt vấn đề về giấc mơ chả cá an lành cho người Việt. May mắn cho cô là vị Giáo sư kia đã đồng ý và nhiệt tình giúp đỡ một cách vô điều kiện, từ việc truyền lại công nghệ, kỹ năng cho đến kết nối với doanh nghiệp Nhật Bản để cô có thể thực tập,…
Chị Nguyễn Thu Hồng giới thiệu sản phẩm Chả cá Hồng tại Tọa đàm. |
Trở về Việt Nam với hai bàn tay trắng, có lẽ cái “duyên” với chả cá như được định sẵn với Nguyễn Thu Hồng khi chị may mắn được Viện Hàn lâm KH&CN cấp cho 20 triệu đồng làm đề tài.
“Lúc đó thực sự mình cũng chưa có đủ bằng chứng để thuyết phục rằng ý tưởng này là hay ho, bởi có rất nhiều ý tưởng còn hay hơn nhiều.” – chị Hồng chia sẻ thành thật.
“Sau khi “tiêu” hết 20 triệu đồng vào đề tài, Bí thư tỉnh ủy Bến Tre gặp tôi và cho biết muốn giải quyết vấn đề thương mại hóa con cá đù ở tỉnh này. Thế là từ 20 triệu đồng ban đầu, tôi đã có được 01 tỷ đồng thông qua dự án chả cá đù.”
Chia sẻ về bí quyết gọi vốn đầu tư, chị Thu Hồng cho hay nhà đầu tư đã bị thuyết phục bởi công nghệ Nhật, giáo sư Nhật, công ty Nhật. Từ đó, nhà đầu tư đã cùng chị sang Nhật Bản gặp giáo sư, gặp cả công ty cho phép chị được học công nghệ, và mọi chuyện thuận lợi hơn cả mong đợi.
Sản phẩm Chả cá Hồng. |
Điều thú vị và cũng có thể là bí quyết của các nhà khoa học là họ có cái tâm sáng. Thông thường với những người làm kinh doanh thuần túy, họ sẽ đặt ra mục tiêu phải kiếm được bao nhiêu tiền, nhưng các nhà khoa học lại khác, suy nghĩ của họ là giải quyết được vấn đề gì cho xã hội, đóng góp giá trị gì cho xã hội.
Do vậy, nếu không tìm được nhà đầu tư tâm huyết giống mình sẽ đi lệch giá trị của mình. Cho nên, nhà sáng lập thương hiệu Chả cá Hồng cho rằng trước hết phải tìm được nhà đầu tư có cùng giá trị với mình, nếu không sẽ không đi cùng nhau, cho dù mình rất thiếu tiền.
Nói như vậy không có nghĩa đường đi của startup Chả cá Hồng chỉ toàn màu hồng. Có vô vàn những khó khăn về bán hàng, tiếp cận các nhà đầu tư, dòng tiền, chính sách, kỹ năng quản lý khi vốn xuất thân là một nhà khoa học,…
Muốn phát triển thì không thể thoát khỏi hệ sinh thái. Nguyễn Thu Hồng là một trong những người thành lập CLB startup Khánh Hòa, từ đó hỗ trợ nhau trong mọi hoạt động. Thậm chí, chị luôn coi những người làm chả cá là bạn để đi cùng nhau chứ chưa từng coi họ là đối thủ.
“Nhà khoa học muốn đưa sản phẩm ra thị trường cũng phải có một hệ sinh thái nâng đỡ. Từ chính sách của nhà nước, cho đến các nhà khoa học, các startup,… tất cả phải là một hệ sinh thái đi theo một mục đích duy nhất, không đặt cái tôi cá nhân vào trong đó thì sẽ thành công.”
Chị Nguyễn Thu Hồng (bên trái) và các cộng sự tại Carafoods. |
Bán hàng mà như… không bán hàng
Câu chuyện Chả cá Hồng khiến nhà đầu tư chịu bỏ vốn cả triệu USD cho một startup chưa có tên tuổi là một điều khá thú vị. Nhà đầu tư trong thương vụ này là doanh nhân Mai Hữu Tín, Chủ tịch của 53 công ty lớn nhỏ, trong đó có CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ gỗ Trường Thành, CTCP Đầu tư U&I,… một người “văn võ song toàn” khi đang là Chủ tịch liên đoàn Vovinam thế giới. Ông Tín cũng từng được biết đến với vai trò Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Đoàn TNCS HCM,…
Theo chị Hồng, startup muốn gọi vốn thành công trước hết phải thổi bùng đam mê, không cần phải làm cái gì lớn lao nhưng phải biết phát ra “tần số” để nhà đầu tư nhận ra tố chất của mình.
Chị cho rằng mình thực sự may mắn có được nhà đầu tư tầm cỡ, vừa có tâm vừa có tầm, khi yêu cầu cô dùng số tiền có được từ kinh doanh chả cá để quay lại giúp đỡ các nhà khoa học đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường.
“Đó là lý do dù chưa có nhiều tiền nhưng tôi vẫn đang giúp đỡ các nhà khoa học khác nghiên cứu sản phẩm ứng dụng. Chính nhà đầu tư với trái tim rộng mở đã khiến cho tôi lựa chọn sống tử tế. Nên tôi quan niệm rằng đừng cố công đi tìm nhà đầu tư, hãy phát ra tín hiệu để họ đến với mình.”
Với Chả cá Hồng, điều quan trọng không phải nhà đầu tư chi ra bao nhiêu tiền, quan trọng là họ có sẵn sàng đi cùng mình hay không. Khi “hạp” rồi thì mới “hùn”. Đó cũng là lúc nhà đầu tư nhìn thấy ở chị có tố chất của một Nguyễn Thị Hòe (Chủ tịch Tập đoàn Sơn Kova, người xuất thân từ một nhà khoa học).
“Việc gọi vốn không quan trọng bằng việc mình đặt cái tâm vào sản phẩm, nên startup hãy mạnh dạn chọn những nơi xứng tầm với mình, đừng đi ra chợ bán hàng, vì mình sẽ không cạnh tranh nổi ở chợ. Nên giới thiệu sản phẩm ở các cuộc triển lãm, nhưng cũng không nên đi nhiều vì sẽ bị loãng.”
Chả cá phủ thanh long, một sản phẩm mang đầy tính sáng tạo của Chả cá Hồng. |
Nguyễn Thu Hồng thừa nhận mình chắc chắn sẽ thất bại nếu đem chả cá ra chợ bán. Vì thị trường đã có những sản phẩm chả cá được định giá chỉ khoảng 120.000 đồng/kg, trong khi Chả cá Hồng có giá lên tới 1 triệu đồng/kg. Muốn bán được chả cá, chỉ có thể đi trên nền tảng khoa học công nghệ, và phải là từ công nghệ Nhật Bản.
Theo chị, cách dễ nhất có thể tham gia thị trường là tham dự các cuộc thi lớn, mình là nhà khoa học thì thuyết trình để lấy đề tài còn khó hơn ra ngoài thuyết trình với nhà đầu tư.
Nguyễn Thu Hồng đi dự thi và đạt giải “Nữ Founder xuất sắc nhất” tại Startup Wheel 2016 khi đó chị đang mang bầu và chỉ còn cách ngày sinh nở đúng…. 2 tuần. Tại đây Chả cá Hồng đã được các nhà đầu tư biết đến và bị thuyết phục hoàn toàn bởi một nhà khoa học bước chân vào lĩnh vực startup.
“Nhà đầu tư chính là thị trường của mình, vậy tại sao mình không đi theo kênh này? Khi đó tôi chọn cách thuyết trình bằng tiếng Anh trước, để các nhà đầu tư thấy rằng à con bé này bán chả cá nhưng cũng có chuyên môn chứ bộ” – Thu Hồng tỏ ra khôn khéo trong việc thể hiện sự khác biệt.
“Khi họ để ý thì tự nhiên họ sẽ tìm đến gian hàng của mình và được rất nhiều nhà đầu tư để tâm, như Chủ tịch PAN Group Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch PNJ Cao Thị Ngọc Dung”.
Với cái nhìn khác biệt, chị Hồng cho rằng nhà đầu tư không đầu tư vào chả cá, mà đầu tư vào tố chất của người làm khởi nghiệp. Vậy nên ở Carafoods hiện tại luôn chú trọng quản trị con người hơn là quản trị sản phẩm, bởi con người mới tạo nên chất lượng.
Nguyễn Tuân
AIA Việt Nam và Tiki hợp tác xây dựng nền tảng kỹ thuật số độc quyền về bảo hiểm nhân thọ
AIA Việt Nam và Tiki thỏa thuận thiết lập mối quan hệ hợp tác toàn diện độc quyền đầu tiên giữa một doanh nghiệp cung cấp giải pháp bảo hiểm và một nền tảng công nghê hàng đầu Việt Nam.
VinBrain sử dụng “siêu máy tính” cho các giải pháp ứng dụng AI
VinBrain (thuộc tập đoàn Vingroup) là một trong những công ty tiên phong trong việc sử dụng thế hệ siêu máy tính NVIDIA DGX A100 trong việc phát triển một cách hiệu quả và đột phá các sản phẩm AI.
Lần đầu tiên ra mắt ứng dụng kết nối dịch vụ công chứng trực tuyến tại Việt Nam
Chỉ với một vài thao thác đơn giản, chúng ta đã có thể kết nối với các tổ chức hành nghề công chứng mà không phải mất quá nhiều thời gian như trước kia.
Nghiên cứu ứng dụng một số loại rau, củ, quả trong điều chế thuốc trị bệnh đái tháo đường
Đề tài “Khảo sát hoạt tính ức chế Enzyme α-Glucosidase của một số rau, củ, quả tại An Giang trong hỗ trợ điều trị bệnh Đái tháo đường” được đánh giá có nhiều tiềm năng khai thác để ứng dụng thực tế.
Ứng dụng công nghệ nano UFB để bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu câu tay
Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Hải sản đã làm chủ hoàn toàn “Hệ thống ứng dụng công nghệ nano UFB bảo quản cá ngừ đại dương trên tàu cầu tay”. Sản phẩm sẽ được thương mại hóa thời gian tới.
Nhiều công nghệ ứng dụng thành công hữu ích cho các công trình xây dựng
Công nghệ Ô ngăn hình mạng Neoweb… đã được ứng dụng thành công, hiệu quả trong các công trình xây dựng.
Công nghệ xử lý nước thải góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước
Nhằm góp phần giải quyết thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang ngày một nghiêm trọng tại Việt Nam, nhiều công nghệ xử lý nước thải tiên tiến hiện đã và đang được áp dụng ở nhiều địa phương từ các đơn vị nhận chuyển giao.
Nhìn lại năm 2020, năm của Make in Vietnam
Năm 2020 là một năm đầy sôi động đối với các nhà cung cấp nền tảng số. Tính đến ngày 25/12, đã có 26 sự kiện với tổng số 38 nền tảng số Make in Vietnam được Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn để giới thiệu.
KH&CN đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp
Ngành khoa học và công nghệ đã đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.
Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng chế thành công phòng chờ ảo cho bệnh nhân
Nhóm sinh viên Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã sáng tạo ứng dụng phòng chờ ảo - QQueue, cung cấp hệ thống xếp hàng trực tuyến, giảm thời gian chờ của bệnh nhân, hạn chế tình trạng tụ tập đông người nơi công cộng.